Mục tiêu, định hướng chiến lược quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 77 - 78)

CHUƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NHTM

3.1. Mục tiêu, định hướng chiến lược quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Việt Nam Thịnh Vượng đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, VPBank cần xây dựng để trở thành một NHTM có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an tồn, tăng cuờng huy động các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tu đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hố đất nuớc. Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống theo huớng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực với cấu trúc đa dạng về sở hữu, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng trở nên hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị truờng và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.

Đặc biệt, công tác quản trị RRTD phải đuợc đặt lên hàng đầu do những năm gần đây, VPBank nới lỏng điều kiện cho vay để tăng du nợ tín dung, nhung vẫn phải đảm bảo độ an tồn, chính xác trong cơng tác quản trị rủi ro.

Cũng giống nhu các Ngân hàng Thuơng mại trong nuớc, VPBank đã có sự đầu tu khi mời các công ty tu vấn tài chính, các cơng ty kiểm tốn nuớc ngồi để thực hiện điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chiến luợc kinh doanh cũng nhu nâng cao chất luợng quản trị rủi ro, đảm bảo các tỷ lệ an toàn phù hợp với nguồn lực ngân hàng hiện tại và thích ứng đuợc với mơi truờng kinh doanh tại Việt Nam.

Phương hướng áp dụng hiệp ước vốn Basel II trong quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Mục tiêu của VPBank là tiếp tục chú trọng, nâng cấp và tăng cuờng hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro để hệ thống này thực sự trở thành công cụ thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo sớm thông qua: nhận diện, đo luờng, phân tích đánh giá và đề xuất quản trị rủi ro một cách linh hoạt và hiệu quả. VPBank đang xây dựng các chiến luợc quản

trị rủi ro dựa trên những định hướng sáng suốt và có tính chất quyết định đến thành cơng, đó là:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển một văn hoá quản trị rủi ro sâu rộng trên toàn hệ thống VPBank. Theo đó, từ hội đồng quản trị, các cấp điều hành cho tới từng cán bộ

nghiệp vụ đều thực hiện thường xuyên quá trình quản trị rủi ro. Yếu tố rủi ro cần phải luôn được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết định của Ban lãnh đạo, trong mỗi hành vi tác nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Thứ hai, không ngừng nâng cao nguồn lực con người. Quản trị rủi ro là một công

việc liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ nên địi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về nhiều mặt. Theo đó VPBank sẽ cử cán bộ của mình tham gia các chương trình đào tạo về quản trị rủi ro trong và ngoài nước, tham dự các khoá đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng cũng sẵn sàng mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro làm tư vấn cho ngân hàng.

Thứ ba, liên tục nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin.

Từ đó có thể cung cấp kịp thời chính xác các thông tin theo yêu cầu cũng như phần mềm hỗ trợ cho việc tính tốn, đo lường, phân tích...

Thứ tư, tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa Ban Quản trị rủi ro với các phòng ban, đặc biệt là với các bộ phận tác nghiệp trực tiếp tạo ra rủi ro bởi công tác quản trị

rủi ro muốn thành công phải dựa vào sự tuân thủ quy chế phối hợp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w