Thẩm định tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 378 (Trang 35 - 38)

Tài sản bảo đảm là cơng cụ phịng ngừa rủi ro đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó khơng những mang giá trị kinh tế mà còn thể hiện yếu tố pháp lý để bảo đảm cho việc thu hồi các khoản nợ mà khách hàng vay vốn có nghĩa vụ trả doanh nghiệp , như vậy tài sản bảo đảm sẽ đảm bảo việc thanh toán nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng khi khơng may có rủi ro xảy đến. Với tính chất đặc biệt quan trọng như vậy thì nội dung thẩm định tài sản bảo đảm phải được thực hiện rất kỹ lưỡng , chân thực, chính xác và phải được cập nhật thường xuyên .

Ở các ngân hàng, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì phần tài sản bảo đảm phải đáp ứng được một số điều kiện sau:

- Giá trị tài sản bảo đảm luôn phải lớn hơn 100% so với nghĩa vụ vốn vay phải trả của phương án.

- Tài sản thế chấp phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận thuộc về chủ doanh nghiệp và không được đồng thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác để ngân hàng ln có thể xử lý tài sản khi phương án vay xảy ra những yếu tố rủi ro.

Nội dung thẩm định:

- Tính pháp lý của tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm cho phương án vay vốn của khách hàng phải tuân thủ đầy đủ những điều kiện pháp lý mà pháp luật và ngân hàng quy định bao gồm:

+ TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu của người vay ( thường là các chủ doanh nghiệp ), trong trường hợp tài sản đứng tên người khác thì phải có giấy tờ ủy quyền trách nhiệm và nghĩa vụ về tài sản của chính chủ sở hữu tài sản đó giao cho người vay.

+ Một tài sản chỉ được thế chấp tại một ngân hàng duy nhất, khơng có những tranh chấp về nội dung tài sản tại thời điểm xác nhận cung cấp tín dụng của ngân hàng. + TSBĐ phải được phép lưu hành và giao dịch theo quy định pháp luật.

+ TSBĐ có nằm trong danh mục hạn chế hoặc cấm giao dịch của ngân hàng hay khơng.

+ Trường hợp TSBĐ là chứng từ có giá trị thì phải có dấu và chữ ký xác nhận rõ ràng của nơi phát hành đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.và giấy tờ là có giá trị.

Chuyên viên thẩm định dựa vào những nội dung trên để so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận về tính pháp lý của TSBĐ là đạt hay khơng.

- Tính thanh khoản của tài sản

Chuyên viên nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng về tính thị trường của những tài sản, hàng hóa mà doanh nghiệp thế chấp làm TSBĐ tại ngân hàng , từ đó đưa ra kết luận về khả năng tiêu thụ cũng như tính thanh khoản của loại tài sản đó, qua đó đánh giá chính xác về khả năng xử lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro khơng thanh tốn được vốn vay.

- Giá trị tài sản bảo đảm

Giá trị TSBĐ thế chấp cho phương án được chuyên viên cùng doanh nghiệp thống nhất xác định khi phương án xác nhận cung cấp tín dụng được hình thành, việc xác định giá trị TSBĐ là cơ sở để ngân hàng xác định giá trị cho vay doanh nghiệp.

Với các TSBĐ là giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm hay những tài sản có thể dễ dàng xác định được giá trị thì cơng việc thực hiện thẩm định sẽ được rút ngắn thời gian hơn rất nhiều so với các TSBĐ cần định giá cụ thể.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC Dự ÁN ĐẦU TƯ CỦA KHỐI SME TẠI MB THĂNG LONG

2.1. Tổng quan về MB Thăng Long

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

18/06/2003, chi nhánh Thăng Long thuộc NHTMCP Quân Đội được thành lập với trụ sở đầu tiên tại 86 Lê Trọng Tấn. Trụ sở hoạt động liên tục tới năm 2009 thì chuyển về 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội đồng thời đổi tên thành chi nhánh Thăng Long như hiện tại. Chi nhánh đã từng có 3 phịng giao dịch ( PGD ) trực thuộc gồm: PGD Định Cơng; PGD Nhân Chính và PGD Lê Trọng Tấn nhưng toàn bộ 3 PGD trên đã tách rời sự quản lí của Thăng Long và hiện tại được quản lí online bởi Hội sở của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chi nhánh Thăng Long thực sự là 1 trong những biểu tượng về văn hóa đồn kết và tn thủ tại tồn thể NH TMCP Qn Đội nói riêng cũng như các ngân hàng nói chung bởi chi nhánh tuy mới đi vào hoạt động được 18 năm, thế nhưng trong đó 10 năm đều do 1 giám đốc lãnh đạo và điều hành xuất sắc. Hiện tại, ông Nguyễn Hải Long đang đảm nhiệm vị trí giám đốc khi ơng cịn rất trẻ, đem lại sự năng động, sáng tạo cho tồn chi nhánh và đã đem về thành tích “Chi nhánh xuất sắc” 3 năm liên tục.

2.1.2. Bộ máy tổ chức.

Tính đến 30/04/2020, sơ đồ về tổ chức của MB Thăng Long như sau:

Bảng 1: Sơ đồ về tổ chức của MB Thăng Long

STT Ngành nghề Số

lượn l Khách Hàng

TỔNG Active Inactive

2.2. Thực trạng về việc thẩm định cho vay vốn của dự án đầu tư từ khối SME tạiMB Thăng Long MB Thăng Long

2.2.1. Vai trò về việc thẩm định dự án đầu tư từ khối SME tại MB ThăngLong. Long.

Hiện nay các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư và xây dựng thì thường hay có như cầu về nguồn vốn khá là lớn, còn đối với những SME lại có đặc trưng là họ đang trên đà tăng trưởng và đẩy nhanh quá trình phát triển, họ có quy mơ doanh nghiệp và năng lực tài chính chưa mạnh, nên bị hạn chế nhiều từ nguồn vốn tiền mặt . Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn cần đến những khoản vay vốn từ ngân hàng. Còn đối với ngân hàng, họ có các phương án dư nợ tín dụng có thể đem lại lợi nhuận cao từ các khoản vay tuy nhiên lại có tiềm ản rui ro khá nhiều, vì thế nên ngân hàng luôn đánh giá tường tận và phải đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định.

Ngân hàng MB, với bất kì khoản tín dụng cấp ra ln cần phải đạt mục đích là mang lại tính hiệu quả, để hoạt động ngân hàng luôn được đảm bảo trơn tru. Ngân hàng luôn muốn doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn trả các khoản vay từ cả gốc lẫn lãi, vì vậy nên đối với mỗi dự án muốn được đầu tư từ ngân hàng thì các chi nhánh phải thẩm định tất cả từ hồ sơ doanh nghiệp đến phải thẩm định kiểm tra kĩ càng dự án trên các mặt như là: thị trường, tổ chức , phương diện pháp lý, tài chính, .v.v. Với từng thẩm định trên các phương diện, đó sẽ là thước đo quan trọng để xác định liệu dự án có đem lại hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể có đủ dịng tiền để hồn trả ngân hàng hay không.

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội- chi nhánh Thăng Long nếu xét từ các yếu tố nghiệp vụ, họ luôn hoạt động với phương châm đảm bảo cung cấp hiệu quả cho cả ngân hàng và doanh nghiệp thì với việc thẩm định có thể giúp:

* Chi nhánh sẽ có đủ thơng tin về các đối tượng được cho vay, để có thể chấm điểm các mục xếp hạng tín dụng một cách chính xác nhất.

* Từ đó, ngân hàng sẽ xác định được các mức độ rủi ro khi triển khai dự án. Từ đó để hạn chế các rủi ro thì ngân hàng sẽ có thể đưa ra được các giải pháp khắc phục, đảm bảo được tính khả thi với dự án, bên cạnh đó góp ý kiến đối với các cơ quan quản lý của Nhà Nước và giúp cho nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác.

* Trong khi thực hiện việc đầu tư dự án thì ln được kiểm tra, kiểm soát về việc sử dụng cũng như tiết kiệm nguồn vốn từ các căn cứ do ngân hàng tạo ra.

* Để nâng cao chất lượng, ngân hàng luôn rút ra những kinh nghiệm trong các hoạt động cho vay.

Nhờ việc thẩm định, chi nhanh ngân hàng sẽ có được cái nhìn tồn diện và tổng quan nhất về dự án; từ đó đánh giá được về các nhu cầu tổng vốn đầu tư một cách chính xác nhất, các mục cơng trình được sử dụng nguồn vốn được cấp và kiểm sốt tình hình một cách chặt chẽ trong việc sử dụng chúng, luôn đảm bảo dự án mang lại hiệu quả về tài chính cũng như kiểm sốt được dự án có khả năng hồn trả nợ hay khơng.

2.2.2. Phân loại và số lượng khách hàng, đặc điểm các dự án đầu tư vay vốn của các SME tại chi nhánh Thăng Long.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 378 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w