Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 46)

CHUƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NHTM

2.1. Tổng quanvề hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

a) Tổng quan

❖ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

❖ Tên viết tắt bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

❖ Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: VietNam Prosperity Joint Stock Commercial Bank ❖ Tên viết tắt tiếng Anh: VPBank

❖ Trụ sở chính: 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam..

• Sự hình thành, phát triển.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank được thành lập ngày 12/8/1993 với tên gọi ban đầu ‘’Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh”. Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến năm 2016, từ vốn điều lệ ban đầu là 2000 tỷ đồng, VPBank đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 9181 tỷ đồng cùng với lợi nhuận từ kinh doanh đứng vị trí thứ nhất trong khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoài quốc doanh.

Kể từ khi thành lập cho tới nay, VPBank vẫn đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các hình thức dịch vụ mới, của các kênh bán hàng và phân phối. Quá trình hình thành phát triển của VPBank cũng trải qua những thăng trầm, tuy nhiên, với sự cố gắng từng ngày của đội ngũ quản trị, VPBank đã từng bước đi lên để bước đầu đạt được những

thành cơng như ngày hơm nay. Có thể chia q trình phát triển của VPBank thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ năm 1993 —1997

Đây là giai đoạn VPBank mới thành lập, bắt đầu những bước đi đầu tiên trong hoạt động Ngân hàng. Khởi đầu với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng; với mạng lưới 3 Chi nhánh, những gì VPBank làm được trong giai đoạn này vẫn biểu hiện sự khiêm tốn và những hạn chế trong chính sách điều hành và quản lý của Ngân hàng này.

Giai đoạn từ 1997 — 2002:

Đây là giai đoạn khó khăn nhất của VPBank khi Ngân hàng này gặp phải những trì trệ và khủng hoảng.Các hoạt động chỉ ở mức cầm chừng, kém hiệu quả, cộng thêm với những thủ tục rườm rà, kết quả kinh doanh của Ngân hàng ở thời điểm này bộc lộ rõ sự yếu kém. Đặc biệt, ngày 25/09/2002, Thống đốc NHNN Việt Nam đã chính thức ký quyết định đặt VPBank vào trạng thái kiểm sốt đặc biệt. VPBank khơng được mở thêm bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào trong thời gian này.

Giai đoạn từ 2003 - 2010:

Trong giai đoạn này, VPBank đã có những biện pháp chấn chỉnh, mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng dịch vụ và có những khởi sắc trong kết quả hoạt động kinh doanh. Với những nỗ lực của tập thể lãnh đạo, nhân viên, tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa. Tháng 7/2004, NHNN đã dỡ bỏ lệnh kiểm soát đặc biệt đối với VPBank.

Trong giai đoạn này, VPBank liên tục tăng vốn điều lệ, cùng với nhiều chi nhánh được mở thêm tại các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An..., chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh tiế n triển tích cực.

Năm 2010, VPBank chính thức đổi tên từ “Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh” sang thành “ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng” cùng với biểu tượng là bông hoa thịnh vượng, đánh dấu những sự thay đổi, những bước tiến mới của Ngân hàng này.

Giai đoạn từ 2012 đến nay:

Với một tầm nhìn đầy tham vọng trong thời gian này, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệtvới sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc KH mục tiêu, khan trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì KH”, các điểm giao dịch đã được thay đối hoàn toàn về diện mạo, mơ hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho KH... Tất cả đã góp phần làm hài lòng KH hiện tại và thu hút thêm KH mới, mở rộng cơ sở KH của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ốn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên mơn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng khơng ngừng hồn thiện cơ cấu tố chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín. Riêng trong năm 2015, VPBank đã liên tiếp nhận được 6 giải thưởng quốc tế do các tố chức uy tín trao tặng như Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2015, Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2015, Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Việt Nam 2015, Ngân hàng điện tử tốt nhất và Giải thưởng Chiến lược Quản lý dữ liệu Doanh nghiệp năm 2015.

Những giải thưởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nối bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời

gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đối mới sản phấm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vuợt trội cho KH và đặc biệt tập trung nâng cao chất luợng dịch vụ nhằm huớng tới một ngân hàng chuấn quốc tế.

2.1.2. Hoạt đơng tín dung của Ngân hàng TMCP Viet Nam Thinh Vượng

a) Phân tích dư nợ theo thời gian cho vay ban đầu

Nợ trung hạn 10.211.494 18.734.481 35.301.089 39.705.470 33.508.417

Nợ dài hạn 3.946.142 9.164.410 16.114.524 27.760.481 49.184.667

Nông nghiệp, lâm nghiệp 1.006.350 1.615.109 2.386.836 4.584.262 2.498.851 Thương mại, sản xuất và chế biến 21.539.001 16.160.966 39.798.746 39.882.806 48.992.870 Trong đó: Kinh doanh BĐS 22.454.752 19.078.633 17.794.732 Xây dựng 5.999.742 3.794.409 4.190.374 6.368.949 6.035.306 Kho bãi, vận tải,

thông tin liên lạc

1.145.692 1.725.027 3.497.582 4.245.581 3.989.705

Cá nhân và các hoạt động khác

7.212.520 29.178.612 25.030.035 41.514.705 51.051.582

Tống 36.903.305 52.474.123 74.903.573 96.596.303 112.568.314 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất V ’Bank)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ theo thời gian cho vay ban đầu giai đoạn 2012 - 2016

Nợ dài hạn Nợ

trung

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Bên cạnh việc huy động vốn để cho vay, VPBank cũng luôn chú trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, hạn chế tối đa rủi ro và đem lại nhiều lợi nhuận.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua, VPBank đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ vốn cho các cá nhân, tố chức kinh tế làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đều đặn qua từng năm.

Những năm gần đây, cơ cấu cho vay theo thời hạn của VPBank có sự thay đối khi tỷ trọng vay ngắn hạn giảm xuống, vay trung và dài hạn có xu hướng tăng cao. Dư nợ dài hạn tăng mạnh đến từ nhiều lý do, như VPBank đã đay mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư dự án. Việc cơ cấu lại nợ cho KH với kỳ hạn dài hơn cũng làm tăng dư nợ dài hạn. Việc tăng dư nợ dài hạn làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng đó chưa chắc đã là một tín hiệu tốt vì chính những khoản vay dài hạn lại mang đến một tỷ lệ rủi ro cao hơn cho NH.

b) Phân tích dư nợ theo ngành.

Lĩnh vực cho vay của VPBank đối với nền kinh tế rất đa dạng. Chi tiết cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh cụ thể như sau:

2012 2013 2014 2015 2016 Công ty Nhà nước 1.273.25 5 1.453.967 4.013.460 1.567.766 2.169.805 Công ty TNHH 9.129.35 0 14.591.969 18.724.562 29.758.272 28.405.203 Công ty CP 8.038.95 1 12.757.141 18.022.059 21.837.220 21.883858 Doanh nghiệp tư nhân 590.401 494.031 593.212 624.926 784.738 Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngồi

130.446 226.724 546.195 573.459 598.944

Cho vay cá nhân và cho vay khác

17.740.902 22.950.291 33.004.085 42.254.600 58.745.766

Tổng 36.903.305 52.474.123 74.903.573 96.596.303 112.568.314 (Nguồn: Báo cáo tài chín h hợp nhất VPBank)

chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình . Nhóm ngành được ưu tiên cho vay nhiều thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với 15,81%.

Xét riêng về cho vay kinh doanh bất động sản - nhóm đối tượng mà các ngân hàng đang phải cẩn trọng cho vay - thì VPBank cũng điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng một cách đáng kể. Năm 2014, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tới 30% tổng dư nợ của VPBank thì sau 2 năm đã giảm một nửa. Tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng hoạt động cho vay ngành bất động sản của VPBank trong các năm gần đây đang có dấu hiệu giảm dần. Khơng chỉ riêng VPBank mà các Ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank đều đang giảm số dư nợ đối với nhóm ngành nghề này.

Cuối tháng 5/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014 theo hướng siết chặt tín dụng vào BĐS. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, hệ số rủi ro cho các khoản vay BĐS được nâng từ 150% lên 200%. Ngân hàng sẽ phải duy trì nguồn vốn tối thiểu cao, sẽ khơng còn nhiều tiền để cho vay BĐS. Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng, khi cho KH vay để đầu tư hay mua BĐS, cần đánh giá chính xác về dịng tiền từ hoạt động kinh doanh vì đây chính là nguồn tiền quan trọng nhất để hoàn trả tiền vay. Như vậy, trong thời gian tới, dư nợ cho vay BĐS tại các ngân hàng sẽ dần được điều chỉnh phù hợp với thơng tư của NHNN.

• Phân tích dư nơ cho vay theo đối tương KH và theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng KH và theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Nợ cần chú ý 2.930.347 2.468.725 2.122.599 3.444 .597 4.253.062 Nợ dưới tiêu chuấn 257.505 594.869 766.633 560.560 793.284

Nợ nghi ngờ 554.257 474.208 706.443 444.032 622.665 Nợ có khả năng mất vốn 191.525 405.219 515.866 1.340.863 865.723 Tổng 36.903.305 52.474.123 74.903.573 96.596.303 112.568.314 2012 2013 2014 2015 2016 Nợ quá hạn 3.933.634 3.943.021 4.111.541 5.285.548 6.534.734 Tỷ lệ nợ quá hạn 10,66% 7,5% 5,49% 5,47% 5,81%

Do các chính sách ưu đãi trong linh vực cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ cho vay cá nhân của VPBank trong những năm qua đã có mơt sự tăng lên đáng kể, đặc biệt, năm 2016, cho vay cá nhân chiếm xấp xỉ 50% tổng dư nợ của Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp rất cần vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, VPBank luôn tăng cường và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ưu đãi cho vay vốn lưu động, cho vay xuất khẩu để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Theo loại hình sở hữu doanh nghiệp, số vốn tài trợ cho các Doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ, ngược lại hoàn toàn đối với các thành phần kinh tế khác là công ty TNHH, công ty Cổ Phần. Đây là bước đi đúng hướng của VPBank để tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năng động và hoạt động có hiệu quả cao.

• Phân tích chất lượng tín dụng

Bảng 2.4: Bảng chất lượng tín dụng giai đoạn 2012 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Ngồi sự tăng trưởng dư nợ tín dụng, trong những năm qua, chất lượng tín dụng cũng là vấn đề được VPBank đặt lên hàng đầu. Điều này thế hiện ở sự gia tăng trong tỷ lệ của nợ đủ tiêu chuấn trong cơ cấu nợ, cụ thế, qua từng năm 2012 - 2016 đạt lần lượt 89,34%; 92,49%, 94,45%; 94%; 94,19%.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng cũng đem lại những khó khăn trong VPBank khi năm 2015, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng xấp xỉ 50% so với số liệu năm 2014. Năm 2015 cũng là năm đầu tiên VPBank tiến hành mở rộng dịch vụ cho vay tín chấp đối với đối tượng KH cá nhân và KH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến công tác quản trị rủi ro với đối tượng KH này còn khá mới mẻ. Đến năm 2016, tỷ lệ này đã giảm đi, cho thấy VPBank đã có những biện pháp quản trị rủi ro tốt hơn đối với các khoản vay tín chấp này.

2.1.3. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng — VPBank

a)

Tình hình nợ quá hạn

Nợ xấu 1.003.287 1.474.296 1.988.942 1.840.951 2.281.672 Tỷ lệ nợ

xấu

2,72% 2,81% 2,66% 1,91% 2,03%

(N guồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Bước vào năm 2012, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Tỷ lệ lạm phát cao gây ra những bất ổn cho môi trường kinh doanh trong những năm này. Kéo theo đó là sự suy giảm trong hoạt động của các doanh nghiệp, đầu vào giá cao, đầu ra bất lợi, chi phí tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản. Trước tình hình bất lợi này, hoạt động quản trị rủi ro của hệ thống Ngân hàng cũng không tránh khỏi những rào cản. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank tăng lên mạnh mẽ với 10,66%. Tuy nhiên, các năm sau, tỷ lệ này đã giảm dần. Năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank là 5,81%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã quản lý linh hoạt các khoản vay nợ trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

b)

Tình hình nợ xấu của VPBank

Tổng quỹ trích lập dự phịng trong năm 347.115 476.349 1.194.210 1.557.951 2.234.339 Xử lý nợ xấu bằng dự phòng trong năm 279.282 251.824 674.215 1.146.074 1.927.571 Tổng du nợ trong năm 36.903.305 52.474.123 74.903.573 96.596.303 112.568.314 Tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD trong năm 0,94% 0,91% 1,59% 1,63% 1,98%

VPBank được các chuyên gia nhận định là Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong khối các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Ngân hàng này vẫn giữ mức nợ xấu dưới mức 3%, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.

Đáng chú ý, năm 2016 VPBank vẫn giữ nợ xấu ở mức 2,03%. Với việc giảm tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro một cách thận trọng, sử dụng chi phí dự phịng để xử lý nợ xấu, gia tăng tỷ lệ an tồn vốn, VPBank đang tích cực và khẩn trương chuẩn bị tiềm lực tài chính để đầu tư xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế Basel II.

c)

Mức đơ trích lập dự phịng

Qua bảng số liệu trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, càng các năm gần đây, Ngân hàng càng trích lập dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ. Khi tổng du nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phịng trích lập trong kỳ tăng tuơng ứng. Điều này xảy ra là do tình trạng tăng truởng du nợ nóng do những thay đổi trong chiến

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w