Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh hàng trống (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1Nhân tố bên trong

3.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân

3.5.1Nhân tố bên trong

3.5.1.1 Mơi trường kiểm sốt

Một là, quan điểm điều hành của ban lãnh đạo Chi nhánh

Quan điểm điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh đảm bảo an tồn tín dụng là trên hết, có các chính sách áp dụng trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, kèm theo đó ban lãnh đạo cũng đƣa ra các chuẩn mực đạo

đức, quy định tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ, kịp thời khen thƣởng các thành viên luôn tuân thủ các hoạt động của Chi nhánh. Hai là, cơ cấu tổ chức của SHB Hàng Trống

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh đƣợc phân chia rõ ràng. Đối với hoạt động tín dụng, cơ cấu đƣợc phân chia thành nhiều bộ phận thực hiện và quản lý. Tại chi nhánh, có phịng Tái thẩm định phụ trách cơng tác thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, bộ phận hỗ trợ tín dụng phụ trách cơng tác giải ngân, quản lý hồ sơ tín dụng và giám đốc chi nhánh là ngƣời phê duyệt tín dụng ở mức phán quyết đƣợc phê duyệt. Các cá nhân đảm nhiệm những vai trị thích hợp cho phép đảm bảo phân tách nhiệm vụ một cách phù hợp nhằm tạo mơi trƣờng tín dụng có kiểm sốt.

+ Mơ hình tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Đây là một trong những nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến cơng tác KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng tại Chi nhánh. Nếu bộ máy kiểm tra, KSNB đƣợc tổ chức một cách khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo công tác kiểm tra, KSNB đƣợc thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Ngƣợc lại, một bộ máy kiểm tra, KSNB đƣợc tổ chức khơng bài bản, khơng khoa học thì sẽ gây ra sự chồng chéo trong cơng tác KSNB, kết quả kiểm tra mang tính chủ quan, khơng hồn thành nhiệm vụ và chức năng đƣợc giao... Vì vậy, một khi nói đến việc cải cách, hồn thiện cơng tác kiểm tra, KSNB thì vấn đề đầu tiên mà lãnh đạo các ngân hàng quan tâm đến đó là đổi mới bộ máy kiểm tra, KSNB. SHB Hàng Trống đã thực hiện tổ chức hoạt động KSNB cũng nhƣ đổi mới, cải tiến bộ máy kiểm tra, KSNB ngày càng khoa học, hiện đại và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đúng vậy, thực tế cho thấy bộ máy kiểm tra, KSNB của SHB đã từng bƣớc hoàn thiện qua các năm

Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế: Việc quy định mơ hình tổ chức bộ máy kiểm tra, KTNB chuyên trách xuyên suốt từ Trụ sở chính đến chi nhánh vẫn chƣa đảm bảo tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm tốn.

Ba là, Cơng tác kế hoạch

Một trong những khâu quan trọng trong tiến trình thực hiện của một công việc. Nếu nhƣ lập kế hoạch chu đáo thì SHB Hàng Trống khơng những thực hiện tốt các hoạt động mà cịn kiểm sốt chúng một cách chặt chẽ. Cơng tác kế hoạch đã bám sát tình hình biến động kinh doanh và đƣa ra cách điều chỉnh hợp lý cho từng thời kỳ nhất định. Điều này thể hiện tất cả các phòng ban từ Chi nhánh đến các Phòng giao dịch. Bất kỳ bộ phận nào khi đề ra kế hoạch bao giờ cũng phải cân đối với khả năng thực hiện và mức cấp thiết của công việc. Tại Chi nhánh, công tác kế hoạch luôn đƣợc ban Giám đốc quan tâm và chỉ đạo cụ thể. Bên cạnh đó, SHB Hàng Trống cịn xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp nhằm cung cấp cho Ban lãnh đạo, trƣởng các bộ phận và toàn thể nhân viên phƣơng cách quản lý và ứng phó khi Chi nhánh gặp sự cố bất thƣờng. Nhờ công tác kế hoạch đƣợc thực hiện một cách chu đáo, vẹn tồn nên tạo điều kiện thuận lợi cho mơi trƣờng kiểm soát. Bốn

là,Về nhân sự

Số lƣợng cán bộ QHKH và tác nghiệp tín dụng tại SHB chi nhánh Hàng Trống cịn ít, trong khi có q nhiều hồ sơ tín dụng, dẫn đến tình trạng q tải, một cán bộ quản lý nhiều khách hàng, giám sát cho vay không chặt chẽ. Mặt khác, chất lƣợng cán bộ thực hiện cơng tác tín dụng và tác nghiệp chƣa cao. Đa số các cán bộ đều cịn khá trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm cơng tác, chƣa đƣợc đào tạo kỹ về nghiệp vụ tín dụng nhƣng đƣợc giao thẩm định nhiều dự án đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế.

3.5.1.2 Hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro

Hiện nay, SHB nói chung và SHB Hàng Trống đã và đang hồn thiện hệ thống đánh giá tín dụng đối với khách hàng. Từ năm 2009, SHB đã xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng doanh nghiệp lớn của mình.Ngân hàng cũng đã đƣa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Hệ thống này khắc phục đƣợc tình trạng cùng một khách hàng, cùng một đề nghị xin vay nhƣng có chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng kiên quyết từ chối trong khi chi nhánh khác lại sẵn sàng cho vay. Tuy nhiên, công tác đánh giá rủi ro, nhất là đánh giá về rủi ro tín dụng, SHB Hàng Trống cịn những yếu kém sau:

+ Chƣa phân tích và định lƣợng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và

chƣa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và khơng có kế hoạch để đối phó trong các trƣờng hợp có biến động bất thƣờng của mơi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý, công nghệ...

+ Hệ thống đánh giá tín dụng của Ngân hàng vẫn cịn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin.

3.5.1.3 Hệ thống thông tin và truyền thông

Hệ thống thông tin báo cáo của SHB Hàng Trống đƣợc thiết lập đối với tất cả các nghiệp vụ của Ngân hàng , hệ thống mẫu biểu báo cáo đƣợc hình thành thống nhất cùng với mỗi bộ quy trình sản phẩm và nhiều nội dung đƣợc triển khai tự động từ hệ thống phần mềm ứng dụng. Điều này giúp cho thông tin đến với các cán bộ nghiệp vụ đƣợc cung cấp nhanh chóng.

Các dữ liệu đƣợc lƣu trữ trên hệ thống chủ yếu là các số liệu liên quan đến thống kê tình hình hoạt động tín dụng ; chƣa có các thơng tin về khách hàng nhƣ ngành, lĩnh vực, kinh nghiệm cơng tác, báo cáo tài chính, năng lực,

uy tín của khách hàng,…mà các thông tin này lại rất cần cho công tác quản trị rủi ro và giám sát khách hàng.

3.5.1.4 Hoạt động giám sát

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống trong thời gian những năm gần đây đã bắt đầu chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm tốn định kỳ thơng qua các cuộc KTNB. Qua các đợt KTNB này, ban lãnh đạo Ngân hàng có thể nắm bắt thêm tình hình hoạt động của mỗi chi nhánh cũng nhƣ đánh giá đƣợc mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB. Ngoài ra, hoạt động tự đánh giá hệ thống KSNB cũng thƣờng xuyên đƣợc thực hiện và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, không thể không kể đến những tồn tại của công tác này: Mặc dù SHB Hàng Trống đã ý thức rằng phải kiểm tra, KTNB chặt chẽ, thƣờng xuyên, nhất là đối với hoạt động tín dụng, song điều này đã khơng đƣợc thực hiện đúng mức. Một số kiểm toán viên nội bộ, là những ngƣời đã từng có kinh nghiệm lâu năm trong cơng tác tín dụng đƣợc phỏng vấn cho rằng KTNB của Ngân hàng hiện nay không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu về phát hiện hết các gian lận, sai sót và kiểm tốn tính tn thủ trong hoạt động tín dụng ngân hàng vì những lý do sau: (i) Đội ngũ KTNB tại Chi nhánh quá mỏng so với quy mô hoạt động; (ii) Nguồn lực cho KTNB cịn hạn chế về nhân sự, trình độ, kinh nghiệm và các phƣơng tiện để thực hiện kiểm tốn; (iii) Các phƣơng pháp KTNB hiện đại cịn khá mới mẻ đối với các kiểm toán viên nội bộ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh hàng trống (Trang 80 - 84)