2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LựC CHO VAY CỦANGÂN HÀNG TMCP Á
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
a. Số khách hàng vay
Theo Báo cáo thường niên của ACB năm 2013, tính đến thời điểm 31/12/2013, ngân hàng đang hỗ trợ vốn khoảng 1,87 triệu khách hàng cá nhân và 390.000 khách hàng doanh nghiệp. Con số này khơng có sự thay đổi đáng kể từ năm 2011. Khách hàng vay hiện tại của ngân hàng chủ yếu là khách hàng cũ trong giai đoạn trước.
Việc không gia tăng được số lượng khách hàng vay là một hạn chế của ACB. So với một số ngân hàng khác, ví dụ như Techcombank, khách hàng cá nhân tăng từ 1,02 triệu năm 2011 lên 1,5 triệu vào năm 2013 hay như MB đã tăng khối lượng khách hàng doanh nghiệp từ 300.000 khách hàng năm 2011 lên 420.000 khách hàng vào năm 2013.Năm 2013, MB được biết đến là ngân hàng có chính sách tín dụng thơng thống và hỗ trợ được nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả nhất.
Nếu như giai đoạn trước năm 2012, khối lượng khách hàng vay của ACB rất lớn, ở mức cao hơn so với các ngân hàng khác thì sau sự cố tháng 8/2012, tình hình kinh doanh của ACB gặp rất nhiều khó khăn. Việc tiếp cận khách hàng của ngân
hàng rất khó, khơng chỉ trong hoạt động huy động vốn mà hầu như trong mọi lĩnh vực : chứng khốn, vàng.... và có cả hoạt động cho vay. ACB đang bị hạn chế khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong việc mở rộng lượng khách hàng vay.
b. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng của tổng dư nợ
Khi nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng thì đây là chỉ tiêu đầu tiên cần xem xét. Chỉ tiêu này cho biết quy mô tổng số tiền cho vay tất cả các khách hàng của ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu
Bảng 2.2: Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của ACB và một số ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013
ACB 87,195 102,809 17,9% 102,814 0,004% 107,190 %4,25 Techcomban k 52,927 63,45 1 19,8% 68,26 1 7,58% 70,274 2,94 % MB 48,796 459,04 19,9% 874,47 27,25% 87,742 %17,8 Sacomban k 80,484 80,53 9 0,06% 96,33 4 19,61% 110,565 14,7 %
Biểu đồ 2.2: Qui mô tổng dư nợ cho vay của ACB và một số ngân hàng giai đoạn 2011 — 2013.
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số liệu của bảng 2.2 và biểu đồ cho ta thấy : về quy mô tổng dư nợ cho vay của ACB đứng ở mức cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng được so sánh. Mức cách biệt đối với các ngân hàng khác trong một số thời điểm là tương đối lớn. Điều này chứng tỏ quy mô cho vay của ACB ở mức khá cao, hoàn toàn phù hợp khi giai đoạn trước năm 2012, ACB gần như khẳng định vị trí số 1 một cách tuyệt đối là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, qui mô tổng tài sản đạt mức gần 300 nghìn tỉ đồng. Đây là một lợi thế rất lớn trong khả năng cạnh tranh cho vay của ngân hàng. So với con số 48,796 nghìn tỉ của MB hay 52,927 nghìn tỉ của Techcombank vào năm 2010 thì 87,195 nghỉn tỉ dư nợ cho vay của ACB là rất lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh của ACB.
Giai đoạn 2011 - 2013, dư nợ cho vay của ACB vẫn ở mức cao so với các ngân hàng khác, tuy nhiên tổng dư nợ dường như khơng có sự thay đổi lớn. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng khác liên tục tăng nhanh và tăng mạnh. Tuy chỉ có Sacombank vượt được ACB về tổng dư nợ cho vay vào năm 2013 (Sacombank đạt 110,565 nghìn tỉ đồng trong khi ACB chỉ dừng ở mốc 107,190 nghìn tỉ đồng) nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB so với các ngân hàng khác là thấp hơn đáng kể. Khoảng cách giữa dư nợ cho vay của ACB và các ngân hàng khác đã bị thu hẹp.
Nếu như năm 2011, ACB vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 17,9% gần xấp xỉ với MB và Techcombank, cách xa Sacombank chỉ đạt 0,06% thì sang năm 2012 - 1 năm sụt giảm tổng tài sản nghiêm trọng của ACB, mức tăng trưởng tín dụng gần như bằng 0. Trong khi MB năm 2012 đạt mức tăng trưởng cực kì ấn tượng 27,25% ; Sacombank đạt mức hơn 19% so với 0,06% năm 2011. Như vậy, hoạt động cho vay của ACB bước vào giai đoạn năm 2012 gần như khơng có biến động , trong khi các ngân hàng khác đã tăng được doanh số cho vay.
Sang năm 2013, tình hình cho vay của ACB cũng có những cải thiện mới khi mức cho vay đã tăng lên 107,190 nghìn tỉ đồng đạt mức tăng trưởng tín dụng 4,25%. Vào ngày 31/01/2013, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN quy định mức trần tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 cho các ngân hàng nhóm 1; trong đó có ACB và MB. Đây là lí do giải thích cho việc MB đã phải thực hiện hạ chỉ tiêu mức tăng trưởng tín dụng về 17% cho cả năm. Sacombank cũng đưa mức tăng dư nợ tín dụng về 14% trong khi doanh số cho vay của Techcombank có dấu hiệu chững lại ở mức tăng 2,94%.
Nhìn chung, bước sang năm 2013, khắc phục được các khó khăn trong năm 2012, ACB đã có sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh của mình, hoạt động cho vay cũng đã có dấu hiệu tăng trở lại, bám sát các ngân hàng thương mại cổ phần khác.Đây cũng được coi là một tín hiệu tốt, tuy nhiên để duy trì và củng cố hoạt động cấp tín dụng trong những thời kì tiếp theo, ACB cần có những phân tích, đánh giá chi tiết hơn, bám sát với tình hình thực tế của ngân hàng mình cũng như các ngân hàng khác để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
c. Tỷ trọng của khoản mục cho vay trong bản cân đối tài sản
Bảng 2.3: Tỷ trọng của khoản mục cho vay trong bản cân đối tài sản của ACB .
Dư nợ cho vay 102,809 36,58% 102,814 58,31% 107,190 64,28%
Dư nợ
cho vay Tỷ trọng cho vayDư nợ Tỷ trọng cho vayDư nợ Tỷ trọng
Techcombank 63,451 35,14% 68,261 37,93% 70,274 44,22%
MB 58,527 43,45% 74,478 42,82% 87,742 48,63%
Sacombank 80,539 56,93% 96,334 63,41% 110,565 68,51%
(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB)
Bảng 2.3 cho ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản tại ACB có xu hướng tăng nhanh qua từ năm 2011 đến năm 2013. Con số tuyệt đối về tổng dư nợ cho vay khơng có sự biến đổi mạnh,duy trì ở mức 102,8 nghìn tỷ năm 2011 và 2012, có tăng nhẹ lên 107,2 nghìn tỷ năm 2013. Nguyên nhân của việc tỷ trọng dư nợ cho vay tăng là do tổng tài sản của ngân hàng đã giảm mạnh qua các năm . Tổng tài sản của ACB sụt giảm đáng kể từ năm 2012, giảm 104,712 nghìn tỉ, tương ứng với mức 37,26%. Qua năm 2013, tổng tài sản tiếp tục giảm 9,570 nghìn tỉ xuống mức 166,737 nghìn tỷ.
Năm 2012, NHNN đã áp dụng các biện pháp hành chính nhằm thực hiện kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Ngày 20/5/2010, NHNN ban hành Thông tư 13/2012/TT-NHNN và một số sửa đổi của Thông tư 13 tại Thông tư 19/2010/TT-NHNN ban hành ngày 27/9/2010 quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng. Thơng tư quy định, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 9%, tỉ lệ cho vay không được vượt quá 80% mức vốn huy động. Như vây, tỉ lệ cho vay của ACB vẫn đảm bảo yêu cầu của NHNN.
Tốc độ tăng của tỉ lệ cho vay không phản ánh sự tăng lên của con số tuyệt đối của tổng dư nợ mà là kết quả của việc giảm tổng tài sản của ngân hàng. Mặc dù vậy, việc giữ được mức dư nợ cho vay không giảm cũng là thành tựu khả quan của ACB trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt, việc tiếp cận vốn của cả khu vực doanh nghiệp và tư nhân đều khó khăn.
Đặt trong tương quan so sánh với một số Ngân hàng thương mại cổ phần , ta có bảng số liệu sau
Bảng 2.4 : Tỷ trọng của khoản mục cho vay trong bản cân đối tài sản của một số ngân hàng giai đoạn 2011 — 2013.
2011 2012 2013
Biểu đồ 2.1 cho ta thấy được xu hướng biến động trong tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của một số ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Xu hướng chung của các ngân hàng đều là tăng tỷ trọng dư nợ cho vay, tuy nhiên tốc độ tăng là khác nhau.
Tỷ trọng cao nhất thuộc về Sacombank : tăng từ 56,93% năm 2011 lên 68,52% năm 2013. Tiếp đến là ACB : tăng từ 36,58% NĂM 2011 lên 64,28 năm 2013. Sau đó đến MB , và cuối cùng là Techcombank: tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản ở mức thấp nhất trong bốn ngân hàng. Điều này phản ánh, các ngân hàng vẫn đang ưu tiên xu hướng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
So sánh về con số tuyệt đối thì dư nợ cho vay của Sacombank không cao bằng ACB trong giai đoạn 2011 và 2012 tuy nhiên sau đó sang năm 2013, dư nợ cho vay của Sacombank đã đạt mức 110,565 nghìn tỉ đồng, cao hơn mức 107,190 nghìn tỉ của ACB vào cùng thời điểm. Kết hợp với việc quy mô tổng tài sản của Sacombank luôn nhỏ hơn so với ACB ở các thời kì ( tổng tài sản của Sacombank duy trì ở mức xấp xỉ 160 nghìn tỷ ; trong khi tổng tài sản của ACB ở mức cao hơn: giảm từ 281 nghìn tỉ xuống cịn 166 nghìn tỉ năm 2012) đã làm cho tỉ trọng cho vay của ACB thấp hơn của Sacombank. Nhìn chung, so với ACB thì Sacombank đã có bước tăng trưởng nhanh chóng về dư nợ cho vay qua thời kì 2011 - 2013 về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Điều này chứng tỏ, ACB đã bị giảm lợi thế cạnh tranh so với Sacombank về hoạt động cho vay trong giai đoạn trên.
Tiếp đến là MB, so với ACB thì cả về tỉ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản và số tuyệt đối về dư nợ cho vay của MB đều thấp hơn. Nếu như năm 2011, tỉ trọng cho vay trên tổng tài sản của MB ở mức 43,45% thấp hơn mức 36,58% của ACB thì đến năm 2013, tỉ trọng của MB đạt trên 48% trong khi của ACB đã lên mức 64,28%. Tuy nhiên,về tổng dư nợ cho vay của ACB khơng có biến động nhiều, còn tổng dư nợ cho vay của MB lại tăng lên đáng kể từ trên 58 nghìn tỉ lên trên 87 nghìn tỉ qua 3 năm. MB đang có những nỗ lực để cải tiến năng lực cũng như lợi thế cạnh tranh của mình khi những năm qua, đây được coi là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất ở Việt Nam. Dư nợ cho vay hiện tại của ACB có thể vẫn cịn cao hơn so với MB, tuy nhiên, nhìn vào tốc độ tăng dư nợ tín dụng của MB so với ACB thì chỉ trong một hoặc vài năm tới, có thể MB sẽ vượt ACB về dư nợ
tín dụng nếu như ACB không thể cải thiện được tình hình cho vay của ngân hàng mình.
Đối với Techcombank, tỷ trọng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản ở mức thấp nhất trong 4 ngân hàng. Tỷ trọng này có tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể: Con số tuyệt đối của dư nợ cho vay cũng tăng không đáng kể : từ 63 nghìn tỉ năm 2011 lên 70 nghìn tỉ năm 2013.Nhìn chung, cả quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ cho vay của Techcombank đều nhỏ hơn so với ACB.
Nhận xét chung: dư nợ cho vay của ACB vẫn duy trì ở mức cao so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, con số này khơng có nhiều biến động qua các năm. Trong khi tổng dư nợ cho vay của một số ngân hàng như MB, Sacombank tăng nhanh chóng thì tổng dư nợ của ACB vẫn hầu như giữ nguyên. Tỉ trọng tăng của dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ACB được giải thích bởi nguyên nhân chủ yếu là mức giảm tổng tài sản của ngân hàng qua 2 năm từ 2011 đến năm 2012. Nhận xét ban đầu là doanh số cho vay của ACB chưa có nhiều cải thiện so với tình hình chung của các ngân hàng khác. Đây là một điểm ngân hàng cần lưu ý phân tích để giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
d. Vốn tự có.
Bảng 2.5 : Vốn tự có của ACB và một số ngân hàng
Techcombank 12,511 13,289 13,920
MB 9,624 12,863 15,141
Số liệu từ bảng 2.5 cho ta thấy mức biến động của qui mơ vốn tự có của các ngân hàng. Qui mơ vốn tự có của ACB tương đối nhỏ hơn so với các ngân hàng khác. Nếu như năm 2011, vốn tự có của ACB còn cao hơn MB thì đến năm 2013, ACB có qui mô nhỏ nhất so với tất cả các ngân hàng. Đây là dấu hiệu rất đáng lo ngại cho ACB, qui mơ vốn tự có thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho vay của ngân hàng.
2011 2012 2013
các quỹ tăng lên ( từ 1,753 nghìn tỉ đồng lên 2,582 nghìn tỉ đồng), đặc biệt, lợi nhuận giữ lại - nguồn vốn có thể dùng để cho vay tiếp vào năm tài chính tiếp theo lại bị giảm. Vốn tự có của ACB giai đoạn này tăng chậm hơn cho với giai đoạn trước, nguồn vốn dùng để cho vay khơng tăng .
MB là ngân hàng có mức tăng qui mơ vốn tự có nhanh nhất trong năm 2012, tăng 3,239 nghìn tỉ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chính là MB đã tăng vốn điều lệ từ 7,3 nghìn tỉ vào năm 2011 lên 10 nghìn tỉ vào năm 2012, bên cạnh đó lợi nhuận giữ lại của ngân hàng năm này cũng tăng cao. Vốn điều lệ tăng là dấu hiệu thể hiện năng lực tài chính, ngồi ra lợi nhuận giữ lại tăng thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đang tăng nhanh. Đây mới chính là cơ sở của những đồng vốn tốt, thực sự tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động cho vay. Đây chính là điểm mạnh của MB so với ACB trong cuộc đua cải thiện năng lực cạnh tranh cho vay của các ngân hàng.
Techcombank cũng có mức tăng về vốn tự có tương tự như ACB, số dư trích lập các quỹ tăng, lợi nhuận chưa phân phối giảm trong khi vốn điều lệ khơng có sự thay đổi. Sacombank là ngân hàng duy nhất vốn tự có giảm trong giai đoạn này. Với việc giữ nguyên mức vốn điều lệ, tromg khi đó vốn của các TCTD và quỹ các TCTD đều giảm, ngân hàng đã phải dành một lượng vốn rất lớn để mua lại cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường ( nguồn cổ phiếu quỹ tăng từ 1,450 nghìn tỉ đồng lên 1,506 nghìn tỉ đồng). Đây là nguyên nhân làm cho qui mơ vốn tự có của Sacombank giảm, kéo theo đó là khả năng cho vay của ngân hàng cũng giảm theo.
Bước sang giai đoạn năm 2013 thì mức tăng quy mơ vốn tự có của các ngân hàng khác lại càng mạnh hơn. Mức tăng mạnh nhất thuộc về Sacombank, sau một năm giảm vốn tự có, Sacombank đã tăng lên 3,365 nghìn tỉ đồng. Mức tăng này là do ngân hàng đã tăng được mức vốn điều lệ từ 10,739 nghìn tỉ lên 12,425 nghìn tỉ. Năng lực tài chính của ngân hàng được củng cố vững mạnh hơn. Mức lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng lên, giúp qui mô vốn tự có được mở rộng. Sacombank trong năm 2013 có bước đà cạnh tranh cho vay rất tốt.
Tiếp đến là MB với mức tăng qui mô vốn lên đến khoảng gần 2,400 nghìn tỉ đồng (1,256 nghìn tỉ đồng là do tăng vốn điều lệ, quỹ các TCTD tăng khoảng trên 400 tỉ, lợi nhuận chưa phân phối tăng khoảng 700 tỉ ). Mức tăng của Techcom bank cũng không cao, khoảng gần 700 tỉ đồng , chủ yếu là do việc trích lập các quỹ tăng.
Nhưng đây lại là năm ACB giảm vốn tự có. Mức giảm của ACB là do hai