CHUƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NHTM
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại VPBank
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định
Công tác thẩm định rất quan trọng trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay. Công tác thẩm định bao gồm: kiểm tra hồ sơ thông tin KH và thẩm định hồ sơ vay.
❖Kiểm tra hồ sơ thông tin KH
Kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thơng tin là từ KH và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nguồn thông tin do chính KH cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, do đó ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thơng tin do KH cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế,...) và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, KH vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thơng tin.
Để tránh xảy ra sự chủ quan hoặc cố đưa ra nhận định chủ quan của CBTD trong việc nhận xét về năng lực tài chính của KH, VPBank đang áp dụng một phần mềm chấm điểm để xếp loại doanh nghiệp và cá nhân vay vốn, từ đó là cơ sở cho vay cũng như quyết định lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay phần mềm này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thông tin còn hẹp, cho ra những kết quả xếp loại chưa thực sự thuyết phục. Hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, cá nhân vay vốn này cần được cải tiến mở rộng thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn.
❖ Thẩm định hồ sơ vay của KH
• Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KH:
Phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng.
Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh. Đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu. Tránh tình trạng thơng đồng với KH, gây tổn thất cho NH.
Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của KH, nguồn trả nợ này phải chứng minh được bằng chứng từ và nhân viên thẩm định phải kiểm tra tính
hợp lý, hợp lệ của những chứng từ này. Đối với những nguồn thu nhập bất thuờng, khơng nên tính vào thu nhập trả nợ. Còn những nguồn thu nhập ổn định nhung khơng có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý. Chú ý thẩm định cả về tu cách của KH, tính hợp tác với NH và cả sự trung thực khi giao tiếp với CBTD.
Phát hiện kịp thời các truờng hợp nhu vay hộ, sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, những KH thuộc đối tuợng hạn chế và cấm cho vay.
• Thẩm định tài sản đảm bảo
Việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu KH không trả đuợc nợ. Từ việc định giá phải thật chính xác, khơng q nhỏ để KH duy trì quan hệ tín dụng với VPBank, khơng q lớn để gây rủi ro khi xử lý, cho đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết nhu công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo truớc khi cho vay.
Cần phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý tài sản đảm bảo, tách hẳn với bộ phận xử lý nợ nhu hiện nay. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao cho nhân viên định giá tài sản thay vì nhân viên phân tích nhu hiện nay để tránh tiêu cực xảy ra do các mối quan hệ thân thiết với KH vay.
Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu KH mất khả năng chi trả, do đó phải xem xét kỹ các yếu tố sau:
■ Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, khơng tranh chấp, ngăn chặn,...
■ Phải có nguồn thơng tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải thật chính xác, an tồn, đảm bảo tính khách quan.
■ Xem xét các yếu tố về điều kiện an tồn (phịng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an tồn), có cần phải mua bảo hiểm hay khơng.
■ Lợi thế thuơng mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.
Chuẩn hố quy trình cơng chứng tập trung, bổ sung thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu hiện tại và áp dụng toàn diện trên toàn hệ thống đối với tất cả các phòng công chứng. Chỉ xét công chứng phi tập trung với các hồ sơ đuợc phê duyệt bởi Ban tín dụng với lý do hợp lý.
Tuyển chọn và đào tạo nhân sự thích hợp, đúng chuyên ngành trong bộ phận Pháp lý chứng từ và quản lý tài sản, ban pháp chế nhằm nhận biết đuợc những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại chi nhánh và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.
Việc định giá tài sản phải thuờng xuyên cập nhật theo giá thị truờng. Truờng hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu KH bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH.
Trong q trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản đảm bảo bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải thông báo để KH bổ sung TSĐB. Nếu khơng có TSĐB, phải có phuơng án rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an tồn cho NH.
Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với KH (tránh tình trạng nguời bảo lãnh khơng biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý TSĐB).