kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm sốt hối đối cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ.... nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Hiện nay Singapore là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, được coi là “Con rồng kinh tế” ở châu Á. Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ KHCN . Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ KHCN tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered, HSBC, UOB.Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng. Ví dụ, Overseas Union Bank, NH này đã thành lập một NH Internet hoàn toàn riêng biệt và đã chi khoảng 320 triệu Đô la Singapore (175 triệu USD) để mua các hệ thống cung cấp dịch vụ mới, bao gồm các dịch vụ Internet và giao dịch cổ phiếu trực tuyến. DVNH trực tuyến cũng là một dịch vụ hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho NH, do giảm thiểu được khá nhiều thời gian, chi phí cho nguồn lực của NH, đồng thời thu hút KH do có những tiện ích khơng thể phủ nhận được. Theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ KHCN đó là: - Cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin đồng bộ và hiện đại.
- Những sáng kiến quản lý tiền tệ đã cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt tài chính của họ.
- Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàng ở Singapore.
- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: máy nhận tiền gửi, internet banking, phone banking, home banking.để phục vụ cho khách hàng. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc hiện là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và liên tục trong những năm qua đã giúp cho Trung Quốc trở thành một trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thu nhập bình quân ngày càng được nâng cao (khoảng 5500 USD theo số liệu thống kê năm 2012), đời sống vật chất của dân cư ngày càng hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
Trung Quốc hiện có các NHTM lớn và cũng là các ngân hàng hàng đầu trong khu vực và Châu Á như: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Trung Quốc (BOC). Đây là các Ngân hàng có mạng lưới phân bố rộng khắp trên tồn lãnh thổ Trung Quốc, có năng lực và uy tín lâu năm trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động KHCN nói riêng.
Khách hàng mà các ngân hàng Trung Quốc hướng tới là các KHCN, đặc biệt là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 - 45 vì đây là đối tượng có nhu cầu chi tiêu cao trong xã hội. Sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng Trung Quốc cung cấp là các dịch vụ cá nhân như: tiền gửi, tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng, chuyển tiền...
Các sản phẩm ngân hàng phục vụ các khách hàng là cá nhân trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ. sản phẩm cho vay cầm cố thế chấp là hình thức phổ biến nhất trong tín dụng tiêu dùng (thường chiếm khoảng 75% tổng số cho vay tiêu dùng).
Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, doanh số thanh tốn qua thẻ tăng nhanh qua các năm. Trung Quốc đã áp dụng liên minh thẻ quốc gia dưới hình thức một cơng ty hợp tác chuyên doanh thẻ đảm bảo nâng cao tiện ích của sản phẩm thẻ. Việc liên kết dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến đảm bảo hạn chế ảnh hưởng tới người sử dụng thẻ như việc kết nối trong liên minh thẻ đảm bảo việc kết nối tại một điểm bị lỗi thì hệ thống sẽ chuyển tự động sang điểm kết nối khác, đồng thời cũng có sự chia sẻ việc quá tải trong các ngân hàng với nhau.
Những kinh nghiệm đúc kết mang lại thành công trong kinh doanh dịch vụ KHCN đó là:
- Hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại đã góp phần nâng cao hiệu quả chế độ thơng tin nội bộ và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Các ngân hàng đặt mục tiêu và không ngừng tăng cường giảm tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ truyền thống và tăng tỷ trọng thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ khác như thanh toán trong nước và quốc tế, bảo hiểm...
- Thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động như cắt giảm lao động dư thừa, cắt giảm các chi nhánh hoạt động không hiệu quả , cắt giảm các chi phí khơng cần thiết.
- Đội ngũ nhân viên làm công tác marketing luôn luôn được cải thiện về năng lực hoạt động, đồng thời ngân hàng ln nâng cao vai trị kiểm sốt nội bộ, đó cũng là chìa khóa mang lại sự thành cơng trong việc kinh doanh dịch vụ KHCN.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng Việt Nam
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. KHCN chính là đối tượng quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ đó. Qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ KHCN của Singapore và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:
> Việt Nam là quốc gia có mơi trường chính trị và xã hội ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển, dân số đơng và có cơ cấu trẻ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao. Do vậy, việc phát triển dịch vụ KHCN cần được quan tâm, đầu tư trong cả ngắn hạn và dài hạn.
> Phát triển các chi nhánh, các kênh phân phối cần đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển dịch vụ bán lẻ, rà soát những điểm giao dịch hoạt động khơng hiệu quả để cắt giảm chi phí.
> Tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ mới và cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào việc nâng cao những tiện ích và giá trị sử dụng của các dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 25 Học viện Ngân hàng
> Nghiên cứu thị trường, đánh giá đặc điểm của các loại khách hàng, phát hiện nhu cầu, từ đó đưa ra các sản phẩm có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm đưa lại sự tiện ích cho khách hàng cũng như tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.
> Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Xây dựng một chiến lược tiếp thị rõ ràng, bài bản để cung cấp các sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng cường quảng bá để KHCN có thể biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng qua các chương trình PR, quảng cáo, đặc biệt nhấn mạnh điểm khác biệt, riêng có của ngân hàng. Tập trung cơng tác chăm sóc khách hàng trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ.
Ket luận chương 1
Chương 1 của khóa luận đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ KHCN, phân tích vai trị của nó đối với nền kinh tế cũng như tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động này tại các NHTM ở Việt Nam. Để phát triển dịch vụ KHCN , trong chương 1 cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực trên lĩnh vực này. Các nội dung trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ KHCN và đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ KHCN tại HDBank chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHCN TẠI NGÂN