2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠTĐỘNG CHO VAY
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, tuy tổng dư nợ của ACB ở mức tương đối cao nhưng tốc độ tăng
dư nợ lại rất thấp và gần như không thay đổi trong giai đoạn 2012-2013. Trong khi đó, các ngân hàng khác có tốc độ tăng dư nợ nhanh chóng hơn và đang tiến gần đến mốc tổng dư nợ của ACB.
Nguyên nhân khách quan của hiện tượng này là do, bắt đầu từ tháng 3/2012, theo chủ trương của NHNN, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ gia đình tiếp cận vốn. Do đó, các ngân hàng khác có được mức tăng dư nợ tín dụng rất ấn tượng, đặc biệt là MB.ACB cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay theo xu hướng chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, việc tổng tài sản của ACB ở giai đoạn cuối năm 2012 và năm 2013 đã bị sụt giảm nghiêm trọng do sự cố tháng 8/2012, vậy nên nguồn vốn dùng để cho vay đã bị hạn chế đi rất nhiều. Ngân hàng giai đoạn này đang phải tập trung tất cả các nguồn lực tài chính vào việc khắc phục hậu quả của sự cố rút tiền ồ ạt, giải quyết những vấn đề nội bộ bên trong của ngân hàng. Do đó, nguồn vốn dùng để cho vay đã bị giảm đi rất lớn, việc tăng trưởng tín dụng rất khó khăn, gần như khơng có sự thay đổi nào. Các khoản vay của ngân hàng ở giai đoạn này chủ yếu là các dư nợ của khách hàng từ trước đó chưa đến kì đáo hạn. Việc tăng các khoản cho vay mới không đáng kể.
Tất cả các hoạt động của ACB giai đoạn này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng chứ không chỉ riêng hoạt động cho vay. Bước sang giai đoạn cuối năm 2013, khi các hậu quả của sự cố đã được giải quyết thì ACB bắt tay vào việc khơi phục lại qui mô của dư nợ cho vay. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, về cả nguồn lực tài chính lẫn sự sụt giảm uy tín, nhưng ACB đã khắc phục và vượt qua, nâng dần mức tổng dư nợ cho vay, bám sát với mức dư nợ của các ngân hàng khác.
Thứ hai , ACB giai đoạn này đang bị hạn chế về nguồn vốn cho vay. Qui mô
vốn tự có của ACB khơng cao và tăng chậm hơn các ngân hàng khác. Đây là một trong những tồn tại lớn của ngân hàng. Vốn tự có thường được ví như là “tấm đệm” vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo đà cho hoạt động cho vay.Tuy nhiên nguồn vốn này của ACB lại ở mức thấp và khơng có tác động đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.
Ngun nhân có thể nhìn thấy rõ, đó là :phần vốn tự có tăng thêm của ACB chủ yếu là việc tăng trích lập các quỹ của ngân hàng, không dùng để cho vay. Vốn điều lệ của ngân hàng thời kì này khơng tăng. Hoạt động kinh doanh vốn dĩ đã gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng. Năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm từ 4,499 nghìn tỉ đồng từ năm 2011 xuống mức cịn 1,564 nghìn tỉ đồng. Nguyên nhân chính đến từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, lợi nhuận bị tụt giảm rất nhiều. Trong khi đó, lợi nhuận kinh doanh chủ yếu phải dùng để trích lập,bổ sung thêm các quỹ, giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Vậy nên, mức lợi nhuận giữ lại dùng để phục vụ hoạt động cho vay ở năm tài chính tiếp theo gần như khơng thay đổi.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn. Vốn huy động qua kênh tiền gửi khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau sự cố tháng 8/2012, khách hàng ồ ạt rút tiền và chuyển sang ngân hàng khác. Tiền gửi và vay của các TCTD khác cũng bị giảm tương tự. Một kênh huy động vốn hiệu quả khác là thông qua việc phát hành giấy tờ có giá cũng bị ảnh hưởng, dấu hiệu rõ rệt nhất là thơng qua kết quả kinh doanh chứng khốn của ACB.
Thứ ba , tỉ lệ nợ xấu của ACB thời gian qua là tương đối thấp - đây là một
thành tựu của ngân hàng, tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu hiện nay lại đang có xu hướng tăng nhanh từ năm 2012.
Nguyên nhân là do,giai đoạn 2010 - 2011,tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh,tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn khó lớn, đặc biệt là thị trường bất động sản gần như đóng băng. ACB lại là ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với quy mô lớn, dư nợ chiếm khoảng 40% dư nợ cho vay khối khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng khơng thể bỏ qua cơng tác quản lí tín dụng của ACB còn nhiều bất cập trong giai đoạn trước đó. Quy mơ tín dụng của ACB giai đoạn này hầu như không đổi, phần lớn là các khoản dư nợ cũ của khách hàng trong thời gian trước. Công tác đánh giá, thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thời kì trước khi NHNN chưa chủ động yêu cầu các tổ chức tín dụng cơng khai tỉ lệ nợ xấu cịn mang tính chủ quan, có xu hướng chạy theo chỉ tiêu số lượng khoản vay.
Tỉ lệ nợ xấu tăng cao không chỉ ảnh hưởng chung đến độ an toàn của nguồn vốn ngân hàng mà cịn làm tăng thêm phần trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Phần trích lập này lại được lấy chủ yếu từ lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, do đó, nguồn vốn dùng để cho vay lại tiếp tục bị hạn chế thêm lần nữa, ảnh hưởng đến cạnh tranh cho vay của ngân hàng.
Thứ tư , thị phần của ACB đang bị giảm sút so với các đối thủ cạnh tranh.
Do những khó khăn về điều kiện nguồn vốn vay không được bổ sung nên làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng, thị phần cho vay của ACB theo đó cũng giảm sút.Ngồi những khó khăn chung của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn giảm và vấn đề riêng của ACB trong thời gian qua thì cịn phải nhắc đến công tác marketing giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng trong thời gian qua chưa có nhiều đổi mới.
Danh mục cho vay của ACB trước kia rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên lại khơng có sự nghiên cứu, đổi mới và phát triển thêm trong giai đoạn mới này. Việc nghiên cứu và đưa ra các gói sản phẩm chỉ mang tính chất tạm thời trong một khoản thời gian ngắn, chưa phát triển thành danh mục cho vay hoàn thiện. Đối với khách hàng cá nhân, ACB mới chỉ chú trọng đến cho vay các đối tượng có nhu cầu mua nhà và một số tài sản có giá trị lớn, chưa mở rộng các đối tượng vay cũng như nhu cầu vay mới như cho vay đi du học cho học sinh , sinh viên...
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của ACB là tương đối cao
nhưng công tác đào, phát triển nghiệp vụ cho nhân viên chưa được ACB chú trọng.
Hầu hết các nhân viên sau khi được tuyển dụng vào làm chỉ được giới thiệu và đào tạo qua các nghiệp vụ cơ bản để thực hiện đúng công việc chức năng của mình, chính sách bồi dưỡng và phát triển nhân sự của ngân hàng chưa hoàn thiện, ngân hàng mới chỉ tập trung đào tạo nhân lực lãnh đạo,chưa chú trọng vào nhân viên. Đội ngũ nhân viên trẻ là một lợi thế tuy nhiên cần đào tạo kĩ lưỡng và bài bản của ngân hàng giúp họ thích ứng nhanh được với u cầu cơng việc
Qua phân tích ta thấy, năng lực cạnh tranh trong cho vay của ACB tuy là vẫn duy trì tốt nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu cần khắc phục để giữ vững và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt địi hỏi các ngân hàng phải ln ln tự đổi mới mình. Trước những thách thức ngày càng cao đó, ACB cần phải hiểu rõ được thế mạnh và tận dụng những cơ hội để phát triển một cách hiệu quả nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.
Nội dung của Chương 2 đi sâu vào việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay của ACB trong thời gian qua, xác định những điểm mạnh, những thành tích mà ngân hàng đã đạt được đồng thời chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại mà ngân hàng cần khắc phục. Đây là tiền đề để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hiệu quả đối với ACB để nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU