Đặc điểm các dựán đầu tư vay vốn của các SME tại chi nhánh Thăng Long.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 378 (Trang 44)

Khác với các ngân hàng khác, ngân hàng Qn Đội khơng theo mơ hình phê duyệt tập trung mà tách riêng thành 3 hoạt động chính là : Bán hàng, làm phương án và quản lý rủi ro. Các chuyên viên tại chi nhánh sẽ tự thẩm định các khoản vay dưới 15 tỷ đồng, còn đối với những phương án trên 15 tỷ sẽ kết hợp cả chuyên viên tại chi nhánh và bộ phận thẩm định tại Hội sở để xét duyệt cụ thể. Hiện tại phịng SME có khoảng hơn 200 khách hàng có phương án đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau đã được cấp hạn mức Các dự án đầu tư xin cấp tín dụng với mục đích sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh hoặc kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm NVL chiếm phần lớn trong tổng số các dự án đầu tư tại chi nhánh Thăng Long nói riêng hay tồn bộ NHTMCP Quân Đội nói chung

Ở chi nhánh Thăng Long, những dự án từ khối khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB) với trọng tâm là các ngành khai thác khoáng (tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN, tập đồn Than-khống sản Việt Nam Vinacomin, Lọc hóa dầu Bình Sơn, tổng cơng ty Mỏ Việt Bắc ...) hoặc các ngành thương mại lớn của đất nước ( tập đoàn Mobifone, hãng hàng không Vietjet, tổng công ty quản lý tài sản Việt Nam ) cần lượng vốn khổng lồ và gần như luôn phải trình lên hội sở để phê duyệt. Cịn với những dự án đầu tư của các SME có nhu cầu vốn thấp rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, như vậy những dự án đầu tư xin cấp tín dụng của nhóm nãy cũng dễ xử lý và cơng tác thẩm định cũng giản đơn hơn. Đa số các dự án ở phòng SME sẽ do các chuyên viên tự thẩm định, chỉ khi nào

phát sinh những dự án đầu tư với nhu cầu vốn vay trên 15 tỷ thì sẽ được đẩy lên hội sở để phê duyệt

Các chuyên viên tại chi nhánh phải xử lí 1 khối lượng dự án rất lớn và thường xuyên như

vậy nên mỗi chuyên viên tại MB cần phải lưu ý những điều sau:

* Khách hàng doanh nghiệp ở phòng SME đa phần hoạt động ở lĩnh vực sản xuất hoặc phân phối thương mại, dịch vụ, sản phẩm quen thuộc với thị trường và người tiêu dùng. Những sản phẩm, dịch vụ như thế thường có tính cạnh tranh rất lớn nên việc thay đổi, cải tiến sản phẩm dẫn đến thay đổi cả chiến lược kinh doanh của khách hàng. Điều này đòi hỏi các chuyên viên sẽ phải có tầm hiểu biết rộng, am hiểu khách hàng cũng như

thị trường để có thể biết được những khó khăn, biến động hay ưu thế của sản phẩm, dịch

vụ của khách hàng từ đó góp phần vào cơng tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tốt hơn.

* Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phịng SME đa phần có quy mơ và năng

lực tài chính hạn hẹp làm ảnh hưởng tới các điều kiện để họ tiếp cận vốn vay, do đó làm hạn chế nguồn lực trong dự án đầu tư của họ và đặc biệt là mảng công nghệ. Những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập thực sự khó khi chen vào thị trường cạnh tranh với những tập đoàn hoặc doanh nghiệp rất lớn cả ở trong nước lẫn nước ngồi, họ khơng

đủ điều kiện để bắt kịp thị trường với máy móc thiết bị hiện đại nên trở nên lạc hậu và lâm vào thế khó. Vậy nên đối với những khách hàng như vậy đòi hỏi các chuyên viên

phải đánh giá, thẩm định kĩ càng từng khía cạnh của dự án bởi nếu khơng sẽ rất dễ đến gặp những công ty làm ăn phá sản, gây nợ xấu cho ngân hàng.

* Một vấn đề thường xuyên gặp ở khách hàng doanh nghiệp tại phòng SME là xuất

hiện những bất cập ở khả năng và trình độ của người quản lý, tổ chức doanh nghiệp. Theo thống kê của hiệp hội doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, hiện nay trên cả nước có hơn 1,7 triệu doanh nghiệp, nhưng có tới 69,5% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ cao đẳng đổ xuống. Rất ít chủ doanh nghiệp được đào tạo bài bản các kiến thức về kinh tê, pháp luật, quản trị kinh doanh. Điều này dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa các chuyên viên và chủ doanh nghiệp trong khâu giải quyết hồ sơ và nhiều khi do khách hàng không nắm rõ hoặc hiểu về các quy định của MB nói riêng hay Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nói chung. Vậy nên từ các chun viên đến trưởng phó phịng, thậm chí là giám đốc chi nhánh đều cần thật bình tĩnh, lắng nghe kỹ và phân tích, diễn giải cho khách hàng sao cho chính xác và thuyết phục nhất để phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng

* Tại Việt Nam, vẫn cịn khá nhiều vấn đề khơng rõ ràng và minh bạch tại các doanh

nghiệp, đặc biệt xuất hiện nhiều ở phân khúc khách hàng SME. 1 số doanh nghiệp không

trung thực đã sự dụng nhiều cách khác nhau để làm giả sổ sách, báo cáo tài chính ảo để đối phó, thậm chí là lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Phịng khách hàng doanh nghiệp khối SME tại MB Thăng Long đã rất nhiều lần phát hiện ra giấu hiệu bất thường ở các bộ hồ sơ để xử lý sớm và kịp thời. Do đó, cần phải thật thận trọng và thậm định kĩ càng khi đối mặt với những doanh nghiệp chưa có uy tín, có dấu hiệu khả nghi

2.2.3. Thực trạng thẩm định cho vay các dự án đầu tư vay vốn của các SME

tại MB Thăng Long giai đoạn 2017-2019 a) Công việc tổ chức thẩm định của nhân sự

Các chuyên viên sẽ là những người đầu tiên tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các SME, tùy theo mỗi khách hàng mà sẽ có những cách xử lý khác nhau như sau:

* Khách hàng doanh nghiệp mới hợp tác với MB và chưa có hạn mức muốn vay vốn đầu tư :

Các chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp sẽ tiếp nhận và thẩm định đầy đủ hồ sơ mà khách hàng cung cấp theo quy trình cụ thể sẵn như mọi khi. Sau khi đã thẩm định bộ hồ sơ về thông tin doanh nghiệp là Đạt thì tiếp đến thẩm định dự án đầu tư mà doanh nghiệp đó muốn vay vốn để đề xuất phương án cấp tín dụng thích hợp cho khách hàng. Lúc này dự án sẽ được thẩm định qua nhiều cấp phê duyệt, đầu tiên là chuyên viên sẽ xét tính khả thi và hợp lý của dự án thì sẽ báo cáo lên trưởng-phó phịng đồng thời lập báo cáo đề xuất để trình lên xin phê duyệt của giám đốc chi nhánh.

* Khách hàng doanh nghiệp đã và đang hợp tác với MB, được thẩm định từ trước và được cấp hạn mức:

Những khách hàng đã và đang hợp tác với chi nhánh từ trước sẽ thuộc mảng phụ trách của chuyên viên tương ứng và chuyên viên đó sẽ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp khách

hàng doanh nghiệp cũng như báo cáo trưởng-phó phịng, trình giám đốc chi nhánh để phê duyệt. Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn, cụ thể là trên 15 tỷ thì chuyên viên phải cùng với trưởng phó phịng trực tiếp đánh giá hồ sơ, tiếp theo đó sẽ trình lên Giám đốc Chi nhánh để thơng qua, phê duyệt.

b) Quy trình thẩm định

Bảng 4: Sơ đồ quy trình thẩm định tại NH TMCP Qn Đội-chi nhánh Thăng Long

Cịn các trường hợp khơng đạt:

(*1): Với bộ hồ sơ không đạt, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu giải trình cụ thể và bổ sung hồ sơ, để được chấp nhận là Đạt thì khách hàng phải giải thích một cách hợp lý hoặc hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ, cịn nếu khơng thì bộ hồ sơ được gửi lại cho khách hàng, không tiếp nhận và hợp tác với doanh nghiệp đó nữa.

(*2): Để xin phê duyệt lại thì CV QHKH sẽ phải tiếp nhận lý do mà trưởng hoặc phó phịng khơng chấp nhận và phải giải trình cụ thể thuyết phục, nếu trưởng hoặc phó phịng

thấy hợp lý thì có thể sẽ cho phép sửa đổi lại, lúc đó CV QHKH phải về điều chỉnh lại cho báo cáo và tiếp tục xin phê duyệt. Trong trường hợp khi mà CV QHKH không thể thuyết phục trưởng hoặc phó phịng bảo vệ phương án của doanh nghiệp thì phương án sẽ dừng lại, từ chối xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng.

(*3): Giám đốc chi nhánh gửi lý do từ chối cho trưởng hoặc phó phịng, nếu trưởng phó phịng giải thích một cách cụ thể, thuyết phục được giám đốc chi nhánh đồng ý phương án, CV QHKH sẽ tiếp nhận lại từ trưởng hoặc phó phịng để điều chỉnh lại sao cho đúng ý báo cáo đề xuât rồi có thể xin phê duyệt lại lần nữa. Trong trường hợp khi mà trưởng hay phó phịng khơng thể thuyết phục giám đốc chi nhánh chấp nhận thì phương án dừng

lại, từ chối xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Chi tiết qui trình thẩm định : Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

* Người tiếp nhận: Chuyên viên quan hệ khách hàng

* Tại đây, chuyên viên phải tiếp nhận xử lý hồ sơ từ doanh nghiệp mà chuyên viên đó chịu trách nhiệm quản lý và tiến hành quá trình thẩm định :

Kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: - Hồ sơ tài chính

- Đơn đề xuất cấp tín dụng cho dự án - Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ Tài sản đảm bảo

* Doanh nghiệp được xác nhận hoàn thành bộ hồ sơ khi hồ sơ có thể đáp ứng đủ các điều kiện:

- Hồ sơ phải đầy đủ theo quy định cấp tín dụng cho KHDN tại NHTMCP Quân Đội

MB theo mỗi thời kỳ.

- Hồ sơ phải được người trong nội bộ doanh nghiệp trực tiếp mang đến hoặc chuyên

viên tới tiếp nhận trực tiếp, những phương thức khác chỉ được chấp nhận trong trường hợp bổ sung hồ sơ.

- Hồ sơ phải có xác nhận của doanh nghiệp gồm: chữ ký thuộc cấp lãnh đạo doanh nghiệp theo đúng quy định, con dấu.

* Vậy đối với giai đoạn đầu tiên thì CV QHKH phải chịu trách nhiệm gồm:

- Kiểm tra kèm đối chiếu với từng danh mục hồ sơ quy định để xem bộ hồ sơ của doanh nghiệp gửi đã đầy đủ chưa.

- Bộ hồ sơ nào cịn chưa đầy đủ hay có các lỗi thì cần phản hồi lại và yêu cầu khách

hàng bổ sung phần cịn thiếu.

- Xác nhận hồn tất việc bàn giao hồ sơ theo đúng quy định của MB.

- Kiểm tra lại các thơng tin trong hồ sơ, sau đó scan ra file mềm và đẩy lên hệ thống

BPM của Ngân hàng Quân Đội

Bước 2: Thẩm định

* Người thực hiện: các chuyên viên sẽ là người thực hiện thẩm định với sự giám sát kèm đánh giá từ trưởng hoặc phó phịng KHDN.

* Hồ sơ của doanh nghiệp cùng với dự án doanh nghiệp định đầu tư cần được kiểm tra và nghiên cứu kĩ lưỡng. Kiểm tra các điều kiện theo qui đinh của MB, chỉ cần có một

điều kiện khơng đạt thì phải liên hệ với khách hàng để giải trình và tìm hướng xử lý. Tiếp theo CV QHKH cần gửi kết quả lên trưởng hay phó phịng, để cấp quản lý có thể dựa trên những đánh giá từ chuyên viên, từ đó xem xét và nghiên cứu để đưa ra quyết định cho khách hàng và đề xuất phương án cung cấp tín dụng.

* Nội dung thẩm định: cần thẩm định, chú ý nhận diện cũng như phân tích các rủi

ro về những điều kiện sau:

- Doanh nghiệp có nhóm ngành hoạt động nào là chủ yếu.

- Năng lực của doanh nghiệp ( tình hình kinh doanh, tính pháp lý, năng lực tài chính...)

- Tài sản đảm bảo...

- Phương án kinh doanh của doanh nghiệp, phương án cấp tín dụng của đơn vị kinh

doanh đề xuất.

* Thẩm định thực tế doanh nghiệp:

Đối với các dự án nhỏ thì phương án cấp vốn khơng lớn nên chuyên viên có thể tự đi xuống trực tiếp doanh nghiệp. Đối với dự án có phương án cấp vốn lớn, chuyên viên phải cùng cấp quản lý của mình đi thẩm định doanh nghiệp trực tiếp về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và các tài sản mà doanh nghiệp đảm bảo khách hàng

đã thế chấp tại ngân hàng. * xếp hạng tín dụng

Khi hồ sơ được phân tích xong, doanh nghiệp và TSĐB của dự án vay vốn được thẩm định. Lúc này, CV QHKH sẽ phải xin ý kiến từ cấp quản lý để xếp hạng tín dụng đối với

khách hàng dựa theo các tiêu chí đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng quân đội.

* Lập báo cáo đề xuất

CV QHKH cần lập BCĐX bằng tay hay dựa theo mẫu MB trên BPM ( đây là một hệ thống quản lý thuộc MB) sau khi đã hồn tất các việc thẩm định.

Giai đoạn 3: Kiểm sốt BCĐX

* Người thực hiện: trưởng phó phịng KHDN

* Sau khi chun viên hồn thành BCĐX và đưa lên trường phó phịng, từ đây trưởng phó phịng sẽ tiếp tục đánh giá và chịu trách nghiệm về những nội dung mà chuyên viên đã đánh giá trên BCĐX.

* Khi đã được trưởng phó phịng đánh giá, BCĐX sẽ tiếp tục được đẩy lên các cấp giám đốc để phê duyệt lần cuối trước khi tiến hành thực hiện phương án cấp tín dụng cho doanh nghiệp

* Một số trường hợp đặc biệt như phương án của các khoản vay trên 15 tỷ sẽ được đẩy lên hội sở để thẩm định, trước khi đưa lại về giám đốc chi nhánh để phê duyệt lần cuối

Giai đoạn 4: Phê duyệt hồ sơ

* Người thực hiện : Giám đốc chi nhánh.

* Giám đốc chi nhánh nhận xét và phân tích tổng quát dựa trên các báo cáo đề xuất cuối cùng của chuyên viên đã có ý kiến đánh giá từ trưởng hay phó phịng hoặc hội sở nếu có. Từ đó đưa ra quyết định phê duyệt hay khơng.

c) Đánh giá về thực trạng phương pháp và nội dung thẩm định tại MB ThăngLong Long

* Về cụ thể các phương pháp và nội dung thẩm định tại MB cũng giống hầu hết các

ngân hàng ở Việt Nam và đã được nêu rõ ở trên. Tại mục này, tác giả sẽ đánh giá và đi sâu hơn về chi nhánh Thăng Long thuộc NHTMCP Quân Đội đồng thời đưa ra ví dụ cụ thể.

* Ví dụ cụ thể về chủ đầu tư có dự án sau :

Chủ đầu tư

Tên doanh nghiệp: công ty TNHH ECO Việt Nam

Địa chỉ: Lô II.8.1.KCN Khai Sơn, Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Tuấn Số CMTND: 120857321

Giấy phép kinh doanh: 0104622848

Ngày cấp: 27/04/2010 tại Sờ Kê hoạch và Đầu tư tinh Bắc Ninh Ngành nghê hoạt động: Lăp đặt cơng trình điện.

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đơng

Vồn thực góp thời diêm ngàv : 31/12/2019 là 35.000.000.000 đồng ( Nguồn:Báo cảo thấm định phòng SME- chi nhánh Tháng Long )

Dự án đầu tư

Tên dự án: “Dự án mua săm dây chuyên gia công cán thép nhăn hiệu BRUCO BCP6- 630X1 và PLASMA BODA-TRUECUT 4000 cho phân xưởng 2 tại KCN Khai Sơn. Bắc

Ninh”

Chủ đầu tư: Công ty TNHH ECO Việt Nam

Địa điểm đầu tư: Nhà máy phân xưởng 2 - công ty Eco thuộc Lô II.8.2.KCN Khai Sơn, Xà Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Sản phẩm dự án: Dây chuyền máy cắt ông thép và máy cắt thép Plasma. Vồn đầu tư dự kiến: 13.600.000.000 đổng

( Nguồn:Báo cáo thẩm định phòng SME- chi nhánh Tháng Long )

Đây là dự án đã được thẩm định bởi chuyên viên Long - trưởng đội 1 phòng khách hàng SME tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thăng Long

* Phương pháp thẩm định theo trình tự

Tại chi nhánh, phương pháp thẩm định theo trình tự như 1 cơng cụ để thẩm định về khía cạnh pháp lý, kĩ thuật cũng như năng lực tài chính, tổ chức của khách hàng, chủ đầu tư và dự án. Tại 1 ngân hàng mang tên Qn Đội thì tính kỉ luật và sự nghiêm khắc đều rất cao, vậy nên phương pháp thẩm định theo “ từng bước” này rất phù hợp với ngân hàng, chỉ cần khách hàng sai phạm 1.

Phân tích ví dụ dự án cụ thể:

Từ bộ hồ sơ khách hàng ECO cung cấp cho chi nhánh, chuyên viên Long đã lần lượt đánh giá như sau:

“ Hồ sơ pháp lý công ty đầy đủ , rõ ràng, đủ tư cách hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 378 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w