Giới thiệu chung về Ngânhàng TMCP Phát triển TP Hồ ChíMinh Ch

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 490 (Trang 37 - 42)

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh - Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 27/06/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 1300/QĐ-NHNN về việc cho HDBank thành lập Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. HCM - Chi nhánh Hà Nội. Ngày 26/08/2006, HDBank chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Hà Nội (Chi nhánh số 9).

Ngày 27/03/2012, Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội ra văn bản số 465/HAN-TTCS1 về việc chấp nhận đổi tên Chi nhánh Hà Nội của HDBank.

Ngày 15/05/2012, HDBank - Chi nhánh Hà Nội chính thức sử dụng tên mới và mẫu dấu mới theo tên gọi mới là “Ngân hàng TMCP phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội” thay cho tên gọi cũ “Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội”.

Địa chỉ : Số 8B Lê Trực, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.

Email : hanoi@hdbank.com.vn . Tổng đài : (04) 3747.4393, Fax : (04) 3747.4393.

Ngay từ những ngày đầu thành lập HDBank - Chi nhánh Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn. HDBank là một ngân hàng chủ yếu hoạt động trong TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh hoạt động đầu tiên ở Miền Bắc. Do đó, thương hiệu của HDBank - Chi nhánh Hà Nội cũng không được nhiều khách hàng quan tâm, biết đến. HDBank - Chi nhánh Hà Nội gặp phải nhiều trở ngại trong việc huy động vốn, tuyển dụng nhân sự, tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt, Chi nhánh Hà Nội được thành lập khi thị trường Ngân Hàng Việt Nam đang phát triển theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. HDBank Hà Nội phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác, thách thức đặt ra với Chi nhánh lúc này là làm sao khẳng định được vị trí của mình tại thị trường Hà Nội, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển mạng lưới rộng khắp. Xác định rõ thời cơ, thách thức, tập thể Lãnh đạo Chi nhánh đặt ra những nhiệm vụ, bước đi, biện pháp mang tính chiến lược để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khóa luận tốt nghiệp 27 Học viện Ngân hàng

Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những Chi nhánh có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. HCM.

Về mạng lưới hoạt động, HDBank Chi nhánh Hà Nội luôn quan tâm đến công tác phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm giao dịch. Đến nay đã có 14 điểm giao dịch hoạt động trực thuộc Chi nhánh, bao gồm: PGD Hai Bà Trưng, PGD Đống Đa, PGD Linh Đàm, PGD Hoàng Văn Thái, PGD Hà Thành, PGD Vạn Xuân, PGD Đông Đô, QTK Thành Cơng, QTK Thượng Đình...

Nhìn chung các điểm giao dịch của HDBank Hà Nội khi đưa vào hoạt động đã thu được một số kết quả trong việc huy động vốn và cho vay của dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Đồng thời cũng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần hoạt động của HDBank trong cả nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh HDBank - Chi nhánh Hà Nội những nămgần đây gần đây

Biểu 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn tại HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)

Vốn là yếu tố đầu tiên quan trọng trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng, từ đó quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Xác định điều đó HDBank chi nhánh Hà Nội coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. HDBank chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp linh hoạt trong công tác huy động vốn như: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có áp dụng ưu đãi về lãi suất, tăng cường quảng bá sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, áp dụng cơng nghệ hiện đại, tăng cường hơn việc chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lo`n.. .nhăm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.

Qua biểu 2.1 cho thấy giai đoạn 2010-2012 nguồn vốn của chi nhánh đã được đẩy mạnh huy động qua các năm.

Năm 2010 nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 1.429.664 triệu đồng.

Năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 451.353 triệu đồng (tương đương tăng 31,57%) so voi 2010.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%)

Tổng thu nhập 232.051 401.627 73,08% 485.174 20,80%

Tổng chi phí 211.007 367.982 74,39% 457.546 24,34%

LN trước thuế 21.044 33.645 59,88% 27.628 -17,88%

Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện Ngân hàng

Năm 2012 vừa qua nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ tăng 299.893 triệu đồng tương đương tăng 15,94% so với năm 2011.

Như vậy, trong giai đoạn 2010-2012 thì nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, bất ổn kinh tế vĩ mô, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn khơng ít bất trắc đã làm ảnh hưởng đến tồn bộ đời sống nhân dân cũng như việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có hệ thống NHTM.

b. Hoạt động tín dụng

Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn

2010-2012.

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)

Nếu như hoạt động huy động vốn đóng vai trị làm cơ sở cho hoạt động của một ngân hàng thì hoạt động sử dụng vốn lại là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng.

Qua biểu 2.2 cho thấy, trong những năm qua dư nợ tín dụng liên tục tăng.

Năm 2011, nền kinh tế phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao, NHNN thắt chặt tín dụng và cuộc đua lãi suất giữa các NHTM ngày càng diễn ra gay gắt nhưng HDBank vẫn đảm bảo vị thế của mình trong ngành với kết quả kinh doanh đáng khích

Khóa luận tốt nghiệp 30 Học viện Ngân hàng

lệ với tổng dư nợ tăng 18,07% so với 2010. Năm 2012, tổng dư nợ tăng mạnh lên tới 62,74% so với năm 2011 và đạt mức 1.352.177 triệu đồng.

Bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì chi nhánh cũng chú ý tới việc đảm bảo an tồn tín dụng trên cơ sở chấp hành các nguyên tắc, chỉ số an tồn và giới hạn tín dụng mà Hội sở quy định. Quy trình tín dụng được tn thủ triệt để, các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi vay. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng cao nhưng vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với quy định của NHNN.

c. Kết quả kinh doanh của HDBank chi nhánh Hà Nội

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010-2012

giới khủng hoảng, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát vẫn ở mức cao, việc thắt chặt chính sách của NHNN với kiểm sốt tín dụng và nguồn cung tiền, kiểm sốt việc trần lãi suất, sự bất ổn của thị trường vàng... Tuy nhiên với hướng đi đúng đắn, chính sách kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 12.601 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 59,88%.

Trong năm 2012, kinh tế tồn cầu nhìn chung vẫn ảm đạm trong bối cảnh châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng rất thấp. Đây cũng là năm đầy thách thức đối với kinh tế Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 dừng ở mức 5,03% (mức tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây). Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh khó khăn đó, Ban Giám

Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện Ngân hàng

đốc vừa quyết liệt và sát sao chỉ đạo tồn chi nhánh chủ động linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường trong các mặt hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, so với năm 2011, lợi nhuận vẫn giảm với mức tuyệt đối 6.017 triệu đồng, tương ứng giảm 17,88%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tổng chi phí (24,34%) lớn hơn tốc độ tăng tổng thu nhập (20,8%). Chính những khoản dự phịng rủi ro tín dụng năm 2012 tăng cao đã góp phần đáng kể làm tăng tổng chi phí so với năm 2011.

Tuy nhiên, lợi nhuận hàng năm của chi nhánh trung bình đóng góp khoảng gần 10% tổng thu nhập chung của tồn NH. Có thể thấy HDBank Hà Nội ngày càng thể hiện rõ vai trị của mình trong hệ thống HDBank tại miền Bắc, giúp thu hẹp khoảng cách so với hệ thống HDBank tại miền Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 490 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w