* Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư dự án
Nội dung thẩm định:
Với những dự án đầu tư mà doanh nghiệp quyết định vay vốn ngân hàng thì chắc chắn đó khơng phải là quyết định một sớm một chiều của doanh nghiệp. Do vậy việc thẩm định khái quát sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án luôn được đặt lên hàng đầu. Cụ thể:
- Đánh giá sự cần thiết để đầu tư: Chắc chắn với mỗi doanh nghiệp thì khi đưa ra quyết định đầu tư đều dựa trên những nhu cầu cấp thiết nhất, hoặc là để hoàn thiện và phục vụ ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc là đầu tư mở rộng quy mơ lớn hơn phục vụ cho mục đích phát triển của doanh nghiệp. Những dự án đầu tư đa số là các tài sản cố định hữu hình, do vậy thời gian sử dụng của chúng sẽ tương đối dài nên việc
quyết định đầu tư chắc chắn đã được doanh nghiệp cân nhắc rất kỹ nên mới quyết định đầu tư.
- Đánh giá mục tiêu đầu tư của dự án: xem xét mục đích cuối cùng của dự án đầu tư là để làm gì, phục vụ cho mục đích gì của doanh nghiệp. Liệu việc đầu tư này có cân đối năng lực tài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh của ldoanh nghiệp chưa, mục tiêu thị trường mà doanh nghiệp đáp ứng như thế nào,...
* Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định:
Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư là việc chuyên viên xem xét và đánh giá xem phương án đầu tư của doanh nghiệp là có hợp pháp và tuân thủ các quy định hiện hành của ngành đó hay của pháp luật Việt Nam hay khơng. Thẩm định xem các tài sản của dự án như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mục đích sử dụng đúng như hợp đồng và hợp pháp hay không. Đối với những dự án đầu tư xây dựng thì việc thẩm định của chuyên viên phức tạp hơn khi dự án của doanh nghiệp còn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy hoạch phát triển kinh tế vùng hoặc khu công nghiệp nơi doanh nghiệp triển khai xây dựng; đảm bảo các vấn đề liên quan đến bảo vệ mơi trường, chun viên cịn phải thẩm định đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như các báo cáo phê duyệt về thiết kế, kỹ thuật dự án phải tuân theo các nội dung của bộ xây dựng, phải đảm bảo an tồn phịng cháy chữa cháy,... của doanh nghiệp cung cấp trong bộ hồ sơ.
* Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Nội dung thẩm định:
Chuyên viên thẩm định rà soát, đánh giá các yếu tố đầu vào chủ yếu của dự án cũng như khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nguồn cung cấp năng lượng : điện, nước, ...
- Danh mục các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án trong đó ghi rõ số lượng và tên các nhà cung cấp , đánh giá những đối tác này đã từng có quan hệ với doanh nghiệp từ trước hay là đối tác mới, khả năng cung cấp là bao nhiêu, độ tín nhiệm có cao hay khơng.
- Xem xét biến động về giá mua , với các nguyên vật liệu phải nhập khẩu, phân tích cụ thể những biến động trên thị trường quốc tế, so sánh tỷ giá ngoại tệ để có thể chọn được mức giá mua tốt nhất.
- Khả năng về nguồn nhân công của dự án, cũng như trình độ nguồn nhân cơng. - Nghiên cứu kỹ sự phù hợp của trình độ cơng nghệ dự án.
* Nội dung thẩm định khía cạnh thị trường khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
Nội dung thẩm định:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trị vô cùng quan trọng trong việc quyết định thành bại với dự án đầu tư. Do vậy, chuyên viên thẩm định tiến hành đánh giá và xem xét kỹ lưỡng về yếu tố thị trường khi thẩm định dự án. Chuyên viên thường tập trung phân tích, đánh giá một số nội dung chính sau:
Đánh giá tổng thể về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dự án:
Chuyên viên thẩm định đánh giá nội dung này dựa những thông tin sau:
- Bản danh mục sản phẩm cụ thể của dự án do doanh nghiệp cung cấp trong đó ghi rõ các đặc tính chi tiết cũng như những cơng dụng của sản phẩm mang lại.
- Phân tích mối quan hệ cung - cầu với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Đánh giá tình hình sản xuất cũng như việc tiêu thụ những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế trên thị trường qua việc xem xét mức độ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp trong quá khứ so với những sản phẩm khác cùng cơng dụng là tăng hay giảm. Nói cách khác thì đây có thể hiểu là thẩm định tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Đánh giá tổng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án tại thời điểm hiện tại cũng như dự báo nhu cầu trong tương lai; ước tính mức độ tiêu thụ sản phẩm thay đổi trong những năm tới tại thị trường trong nước cũng như tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài của sản phẩm, dịch vụ đầu ra dự án.
Trên cơ sở những phân tích về cung cầu và tín hiệu của thị trường với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, chuyên viên đưa ra những nhận xét đối với thị trường tiêu thụ của sản phẩm và dịch vụ đầu tư của dự án.
Chuyên viên xem xét và phân tích về các nguồn cung cấp sản phẩm của dự án:
- Đánh giá công suất sản xuất và cung cấp phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước hiện tại đối với sản phẩm của dự án, đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho các nhà sản xuất trong nước,nhập khẩu bao nhiêu.So sánh với những sản phẩm trong nước đang cùng cạnh tranh xem sản phẩm nào là nổi bật và phổ biến hơn.
- Đánh giá sản phẩm cùng loại từ những cơng ty nước ngồi nhập khẩu vào trong những năm qua, sản phẩm của dự án có yếu thế hơn hay khơng do một phần tâm lý người tiêu dùng Việt thường sính đồ ngoại
- Dự báo những biến động thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai, tiềm năng khai thác là ổn định hay không qua những số liệu trên các bài phân tích dự kiến về tốc độ tăng trưởng trong tổng cung của sản phẩm hay dịch vụ mà dự án triển khai.
Đánh giá về thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm
Chuyên viên thẩm định phân tích tính cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
Thị trường trong nước:
- So sánh về mẫu mã , hình thức,kết cấu và chất lượng của sản phẩm dự án với các sản phẩm thay thế trên thị trường
- Xem xét xem sản phẩm có phù hợp với thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng cũng như xu hướng hiện nay không.
- Mức chênh lệch giá cả của sản phẩm dự án so với những sản phẩm khác cùng loại, mức giá mà sản phẩm hướng đến là dành cho nhóm khách hàng có mức thu nhập nào, đây là nhân tố quan trọng nhất để hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm.
Với những sản phẩm có xu hướng xuất khẩu ra thị trường quốc tế:
- Xem xét những cơ chế, quy định, chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các sản phẩm xuất khẩu trong nhóm ngành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất-tiêu thụ như sản phẩm có thuộc danh mục được phép xuất khẩu khơng, quy định về khối lượng, mẫu mã, giá bán, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh như nào.
- So sánh quy cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả của sản phẩm so với những sản phẩm khác cùng loại dự kiến xuất khẩu.
Đánh giá về cách thức tiêu thụ và hệ thống phân phối sản phẩm.
Chuyên viên xem xét và đánh giá các mặt:
- Cách thức tiêu thụ dự kiến và xác lập mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp với đặc điểm của thị trường
- Dự tốn chi phí phân phối trong việc cân đối mặt tài chính dự án. - Xem xét mức độ tin cậy từ những đơn đặt hàng trước.
- Tính tốn về phương tiện, qng đường vận chuyển sản phẩm của dự án đến nơi tiêu thụ và cân nhắc mức giá cả trên tổng chi phí bỏ ra.
* Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
Nội dung thẩm định:
Chuyên viên sử dụng kết hợp phương pháp đối chiếu, so sánh và phương pháp chuyên gia cũng như kinh nghiệm từ những phương án trước để đưa ra đánh giá các nội dung sau:
- Địa điểm thực hiện và triển khai dự án có phù hợp hay khơng. - Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật có đảm bảo tiêu chuẩn khơng. - Các vấn đề liên quan đến trình độ công nghệ , kỹ thuật của dựán... - Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn và bảo vệ môi trường. - Các điều kiện về đảm bảo an tồn trong phịng cháy chữa cháy.
Cụ thể, chuyên viên thẩm định chi tiết hơn về các nội dung thuộc khía cạnh kỹ thuật như sau
Địa điểm xây dựng ( áp dụng với các dự án đầu tư xây dựng)
Chuyên viên phân tích những thuận lợi và khó khăn tại nơi xây dựng, cụ thể: - Anh hưởng của điều kiện thiên nhiên tới dự án.
- Điều kiện hạ tầng giao thông vận tải (giúp đáp ứng những nhu cầu về vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển và phân phối sản phẩm.)
- Cơ sở vật chất hiện tại của địa điểm đầu tư, điều kiện về thông tin liên lạc. - Quy hoạch tổng thể của tại khu vực địa phương nơi thực hiện dự án.
- Tác động từ vị trí địa lý về mật độ dân cư và trình độ dân trí đến phương hướng xây dựng.
- Hồn thiện cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư với khu vực có dân cư sinh sống.
Quy mơ đầu tư và sản phẩm của dự án
Chuyên viên thẩm định xem xét và đánh giá trên các phương diện sau:
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án, trên cơ sở đã đánh giá về khả năng tài chính, trình độ quản lý và thị trường tiêu thụ của dự án.
- Đặc điểm sản phẩm trên thị trường (sản phẩm mới hay có sẵn). - Kiểu dáng, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm.
- Yêu cầu kỹ thuật và tay nghề để sản xuất sản phẩm.
Trình độ cơng nghệ của dây chuyền máy móc thiết bị
Chun viên thẩm định đánh giá trình độ cơng nghệ của dây chuyền máy móc thiết bị qua các tiêu chí:
- Tính hiện đại của dây chuyền máy móc thiết bị.
- Sự phù hợp về trình độ cơng nghệ trong thực trạng về công nghệ tại nước ta. - Khả năng thích ứng và sử dụng của doanh nghiệp sau khi chuyển giao cơng nghệ. - Danh mục máy móc thiết bị với đầy đủ chủng loại, cơng suất và tính đồng bộ của dây
chuyền sản xuất.
- Khả năng thích ứng của cơng nghệ và máy móc thiết bị khi có những thay đổi trong hệ thống sản xuất hay thay đổi sản phẩm của doanh nghiệp.
- Mức độ thay thế và sửa chữa, khắc phục khi gặp sự cố. - Thời gian giao nhận và lắp đặt máy móc, dây chuyền. - Uy tín của nhà cung cấp thiết bị
Đối với các dự án có chuyển giao dây chuyền máy móc thiết bị phức tạp và hiện đại, chuyên viên thường đề xuất với cấp lãnh đạo để thuê những chuyên gia trong ngành về tư vấn để đưa ra những đánh giá chính xác nhất.
* Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định:
Chuyên viên quan hệ khách hàng đánh giá kinh nghiệm và trình độ quản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp, nếu chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm đặc biệt là với những
phương án đầu tư có trình độ cơng nghệ phức tạp thì chun viên thực hiện một số cơng việc sau:
- Đánh giá khả năng và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và điều hành cơng nghệ, máy móc của dự án.
- Đánh giá năng lực, danh tiếng của những nhà thầu tư vấn, triển khai việc lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần; trình độ tay nghề, kỹ thuật; kế hoạch đào tạo giảng dạy và khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho dự án.
- Đặt ra tình huống để xem xét phản ứng và cách xử lý của doanh nghiệp trong trường hợp không thể đạt được công suất dự kiến của sản phẩm hay những tình huống có thê xảy ra khác...
* Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Nội dung thẩm định:
Tồn bộ những phân tích và đánh giá mà CV QHKH thực hiện ở nội dung trên sẽ dùng cho mục đích quan trọng nhất là hỗ trợ cơng việc tính tốn và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính dự án, vì chỉ khi dự án có dịng tiền tốt thì mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Như vậy việc đưa ra kết luận về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án có đúng hay khơng phụ thuộc rất nhiều phần thẩm định các nội dung bên trên cũng như các giả định đưa ra đối với những phần dự báo. Các chuyên viên cần đánh giá:
Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này được đưa vào
để tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, chi phí bảo trì TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm.
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm để tính tốn mức huy động công suất so với thiết kế, doanh
thu dự kiến hàng năm.
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của
dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
Trong q trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính tốn cụ thể, gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án gồm có NPV và IRR.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ như nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay...
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, ... được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.