Kiến nghị Cơ quan nhà nước liên quan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của NH đông nam á thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 465 (Trang 78 - 82)

HÀNG ĐÔNG NA MÁ ..................... . ........ MÁ

3.3. Kiến nghị Cơ quan nhà nước liên quan

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Thứ nhất, để giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương

mại hiện nay và tạo một mơi trường cạnh tranh bình đằng, cơng bằng cho mọi chủ thể tham gia thì một u cầu thiết yếu là Chính sách nhà nước và Pháp luật cần phải minh bạch mọi sự thay đổi trong luật lệ, nghị định, thơng tư hướng dẫn, các chính sách tiền tệ,... Hơn nữa, Nhà nước cần xem xét thơng báo những chính sách nội bộ một cách rõ ràng, thống nhất đến các chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo mọi sự thay đổi cần có một lộ trình nhất định để các chủ thể trong nền kinh tế không bị rơi vào trạng tháo bị động trong việc thực thi chính sách.

Nhà nước cần tạo lập một chế tài xử phạt nghiêm ngặt đối với những đối tượng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng các chính sách đã được quy chuẩn nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho những chủ thể tham gia thương trường.

Thứ hai, Chính phủ cần xác định lộ trình cho phép giảm tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà

nước tại các NHTM Nhà nước xuống mức tối thiểu là 65% để các NHTM chủ động có kế hoạch cũng như phát tín hiệu đối với môi trường. Tuy nhiên, với nguồn lực phải

tăng vốn hàng năm như thế này nếu khơng có nguồn ngân sách mới thì việc khơng giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước trước mắt sẽ là khó khăn cho việc tăng vốn của các NHTM.

Thứ ba, việc bảo hộ cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính

gây ra nợ khó địi, nợ q hạn, nợ xấu tại các NHTM cao. Chính vì vậy, nếu khơng kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước thì việc cải thiện năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện.

Thứ tư, Chính phủ và các bộ ngành liên quan như bộ Tư pháp, Tòa án cần tăng

cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận ngân hàng,

người vay mất khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài sản cầm cố... Nếu lợi ích của cả người đi vay tiền và người cho vay được bảo đảm thì sẽ kích thích họ thực

hiện nhiều giao dịch và kinh doanh hơn.

Thứ năm, xây dựng khung pháp lý về nguyên tác thanh lập ngân hàng theo một

hướng tốt nhất, sửa đổi bổ sung các bộ luật quy định cho phù hợp với lộ trình hội nhập, áp dụng những chuẩn mực về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn quốc tế, ra sốt vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của mỗi ngân hàng.

Thứ sáu, xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình tổ chức tín dụng mới, các tổ

chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như:

cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty mơi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thứ bảy, xây dựng và phát triển các cơ quan chun cung cấp thơng tin. Chính

phủ

và các bộ ngành liên quan nên thành lập và đào tạo nên các tổ chức chuyên thu thập và cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập phát triển. Qua đó các NHTM có thêm nguồn thơng tin để kiểm chứng với những thơng tin đã tìm kiếm được nhằm đảm bảo tính chính xác và tổng quan.

3.3.2. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với các hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP nói riêng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước phải nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển ổn định vững chắc nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam cần cải tiến theo hướng sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xóa bỏ các cơng cụ quản lý hành chính trực tiếp và can thiệp quá sâu vào hoạt động của các Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp cận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng

lực cạnh tranh của toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ, dàn trải, kém hiệu quả như

việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ của các Ngân hàng thương mại vừa qua. Hồn thiện trung tâm thơng tin tín dụng cho phù hợp với trình độ khu vực và quốc

tế, nâng cao hiệu quả thiết thực với hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro tín dụng cho vay của các ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước nên mở rộng các hình thức cho vay tái cấp vốn, cho vay chiết

khấu các giấy tờ chứng từ có giá do nhà nước phát hành, để ngân hàng thương mại khi cần vốn cho thanh tốn thì được vay kịp thời đáp ứng cho nhu cầu cấp bách về tiền mặt.

KẾT LUẬN

Khóa luận đã giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơng Nam Á từ q trình hình thành phát triển đến hình thức kinh doanh.

Khóa luận đã chỉ ra những mặt tích cực cần phát huy và những điểm hạn chế cần khắc phục trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đơng Nam Á, rồi từ đó đưa ra những giải pháp cho những hạn chế đó và những kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan ban ngành liên quan, Ngân hàng nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đơng Nam Á nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo thương niên (2014,2015,2016,2017), Báo cáo thương niên của

Ngân hàng SeABank các năm 2014,2015,2016,2017, báo VietStock, truy cập ngày

22/04/2018

http://finance.vietstock.vn/SeABank-ngan-hang-tmcp-dong-nam-a.htm

Nguyễn Anh Giang (2013), Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển Ngân

hàng SeABank đến năm 2015, website LuanVan.co, truy cập ngày 22/04/2018

http://luanvan.co/luan-van/xay-dung-chien-luoc-phat-trien-ngan-hang-SeABank-

den-nam-2015-41266/

PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Website SeABank, Các thông tin liên

quan đến Ngân hàng SeABank, website SeABank, truy cập ngày 22/04/2018

https://www.SeABank.com.vn/

Tạp chí Tài chính số 2 (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng thương mại Việt Nam, báo Tạp chí tài chính, truy cập ngày22/04/2018

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nang-cao-nang- luc-canh-tranh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-61010.html

Trần Thị Út Hiền (2008), Luận văn thạc sĩ kinh tế Năng lực cạnh tranh

của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, truy cập

ngày 22/04/2018

http://dspace.elib.ntt.edu.vn/dspace/bitstream/123456789/4853/1/TRan%20Thi%

20ut%20HIen.pdf

Website SeABank, Các thông tin liên quan đến Ngân hàng SeABank, website SeABank, truy cập ngày 22/04/2018 https://www.SeABank.com.vn/

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

............., ngày...tháng......năm 201... (Chữ ký của giảng viên)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của NH đông nam á thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 465 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w