Nâng cao vai trò của phòng Quản lý RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 85 - 87)

CHUƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NHTM

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại VPBank

3.2.7. Nâng cao vai trò của phòng Quản lý RRTD

Trong quản lý RRTD, VPBank cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng địi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng u cầu kiến thức bao qt tồn diện để giám sát toàn

bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mơ và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về RRTD, từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro tập trung vào những hạng mục nào (KH, khu vực, ngành nghề....). trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, ngân hàng cần thiết lập được bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô. kể cả ngắn hạn và trung, dài hạn dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý RRTD, chiến lược KH và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình.

Để thực hiện được những yêu cầu trên trong hoạt động quản lý RRTD, trong thời gian tới Phòng quản trị rủi ro cần phải sớm đưa vào triển khai chức năng nghiên cứu, phân tích, quản trị rủi ro nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả với các nhiệm vụ cụ thể sau:

❖ Xây dựng chính sách quản lý RRTD và soạn thảo chính sách quản trị rủi ro

tín dụng trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được, cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế:

❖ Trực tiếp tham gia và theo dõi việc thực hiện chính sách quản lý RRTD. ❖ Tổ chức đánh giá định kỳ chính sách quản lý RRTD nhằm đề xuất, chỉnh sửa

kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết.

❖ Quản lý danh mục đầu tư và tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm KH. theo lĩnh vực/mặt hàng đầu tư. theo cơ cấu thời hạn vay không vượt quá tổng mức giới hạn đã được phê duyệt.

❖ Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, KH/mặt hàng/lĩnh vực đầu tư có

vấn đề. đề xuất điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với các khoản mục cho là cần thiết. ❖ Đánh giá định kỳ kết quả áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh

Với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ này, Phòng quản trị rủi ro sẽ đảm bảo việc quản lý RRTD đuợc tập trung vào một đầu mối, từ đó đua ra đuợc những đánh giá mang tính tồn diện, tổng thể và có chất luợng cao đối với những rủi ro mà VPBank gặp phải cũng nhu đua ra đuợc các điều chỉnh cần thiết một cách kịp thời cho hoạt động tín dụng của tồn ngân hàng. Cơng việc này địi hỏi phải có sự đầu tu về thời gian cho việc nghiên cứu, kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá của cán bộ quản trị rủi ro. Vì vậy, VPBank cần khẩn truơng có kế hoạch bổ sung cán bộ cho khối quản trị rủi ro và các chuơng trình đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Về lâu dài, khi có điều kiện, cần thiết lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này với các cán bộ có kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại NH TMCP việt nam thịnh vượng 627 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w