Quản trị Rủi ro tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 26)

CHUƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NHTM

1.3. Quản trị Rủi ro tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại

1.3.1. Vài nét về Ủy ban Basel II và Hiệp ước Basel II.

Ủy ban Basel II:

Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) đuợc thành lập vào năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung uơng và đại diện cấp cao của cơ quan giám sát ở 10 nuớc phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ xuất phát từ một loạt các cuộc khủng hoảng về tiền tệ sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung uơng hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nuớc: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban đuợc nhóm họp 4 lần trong một năm.

Hội đồng thu ký của Ủy ban Basel đuợc đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp đuợc biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đua ra những lời tu vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nuớc.

Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này khơng có tính pháp lý và u cầu tn thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những huớng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nuớc thành viên.

Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) khơng ngân hàng nước ngồi nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này.

Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường RRTD với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (2) Sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (3) sử dụng hiệu quả của việc cơng bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành.

Lịch sử vắt tắt của Hiệp ước vốn Basel:

• Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên ( Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992.

• Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường

• Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất

• Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai

• Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba

• Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hồn thiện

• Năm 2010, chấm dứt q trình chuyển đổi.

Hiệp ước Basel II:

Mục tiêu của Basel II:

Basel II ra đời để khắc phục những hạn chế của Basel I, duy trì mức vốn hiện tại trên tổng hệ thống bằng các phuơng pháp tiếp cận rủi ro toàn diện và linh hoạt hơn. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro, nhấn mạnh vào các phuơng pháp luận bề quản trị rủi ro nội bộ của bản thân ngân hàng. Các nguyên tắc Basel II áp dụng ngân hàng nói chung, trong đó chú trọng vào các ngân hàng có hoạt động quốc tế.

Tác động của Basel II

T Trên phạm vi quốc tế: Ở Châu Âu, mọi ngân hàng và công ty tu vấn dịch vụ đầu

tu (đặc biệt là các cơng ty có hoạt động quốc tế) phải tuân thủ các quy định mới về vốn và quản trị rủi ro đối với mọi thành phần kinh doanh.

T Lợi thế cạnh tranh : Các cơng ty có các danh mục rủi ro đa dạng và mở rộng có

cơ hội nâng cao vị thế trên thị truờng.

T Báo cáo minh bạch : Các quy tắc mở về vốn và quản trị rủi ro sẽ tác động trực

tiếp đến xếp hạng tín dụng và giá cổ phiếu.

T Hoạt động kinh doanh hỗn hợp : Các quy định mới về vốn và quản trị rủi ro có

tác động trực tiếp đến các quyết định đầu tu hay không đầu tu.

T Quản trị rủi ro : Thị truờng tiến bộ hơn rất nhiều chú trọng vào quản trị rủi ro

hiệu quả.

T Nỗ lực thực thi Basel II : Mặc dù các ngân hàng quản trị rủi ro ở nhiều cấp độ

phức tạp khác nhau, kiến trúc dữ liệu và hạ tầng cơ sở khác nhau, nhung Basel II sẽ đua ra một chuơng trình thay đổi chủ yếu với chi phí có thể chấp nhận đuợc.

Khung pháp lý của Basel II:

Basel II đuợc xây dựng dua trên khái niệm 3 “trụ cột”, trong đó trụ cột I đua ra những yêu cầu về vốn dự phòng rủi ro tối thiểu. Trụ cột II đặt ra các yêu cầu về giám sát và trao trách nhiệm theo dõi cho giám đốc và các nhà quản lý cao cấp của tổ chức tài chính nhằm tăng cuờng thực thi các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ và những hoạt

động quản lý doanh nghiệp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nuớc. Trụ cột III địi hỏi các ngân hàng cơng khai thông tin nhiều hơn nhằm thực thi qui tắc thị truờng một cách có hiệu quả.

÷ Nhu vậy, với q trình phát triển của Basel và những Hiệp uớc mà tổ chức này

đua ra, các NHTM càng ngày càng đuợc yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu đuợc rủi ro.

1.3.2. Nội dung cơ bản quản trị Rủi ro tín dụng theo Basel II

a) Chiến luợc quản trị Rủi ro tín dụng và khẩu vị Rủi ro tín dụng theo Basel II ❖Chiến lược quản trị Rủi ro tín dụng

Mỗi ngân hàng trong hệ thống phải đề ra chiến luợc quản trị RRTD trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng nhu khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh nợ xấu có thể dẫn đến sự thu hẹp về quy mơ tín dụng, từ đó trực tiếp hạn chế khả năng sinh lời, bởi vậy, ngân hàng cần xác định đuợc mức độ rủi ro có thể chấp nhận đuợc để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ nhu thế nào phải đuợc phản ánh rõ ràng trong chiến luợc quản trị rủi ro và chiến luợc này cần phải đuợc ban điều hành xem xét hàng năm, phải thể hiện đuợc xu huớng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng.

Việc giới hạn và chấp nhận một mức độ rủi ro phải phù hợp với phuơng pháp đo luờng rủi ro đuợc ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải đuợc sự phê duyệt của HĐQT, đồng thời phải thuờng xuyên đuợc xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng phải quy định các chiến luợc, biện pháp và cơng cụ phịng ngừa RRTD mà ngân hàng có thể sử dụng, phuơng thức đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trong điều kiện thị truờng có biến động xấu xảy ra ngồi dự tính. Ngồi ra cũng phải cân nhắc những tổn thất trong quá trình xây dựng chiến luợc quản trị RRTD nói chung, cũng nhu trong việc quy định việc lập và sử dụng các báo cáo RRTD nói riêng.

Trong chiến lược quản trị RRTD thì nổi bật hơn cả là nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng cần hồn thiện chính sách quản lý RRTD của đơn vị mình. Mục tiêu của chính sách quản lý RRTD là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm sốt rủi ro. Trong chính sách này, cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rủi ro, quy định việc xây dựng mơ hình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra RRTD như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.

Khẩu vị Rủi ro tín dụng

Khẩu vị rủi ro được định nghĩa là khả năng, cách thức và mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu tín dụng mà ngân hàng theo đuổi. Khẩu vị RRTD được mô tả định lượng và được đưa vào trong chiến lược của ngân hàng. Khẩu vị RRTD là trung tâm của việc tiếp cận rủi ro, quản lý vốn và kinh doanh ngân hàng. Khi đưa ra khẩu vị RRTD, cần xem xét ở khả năng rủi ro, tình trạng tài chính, sức mạnh của thu nhập lõi và khả năng đàn hồi của uy tín thương hiệu, khả năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng. Trong mỗi giai đoạn, cần xác định rõ khẩu vị RRTD và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn có xứng đáng với lợi ích, mục tiêu tăng trưởng tín dụng khơng.

Khẩu vị RRTD được thực hiện thơng qua: Tiêu chuẩn cấp tín dụng cho từng phân đoạn KH, sản phẩm tín dụng, khu vực địa lý, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, thị trường mục tiêu trong mỗi phân đoạn thị trường, mức độ tập trung/đa dạng hóa danh mục tín dụng, chiến lược giá.

Theo quan điểm Basel II, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD đã xác định trong từng giai đoạn, HĐQT phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng phê duyệt chiến lược và khẩu vị RRTD. Đồng thời chiến lược và khẩu vị RRTD phải được đánh giá lại theo định kỳ hoạt động khi có các yếu tố tác động làm thay đổi chiến lược và khẩu vị RRTD. Chiến lược RRTD cũng phải được truyền đạt trong toàn hệ thống ngân hàng và am hiểu đến từng nhân viên.

b) Tổ chức bơ máy quản trị Rủi ro tín dụng trong Basel II.

Tổ chức Bô máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bô phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của môt NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bô phận trong hệ thống nhằm mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn.

Việc thiết lập bô máy quản trị RRTD thực chất là gắn các cá nhân, các bô phận trong bô máy quản trị RRTD với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm đạt đuợc mục tiêu quản trị đã xác định. Vì vậy tổ chức bơ máy quản trị RRTD là cơ sở để thực thi quản trị RRTD.

Theo Ủy ban Basel, mỗi bô phận chức năng trong bô máy quản trị RRTD đều đảm nhận vai trị kiểm sốt RRTD ở những khía cạnh khác nhau. Vì vây, để kiểm sốt RRTD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bô máy quản trị RRTD cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đơt lợi ích giữa các bơ phận kiểm sốt. Cùng với bơ “17 nguyên tắc quản trị RRTD”, Trụ côt 1 và 2 đã thêm 1 buớc cụ thể hóa các chức năng kiểm sốt RRTD. Theo đó, bơ máy quản trị RRTD cần đảm bảo sự đôc lập giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tín dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD vầ chức năng kiểm tốn nơi bơ.

Thông lệ hiện nay, để đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các NHTM thực hiện tổ chức bơ máy quản trị RRTD “3 vịng kiểm soát”

“Vỏng” thứ nhất (quan hệ KH): bao gồm các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bán hàng. Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá, ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở tự đánh giá RRTD, bộ phận quan hệ KH lựa chọ KH va chấp thuận cấp tín dụng trong giới hạn khẩu vị rủi ro của Ngân hàng. Đây là vỏng đầu tiên và là vịng trực tiếp tiếp nhận RRTD thơng qua hoạt động cấp tín dụng. Vỏng này đảm bảo RRTD và mơi trường kiểm sốt rủi ro được thiết lập ngay trong giao dịch tín dụng hàng ngày của ngân hàng. Theo số liệu thống kê tại NHTM ở các quốc gia phát triển, vịng quan hệ KH có thể kiểm sốt và hạn chế đến 80% RRTD của một ngân hàng.

“Vỏng” thứ hai (quản trị rủi ro): Vòng này thực hiện chức năng quản trị rủi ro. Để thực hiện chức năng quản trị rủi ro, vòng thứ hai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (1) thết lập chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, chính sách quản trị RRTD; (2) xây dựng, ban hành các qui trình, qui chế về hoạt động tín dụng và quản lý RRTD; (3) xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống các công cụ, biện pháp để nhận diện, đo lường, kiếm soát, giám sát và báo cáo RRTD ở mức từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng; (4) đánh giá và kiểm sốt hiệu quả hoạt động vịng thứ nhất. Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, hoạt động của vòng thứ hai phải độc lập với vòng thứ nhất. Theo thống kê, vòng quản trị rủi ro có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của một ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ phận quản lý RRTD có vai trị quyết định khả năng kiểm sốt RRTD của bộ phận quan hệ KH. Bởi vì vịng thứ hai xác định đúng chiến lược, khẩu vị RRTD, thiết lập hệ thống qui chế, qui trình phù hợp là cơ sở vững chắc để vịng thứ nhất kiểm sốt RRTD hiệu quả.

“Vỏng” thứ ba (Kiểm tốn nơi bộ): Kiểm tốn nội bộ thực hiện đánh giá độc lập hiệu quả của vòng thứ nhất, vịng thứ hai và hệ thống Kiểm tốn - Kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Như vậy vịng kiểm sốt thứ ba sẽ là động lực để vòng thứ nhất và thứ hau hiệu quả hơn, giảm thiểu các sai phạm, gian lận và nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo Basel II, Kiểm tốn nơi bộ cần độc lập về chức năng với hai vòng thứ nhất, thứu hai bà kiểm toán - kiểm sốt nội bộ. Thơng thường vịng thứ ba trực thuộc HĐQT để đảm bảo tính độc lập,

đồng thời giúp cho HĐQT, Ban Kiểm Sốt có thể nắm bắt thơng tin xun suốt hoạt động của các bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị RRTD trong toàn hệ thống ngân hàng. Vịng kiểm sốt này có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của ngân hàng.

c) Quy trình và thủ tục quản trị Rủi ro tín dụng theo Basel II. ❖ Nhận diện Rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo RRTD sớm, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động tín

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w