Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của NH đông nam á thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 465 (Trang 26)

1.3.1. Tác động của các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Yếu tố chính trị, pháp luật:

Chính trị, pháp luật là một yếu tố vĩ mơ có tầm ảnh hưởng nhất định tới bất kỳ

sự phát triển của ngành nghề nào trong một quốc gia, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại là thành phần không thể thiếu trong hệ thống chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Nó trực tiếp tham gia vào q trình cung tiền của

nền kinh tế qua đó tác động lên các biến số kinh tế cơ bản như lạm phát, lãi suất, tăng

trưởng kinh tế, ... Ngân hàng cũng nắm giữ lực lượng tài chính chủ yếu của tồn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi lĩnh vực, ngành nghề. Vì đảm nhận một vai trị to lớn như thế nên Chính phủ của các quốc gia bắt buộc phải có những can thiệp chính trị, chính sách khắt khe nhất.

Sự ổn định về chính trị, nhất quán trong các quan điểm pháp luật hay các điều luật rõ ràng sẽ là điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng phát triển, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ trong nước cũng như nước ngoài, giúp giảm thiểu rủi ro, và tạo mơi trường bình đằng để các ngân hàng nâng cao được năng lực cạnh tranh khi tham gia cạnh tranh.

1.3.1.2. Yếu tố văn hóa, xã hội:

Các yếu tố văn hóa, xã hội tác động nhiều nhất đến khách hàng và nguồn nhân

lực của ngành ngân hàng. Đối với khách hàng thì nó ảnh hưởng tới: trình độ dân trí; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm; thói quen sử dụng tiền mặt; lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng; thu nhập của dân cư; nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cư. Nguồn nhân lực của ngân hàng cũng chịu sự tác động của mơi trường văn hóa, xã hội qua các nhân tố như: trình độ dân trí, quan điểm về kinh doanh, quan niệm

đạo đức.

Nắm rõ được yếu tố này sẽ giúp NHTM hiểu được khách hàng để đưa ra được

1.3.1.3. Yếu tố kinh tế:

Ngân hàng là một ngành mà phải phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của nền kinh tế của một quốc gia. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng thường áp dụng chiến lược phát triền kinh doanh theo chiều rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào cảnh suy thối thì hầu hết các ngân hàng phải thực hiện chiến lược thắt chặt cùng với việc tăng cường kiểm sốt chất lượng, thu hẹp tín dụng, thắt chặt các hệ số an tồn. Các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của ngân hàng như: nội lực của nền kinh tế quốc gia được thể hiện qua quy mô

và mức độ tăng trưởng của GDP, dự trữ ngoại hối...; độ ổn định của nền kinnh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế.; độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, nguồn vốn đầu tư trực tiếp, hoạt động xuất nhập khẩu; tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong nước và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước.

1.3.2. Tác động của các yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Công tác hậu cần

Công tác hậu cần liên quan đến những tổ chức bên ngoài ngân hàng là các đối tác và nhà cung cấp những trang thiết bị hoặc dịch vụ bên ngoài, những tổ chức, định chế tài chính hoặc doanh nghiệp cung cấp các máy móc, trang thiết bị hoặc phần mềm, công nghệ cho ngân hàng. Việc hợp tác chiến lược với các định chế tài chính lớn trên thế giới có thể giúp ngân hàng nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về năng lực cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, đồng thời có thể mở rộng hoạt động kinh doanh

của mình.

1.3.2.2. Năng lực hoạt động

Năng lực hoạt động hay vận hành là năng lực kết hợp các yếu tố của đầu vào và “sản xuất” ra các sản phẩm đầu ra cho người tiêu dùng cuối cùng. Năng lực hoạt động của ngân hàng được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó các chỉ tiêu

cơ bản là năng lực huy động vốn và năng lực cho vay, sử dụng vốn; năng lực nghiên cứu, sáng tạo, cung ứng các dịch vụ mới, dịch vụ cải tiến. Năng lực hoạt động của ngân hàng giống như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu

hình. Năng lực hoạt động của NHTM có tốt hay khơng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách

hàng mà ngân hàng thu hút vào từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.2.3. Năng lực marketing

Năng lực marketing là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4Ps (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu

cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của ngân hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.2.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là những điều kiện, môi trường và nền tảng cho các hoạt động của ngân hàng. Ngồi điều kiện mang tính hữu hình như trụ sở văn phịng, trang thiết

bị máy móc,.. .thì cơ sở hạ tầng cịn được xem xét dưới góc độ là những hoạt động hoặc hệ thống mang tính tổng thể, có tác động hoặc hỗ trợ tới tất cả các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Có rất nhiều yếu tố (như kế tốn, pháp chế, tuân thủ), trong đó chúng ta sẽ xem xét các yếu tố cơ bản là: Quản trị và điều hành, quản trị rủi ro, bầu khơng khí nội bộ và văn hóa của ngân hàng.

Quản trị và điều hành: Một ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, có đội ngũ

nhân sự có chất lượng cao, ứng dụng cơng nghệ hiện đại, uy tín và danh tiếng tốt. nhưng nếu không được điều hành bởi những nhà lãnh đạo và quản lý có năng lực thì sẽ nhanh chóng thất bại trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ.

Quản trị rủi ro: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro. Hoạt động của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Trên thực tế có rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mỗi ngân hàng

đều cần phải xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tránh những tổn thất xảy ra làm giảm hiệu quả hoạt động, thậm chí làm mất uy tín của ngân hàng.

Bầu khơng khí nội bộ và văn hóa của ngân hàng: Đây là một nhân tố ít khi được xét đến khi phân tích về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng

thương mại trong khi nó hết sức quan trọng. Một ngân hàng với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, với quy trình thủ tục đơn giản, sản phẩm hấp dẫn,...nhưng nếu thiếu đi sự hợp tác và một văn hóa “ hướng đến khách hàng - ngân hàng tận tâm”

thì rất khó để phục vụ tốt cũng như thu hút khách hàng; điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

1.3.2.5. Công tác quản trị nguồn nhân lực

Trong những yếu tố đóng góp vào thành công của một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là yếu tố rất được coi trọng. Đối với ngân hàng thương mại, yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn vì đặc thù của hoạt động ngân hàng là kinh doanh dịch vụ chứ không phải sản phẩm hữu hình. Khách hàng khơng nhìn thấy, khơng chạm tới sản phẩm hoặc đánh giá được chất lượng sản phẩm. Khách hàng chỉ có thể đánh giá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng qua cách phục vụ, ứng xử của nhân viên với họ, thời gian xử lý giao dịch, các thủ tục mà họ phải thực hiện khi giao dịch,.. .chỉ

một vài hành động thể hiện sự thờ ơ cũng có thể khiến khách hàng khơng bao giờ quay trở lại với ngân hàng, cho dù quy trình, thủ tục và mức phí,... tốt hơn các ngân hàng khác.

Để đội ngũ nhân sự có thể góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thì cần phải có một đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, tốt về chất lượng.

Số lượng nhân sự đủ khi khách hàng không phải chờ đợi quá lâu để nhân viên ngân hàng xử lý xong giao dịch của những khách hàng khác và khi khách hàng cần đến sự giúp đỡ thì sẽ có người phục vụ ngay.

Ngân hàng cần có một hệ thống tiêu chuẩn được định sẵn để tuyển chọn nhân sự có năng lực vào các vị trí cơng việc phù hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần vạch ra lộ trình đào tạo cho từng cán bộ nhân viên và tiến hành các khóa đào tạo phù hợp để họ không chỉ thực hiện được công việc của họ mà cịn có thể đạt được những tiến bộ trong nghề nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ giúp cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao hơn trong thị trường hiện nay.

1.3.2.6. Công nghệ ngân hàng

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin đã hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong việc hiện đại hóa hoạt động của mình. Những cơng việc trước đây địi hỏi một số lượng nhân viên nhất định để thực hiện thì nay chỉ cần số nhân viên ít hơn hoặc thậm chí khơng cần. Neu trước đây cần nhiều thời gian cho xử lý thơng tin thì nay rút ngắn rất nhiều, cơng việc lại chính xác, tự động. Cơng việc quản lý chặt chẽ, khách quan và hiệu quả. Đồng thời nếu trước đây đòi hỏi phải mở rộng mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch,.. .thì nay nhờ cơng nghệ hiện đại khơng cần thiết. Hay nói cách khác, sự phát triển quy mô, phát triển nghiệp vụ, phát triển khách hàng, mở rộng màng lưới về mặt hành chính, địa lý,.. .khơng đồng nghĩa với việc mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch.

Ngân hàng nào có ứng dụng cơng nghệ càng cao, càng hiện đại thì càng có cơ hội triển khai những giải pháp, những sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng và như vậy sẽ có năng lực cạnh tranh tốt hơn.

1.3.2.7. Nguồn hàng

Khác với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình, nguồn vào của ngân hàng đến từ các cổ đơng đóng góp và các cá nhân, tổ chức gửi tiền- những khách hàng của ngân hàng. Dưới đây là những chủ thể chính cung cấp nguồn vào cho ngân hàng.

Các cổ đông sáng lập của ngân hàng: Cổ đơng sáng lập có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng vì có đóng góp chủ yếu đối với năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành. Cổ đơng có năng lực tài chính lớn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính sẽ là một lợi thế đối với ngân hàng. Cá nhân và tổ chức gửi tiền: Nguồn tiền gửi của các cá nhân và tổ chức là nguồn đầu vào chính cho các hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Nếu đầu vào huy động khơng tốt thì các hoạt động khác sẽ bị hạn chế và làm giảm năng lực hoạt động của ngân hàng.

Mơi trường kinh doanh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nó có thể thúc đẩy các ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ, vững chắc nhưng cũng có thể kìm hãm khả năng cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh của NHTM, những

tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên chính những đặc điểm của các NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Bên cạnh đó, Chương 1 cũng nêu lên ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam ở Chương 2 tiếp theo đây và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank được thành lập từ năm 1994, là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất và hiện tại là một trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng với đối tác chiến lược nước ngoài Société Générale và hai đối tác chiến lược trong nước là VMS - Mobifone và Petro Vietnam Gas (PVGas). Năm 2011, SeABank là một trong 08 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất, được xếp hạng 195/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 45/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và 45/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011.

Tập trung vào mọi đối tượng khách hàng từ cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ và vẫn đảm bảo mọi nhu cầu vể sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, SeABank kiên trì với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu

tại Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng bao gồm các loại hình tiết kiệm, tín dụng, thanh tốn thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều dịch vụ khác nữa

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Nguyên tắc tổ chức của ngân hàng Đông Nam Ả

Thống nhất về tổ chức: ngân hàng Đông Nam Á là một pháp nhân duy nhất và có các đơn vị trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy các cấp, quản lý và điều hành hoạt động, việc thi hành các chính sách, chế độ phải được tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Đông Nam Á.

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng tài sản 80.184 84.757 103.365 125.009 2 Vốn điều lệ 5.466 5.466 5.466 5.466 3 Tổng huy động vốn 45.030 57.018 72.131 80.040 4 Thu nhập hoạt động 724 1.147 1.843 1.972 5 Chi phí hoạt động 780 968 1.119 1.269

6 Lợi nhuận sau thuế 87 92 117 305

Tập trung về quản lý: ngân hàng Đông Nam Á là tổ chức kinh tế hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, do đó việc quản lý các hoạt động của toàn hệ thống phải được tập trung tại Hội sở.

Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Đơng Nam Ả

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu của ngân hàng Đông Nam Á

ĐẠI HỘI ĐỎNG CỊ ĐĨNG

HỘI ĐÒNG QUẢN TRI BAN KIỂM SỐT BAN TỎNG GLÁM ĐĨC Phịng điện tốn Phòng tống hợp Phòng nguồn vốn Phòng KD ngoại tệ Phịng pháp chế Phịng đầu tư Phịng hành chính Trung tâm kinh doanh Phịng kiếm sốt nội

Phịng kế tốn giao dịch Phòng phát triển khách hàng Phòng phát triển mạng lưới Phòng ngân quỹ Trung tâm thẻ Phòng khách hàng và

Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư

Phịng thanh tốn trong nước Trung tâm sản phấm và thị trường Phongthanhtoan quốc tế Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường Phòng khách hàng và thẩm định Phịng kế tốn tài chính

Trung tâm thanh tốn Phịng hỗ trợ hạch tốn tín dụng Phịng phát triển sản phẩm Phịng quan hệ cơng chúng Phịng phát triển sân phẩm thẻ Phịng cơng nghệ Trung tâm giải đáp tự

Nguồn: Báo cáo thường niên của Cơng ty năm 2017

2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Đơng Nam Ả

Trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với những bước đi chiến lược hợp lý, SeABank đã có được vị thế đứng và trở thành một trong những ngân hàng có

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của NH đông nam á thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 465 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w