2.2.1. Chính sách phát triển dịch vụ KHCN tại HDBanka. về công tác huy động vốn a. về công tác huy động vốn
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn nhằm giữ vững nguồn hiện có và thu hút nguồn vốn mới, chiếm lĩnh thị phần thu hút vốn.
- Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới, đa dạng phong phú hơn. Dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn các sản phẩm như tiết kiệm tại nhà, ngân hàng tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Về lâu dài, chi nhánh tiến tới thành lập các tổ ngân hàng lưu động để thường xuyên đến với khách hàng.
- Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng nguồn tiền dân cư, nắm chắc diễn biến của thị trường để vận dụng linh hoạt công cụ lãi suất trong từng thời điểm nhằm đạt kết quả huy động vốn.
- Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng mạng lưới phòng giao dịch mới tại các khu vực có đơng dân cư sinh sống và buôn bán, giao chỉ tiêu huy động tiền gửi dân cư và triển khai các sản phẩm đến từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ. Đội ngũ cán bộ giao dịch phải nắm chắc các đặc điểm, tiện ích và hiệu quả của từng sản phẩm để tư vấn, đàm phán với khách hàng. Tất cả các cán bộ của chi nhánh đều phải tham gia huy động vốn, thay vì trước đây những bộ phận trực tiếp mới thực hiện bán sản phẩm tiền gửi.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an tồn trong huy động và cho vay, thực hiện tăng trưởng tín dụng an tồn hiệu quả.
- Bám sát chỉ đạo về hoạt động tín dụng của HDBank Hội sở, chủ trương của Chính phủ và TP Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội để có hướng dẫn đầu tư tín dụng đúng hướng, đúng khách hàng, ngành hàng.
- Để giảm thiểu nợ xấu, chi nhánh chọn lọc khách hàng kỹ hơn, điều kiện cho vay chặt chẽ và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng thường xuyên hơn. Ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng có cùng địa chỉ thường trú hoặc địa bàn hoạt động tại nơi HDBank có điểm giao dịch.
- Sẽ đẩy mạnh cho vay với cá thể, hộ gia đình sản xuất có phương án kinh doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển lâu dài. Thêm nữa, rút ngắn thời gian giải ngân (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ). Triển khai đầy đủ các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân.
- Đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
- Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý rủi ro, trên cơ sở đó xây dựng các phương án phòng ngừa hiệu quả.
- Thực hiện đánh giá chấm điểm tín dụng đối với 100% khách hàng hiện có, trên cơ sở đó tăng cường cho vay đối với các khách hàng tốt, ngành nghề kinh doanh ổn định, ít chịu tác động của giá cả thị trường. Tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi dứt điểm nợ tồn đọng cũ, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của ngân hàng. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.
c. Các sản phẩm khác (thẻ, thanh toán...)
- Nâng cao các tiện ích thanh tốn qua ngân hàng để khuyến khích các cá nhân sử dụng dịch vụ.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%)
Tổng vốn huy động 839.172 1.145.440 36,5% 2.055.711 79,5%
Tiền gửi cá nhân 490.904 672.649 37,02% 1.342.526 %99,59
Tiền gửi của TCKT 348.268 472.791 35,75% 713.185 %50,85
Khóa luận tốt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng
- Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại
- Phát triển các kênh phân phối dịch vụ hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động như dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet/Mobile/SMS Banking)
- Phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm dịch vụ thẻ gồm thẻ rút tiền, thẻ đa năng, thẻ thanh toán, đầu tư vào thiết bị hiện đại như ATM, POS. Có các chính sách ưu đãi cho chủ thẻ khi sử dụng như: giảm giá tại các cửa hàng thời trang, nhà hàng, trung tâm mua sắm, Spa....
- Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả các hoạt động.
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ KHCN tại HDBank - Chi nhánh Hà Nội2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
a. Dịch vụ huy động vốn
> Số lượng khách hàng gửi tiền tại chi nhánh
Biểu 2.3: Số lượng KHCN gửi tiền giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Khách hàng
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank Hà Nội giai đoạn 2010-2012).
Qua biểu có thể thấy số lượng KHCN gửi tiền tại chi nhánh liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2011 số lượng KHCN gửi tiền tại chi nhánh tăng 1586 người, tương đương với tốc độ tăng 37,03% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tốc độ tăng lên tới 74,7% so với năm 2011 và đạt mốc 10.253 khách hàng. Đây là sự thành cơng
Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng
đáng ghi nhận của chi nhánh. Số lượng khách hàng gửi tiền không ngừng tăng trong bối cảnh huy động vốn ngày càng khó khăn đã chứng tỏ sự tín nhiệm cao của khách hàng vào chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như sự an tồn của ngân hàng. Có được sự thành cơng này là do NH đã đưa ra chính sách kinh doanh hiệu quả, cùng với việc liên tục đưa ra các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại và đổi mới trong cách thức giao dịch.
> Cơ cấu huy động vốn - Theo đối tượng huy động
Bảng 2.2: Tiền gửi khách hàng theo đối tượng huy động của HDBank chi nhánh Hà Nội 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Khóa luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng
Tiền gửi khách hàng theo đối tượng huy động
■Tổng vốn huy động ■Tiền gửi cá nhân ■Tiền gửi của TCKT
Năm 2011, khó khăn chồng chất khó khăn khi nền kinh tế lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng diễn biến sơi động. Chính phủ ra nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện nghị quyết 11 thể hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, thơng tư quy định trần lãi suất huy động... Tất cả ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung. HDBank chi nhánh Hà Nội cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động năm 2011 vẫn tăng 36,5% so với 2010 và đạt mức 1145 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do trong năm 2011, HDBank đã triển khai thành cơng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn như “Tiết kiệm tỷ phú”, “Tiết kiệm hè, nhà nhà vui”, “Vui Tết sum vầy - Đong đầy tài lộc”.. .thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, sự phong phú của các sản phẩm tiết kiệm của HDBank giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình. Trường hợp cần vốn đột xuất, khách hàng có thể rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất tính theo thời gian gửi thực tế. Ngồi ra, HDBank cịn xây dựng và triển khai thành cơng các chương trình thi đua nội bộ, khuyến khích CBNV huy động vốn như chương trình “Chung tay xây dựng HDBank”, “Đồng tâm vững bước”...
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng
Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà HDBank chi nhánh Hà Nội phải vượt qua. Tuy nhiên bằng hướng đi đúng đắn và những nỗ lực không ngừng, chi nhánh đã đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn đáng tự hào. Cụ thể tổng vốn huy động tăng hơn 2000 tỷ đồng, tương đương 79,5% so với 2011. Nếu như tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế gần như tương đương nhau vào năm 2011 thì đến năm 2012 tiền gửi từ cá nhân có bước đột phá với tốc độ tăng 99,59% so với năm 2011 và đạt mức 1342 tỷ đồng. Trong khi đó, tốc độ tăng của tiền gửi của TCKT chỉ đạt ở mức 50,85% so với 2011. Đạt được kết quả trên có thể đưa ra một vài lý do chủ quan từ phía ngân hàng cũng như nguyên nhân khách quan đem lại như sau:
Thứ nhất, về phía ngân hàng, năm 2012 chi nhánh đã liên tục cho ra mắt các sản
phẩm tiết kiệm mới dành cho KHCN như Tiết kiệm Vạn Lộc Linh Hoạt, Tiết kiệm Online, Tài khoản thông minh HD_iSmart Account. Bên cạnh đó là rất nhiều chương trình khuyến mại dự thưởng như “Ngập tràn ưu đãi - Góp mãi yêu thương” với cơ hội nhận được hơn 40.000 phần quà hấp dẫn như chăn/mền cotton cap cấp, túi chườm đa năng, bình giữ nhiệt inox hiện đại, mũ bảo hiểm,.. .cùng hàng trăm giải thưởng quay số trúng Iphone, Ipad, máy nghe nhạc thời trang Ipod. Hay nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10 HDBank cũng triển khai chương trình “Giao dịch vui, Nhận quà xinh” với hàng ngàn quà hấp dẫn xinh xắn dành cho khách hàng nữ đến tham quan, giao dịch. Hơn nữa, để gia tăng giá trị cộng thêm cho khách hàng, HDBank thường xun có những chương trình chăm sóc khách hàng nhân dịp lễ, Tết, sinh nhật, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Thứ hai, về mặt khách quan, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã mạnh lên kể từ đầu
tháng 3/2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu sẽ giảm dần trần lãi suất huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm. Thực tế chỉ trong vòng quý II, NHNN đã 3 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm rút về cịn 11%/năm. Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dòng tiền gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh.
Đỗ Mai Thanh Lớp: NHD - K12
Mặt khác, các kênh đầu tư quen thuộc như vàng, chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ vẫn chưa có nhiều khởi sắc, do đó gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam vẫn là kênh hút vốn mạnh nhất.
Xét về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động thì tiền gửi từ KHCN ln giữ vai trị cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho chi nhánh.
Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động tại HDBank
Tổng vốn huy động 839.172 100% 1.145.440 100% 2.055.711 100% Tiền gửi của cá nhân 490.904 58,5% 672.649 58,72% 1.342.526 65,31%
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng huy động 839.172 100% 1.145.440 100% 2.055.711 100%
Tiền gửi KKH 117.413 13,99% 109.310 9,54% 107.127 5,21%
Tiền gửi CKH 721.759 86,01% 1.036.130 90,46% 1.948.584 94,79%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
Biểu 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy độngtại HDBank
Qua bảng 2.3 có thể thấy tiền gửi từ KHCN luôn chiếm phần lớn lượng tiền gửi huy động của toàn chi nhánh. Điều này khẳng định hướng đi đúng đắn của HDBank chi nhánh Hà Nội hướng trọng tâm vào đối tượng KHCN, là mục tiêu của mơ hình ngân
Đỗ Mai Thanh
hàng bán lẻ đa năng hiện đại mà HDBank đã và đang hướng đến. Neu như 2 năm 2010 và 2011 mức chênh lệch tỷ trọng tiền gửi giữa KHCN và TCKT chỉ khoảng 17% thì sang năm 2012 con số chênh lệch lên tới 30,62%. Cơ cấu tiền gửi năm 2012 khá hợp lý, chi nhánh cần củng cố và phát huy hơn nữa, hướng tỷ trọng KHCN chiếm 70% tổng vốn huy động vào năm 2013. Bởi tiền gửi từ KHCN có tính ổn định khá lớn, xuất phát từ mục đích hưởng lãi của người gửi tiền.
- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
Bảng 2.4: Phân loại tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn huy động
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%)
Tổng tiền gửi KHCN 490.904 672.649 37,02% 1.342.526 99,59%
Tiền gửi nội tệ 420.312 614.465 46,19% 1.290.705 110%
Tiền gửi ngoại tệ 70.592 58.184 -17,58% 51.821 -10,94%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động HDBank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
Trong cơ cấu huy động của chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 thì huy động tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm (mức tăng trung bình là 4%). Cụ thể năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 86,01%, năm 2011 là 90,46% và năm 2012 là 94,79%. Với nguồn tiền gửi có kỳ hạn lớn sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng vốn. Tuy nhiên, nó lại có lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn. Nhìn vào bảng trên ta thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm qua 3 năm chứng tỏ chi nhánh mới chỉ tăng trưởng mạnh về quy mơ, cịn hiệu quả huy động thì chưa thực sự tốt.
- Cơ cấu tiền gửi KHCN theo loại tiền
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi KHCN theo loại tiền giai đoạn 2010 - 2012
Khóa luận tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng
Biểu 2.6: Cơ cấu tiền gửi KHCN theo loại tiền giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ huy động vốn bằng nội tệ tăng dần, năm 2011 tăng 46,19% tương ứng 194.153 triệu đồng. Đến năm 2012, mức tăng lên tới 110% tương ứng 676.240 triệu đồng. Vì nguồn huy động nội tệ chiếm phần lớn trong tổng nguồn, do đó
giải thích cho sự biến động này đã được làm rõ ở phần trên.
Ve nguồn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm dần. Lượng tiền gửi giảm 12,5 tỷ (tương đương mức 17,58%) vào năm 2011 và năm 2012 giảm tiếp 6,4 tỷ (tương đương mức 10,94%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và những động thái mạnh mẽ, kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đơ la hóa nền kinh tế của NHNN cũng như chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán. Cụ thể, trong quý 2 năm 2011, NHNN ban hành thông tư 09 (ngày 9/4) áp
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Khóa luận tốt nghiệp 4
O Học viện Ngân hàng
trần lãi suất huy động USD là 3% và sau đó là 2% (Thơng tư 14, ngày 2/6), Quyết định 750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 4% lên 6% (ngày 9/4) và sau đó tăng lên 7% (ngày 1/6). Với các biện pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay bằng ngoại tệ này của NHNN khiến người dân nhận thấy nắm giữ USD khơng có lợi bằng VND nên có xu hướng bán USD để gửi tiết kiệm bằng VND.
Sang năm 2012 tỷ giá được điều hành theo hướng ổn định và linh hoạt, diễn biến tỷ giá USD đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt. Tính chung cả năm 2012, tỷ giá USD giảm 0,96%, sau 4 năm tăng liên tục (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%, năm 2011 tăng 2,24%).
Mặt khác, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức thấp chưa bằng một nửa so với năm 2011 và thấp hơn mục tiêu đề ra, nên tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân và trong các doanh nghiệp ít hơn, tình trạng Đơ la hóa cũng được kiềm chế, giảm áp lực