Cơ cấunguồn vốn huy động của TPBank

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình camels để phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 664 (Trang 37)

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank

TPBank duy trì hướng huy động hiệu quả và xác định với mức lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ ở mức trung bình của thị trường, đảm bảo an tồn hoạt động. TPBank đã triển khai thêm các sản phẩm mới hiện đại và đáp ứng đa dạng các nhu cầu ngày một phát triển của khách hàng cùng với các chương trình khuyến mại huy động được triển khai. Ta thấy, ngân hàng huy động vốn từ các đối tượng khác nhau đa dạng với cá nhân, TCTD... và hoạt động phát hành GTCG... đã làm dồi dào hơn nguồn vốn huy động. Nhìn chung quy mơ từng khoản mục vốn huy động của TP Bank đa số có hướng tăng lên giai đoạn 2016-2018 tuy nhiên quy mô Tiền gửi và vay các TCTD giảm xuống.

b. Tình hình hoạt động cho vay

Bảng 2.3: Quy mơ, tỷ trọng cho vay TP Bank trong Tổng tài sản

Khối lượng Cho vay khách hàng có sự tăng lên về cả quy mơ và tỷ trọng, có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng quan tâm nhiều vào bộ phận khách hàng bên ngồi khơng thuộc ngành ngân hàng. Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 50% trên tổng tài sản. Đây là một điểm tốt cho thấy việc sử dụng vốn của TP Bank đạt hiệu qủa, giúp tăng lợi nhuận hoạt động cho ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô cũng như tỷ trọng của hoạt động Cho vay các TCTD khác giảm mạnh, đến năm 2018 hoạt động cho vay các TCTD khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%) trong tổng tỷ trọng tài sản. Điều này cho thấy ngân hàng có xu hướng bị hạn chế trong hoạt động tín dụng với các tổ chức trong cùng ngành.

c. Ket quả hoạt động kinh doanh

Về kết quả HĐKD của ngân hàng TMCP Tiên Phong, khóa luận xét trên ba khía cạnh chính đó là: Thu nhập, Chi phí và Tổng lợi nhuận trước thuế.

Biểu đồ 2.1: Quy mô Tổng thu nhập, Tổng chi phí và Tổng lợi nhuận trươc thuế

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank và thể hiện trên biểu đồ của tác giả

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, các cá nhân và doanh nghiệp đang ngày càng hưởng ứng việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đã góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển mạnh mẽ, ngành ngân hàng sáng sủa hơn. Trong bối cảnh này, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh tăng trưởng, tăng thêm áp lực cạnh tranh trên thị trường. TP Bank cũng không nằm ngồi xu thế đó, kết quả kinh doanh của TP Bank cũng tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2018 với sự khả quan của 3 chỉ tiêu: Tổng thu nhập hoạt động, Tổng chi phí và Tổng lợi nhuận trước thuế.

Tổng thu nhập của TP bank có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, trung bình tăng lên giữa các năm khoảng 1,5 lần

Tổng lợi nhuận trước thuế của TP Bank có sự tăng trưởng vượt bậc so với kế hoạch đã đề ra. “Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế TPBank đạt 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ 2017 và tăng gần gấp 4 lần chỉ sau 3 năm kể từ khi ngân hàng tái cơ cấu thành cơng và bắt đầu có lãi” (Năm 2018: Lợi nhuận TP Bank tăng mạnh do đâu ?, 2019). Chỉ với năm 2018, lợi nhuận trước thuế của TP Bank đã

tăng 87,2% so với tỷ trọng năm 2017. Có thể thấy rằng đây là điểm nổi bất trong quá trình thực hiện HĐKD của ngân hàng.

Chi phí hoạt động cũng góp phần đáng kể trong việc làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện những chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, làm cho tốc độ tăng chi phí giảm xuống đáng kể. Việc giảm mức độ tăng chi phí hoạt động đã làm cho lợi nhuận tăng lên cho thấy ngân hàng muốn để lợi nhuận tốt thì cơng tác quản lí chi phí cũng vơ cùng cần thiết.

2.2. Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Số liệu sử dụng

Số liệu mà khóa luận sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính gồm Bảng cân đối kế tốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết mình báo cáo tài chính; thu thập từ báo cáo thường niên của TP Bank giai đoạn 2016-2018. Đồng thời từ những số liệu này, tác giả tính tốn kết hợp để đưa ra kết quả, phân tích đánh giá. Về số liệu thứ cấp thì ln tồn tại cả ưu và nhược điểm.

Ưu điểm: dễ dàng tiếp cận, thu thập, không tốn kém nhiều chi phí khi thu thập. Nhược điểm: Do được thu thập gián tiếp thông qua các tài liệu, báo cáo của ngân hàng nên các số liệu này chưa được chi tiết chỉ cung cấp thơng tin mơ tả tình hình, chưa cho thấy bản chất và các mối liên hệ trong đó khiến cho việc phân tích các chỉ tiêu khơng sâu. Hơn hết các số liệu từ báo cáo tài chính được thu thập trong một giai đoạn nhất định (3 năm) nên số liệu thu được chưa đủ để có thể tiến hành kiểm tra theo các mơ hình kinh tế lượng..

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khóa luận áp dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Phương pháp này là việc lấy chỉ tiêu phân tích so sánh với một chỉ tiêu gốc để xác định xu hướng tăng giảm và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Đây được coi là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích các hoạt động kinh tế. Phương pháp này có thể chia thành 2 loại: Phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối

Về phương pháp so sánh theo số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa 2 trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh theo số tuyệt đối thường được dùng để phản ánh sự thay đổi quy mô, khối lượng của sự kiện đang phân tích.

Về phương pháp so sánh tương đối là kết quả khi sử dụng phép chia giữa trị số của kỳ nghiên cứu và trị số của kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này nhằm thể hiện tốc độ phát triển, tỷ trọng rong cơ cấu tổng thể... của các chỉ tiêu cần phân tích.

Phương pháp nghiên cứu tiếp theo là phương pháp phân tích và tổng hợp. Với phương pháp này tác giả sẽ từ số liệu thu thập được, tiến hành tính tốn và đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá trên những kết quả tính được đó kết hợp cùng với những yếu tố khác.

Ngồi ra khóa luận kết hợp thêm phương pháp Dupont, phương pháp này áp dụng phân tích ROE hay ROA thành tích các chỉ số khác nhau. Trong bài, tác giả sử dụng Dupont để phân tích ROE của TP Bank qua các năm. Từ việc xét sự biến động cũng như nguyên nhân tăng giảm của các chỉ số này sẽ giúp đưa ra được nhận định và dự đoán được xu hướng của ROE trong thời gian tới.

Ket luận chương 2

Chương 2 của khóa luận trước tiên là giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển và các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank). Tiếp sau đó, tác giả đã sử dụng lý thuyết mơ hình CAMELS đã nêu ra ở chương 1 để đưa ra nguồn số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong khóa luận. Chương 2 là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của TP Bank tại chương 3

Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi và vay TCTD Nợ chính phủ và NHNN Vốn tài trợ và ủy thác đầu tư Phát hành GTCG Các cơng cụ tài chính phái sinh Các khoản nợ khác Năm 2016 55,01 41,2 15 1,21 - - 1,08 Năm 2017 59,9 32,6 0,92 2,24 2,97 0,07 1,30 Năm 2018 60,65 26,67 3,8 0,19 6,94 0,09 1,66

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

THƠNG QUA MƠ HÌNH CAMELS GIAI ĐOẠN 2016-2018

3.1. Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP TiênPhong thơng qua mơ hình CAMELS giai đoạn 2016-2018 Phong thơng qua mơ hình CAMELS giai đoạn 2016-2018

3.1.1 Đánh giá theo yếu tố C- Mức độ an toàn vốn

Theo như phần khái quát nội dung của CAMELS, phân tích mức độ an tồn vốn (C) của ngân hàng là từ việc phân tích về vốn, về cơ cấu cũng như sự biến động của vốn ngân hàng sẽ cho thấy mức độ an toàn của nguồn vốn ngân hàng.

a. Khái quát tình hình nguồn vốn

Biểu đồ 3.1: Quy mô nguồn vốn TP Bank giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Phần trăm

Quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm mạnh. Tuy vậy nhưng quy mơ vẫn tăng lên đều đặn có thể thấy ngân hàng phát triển quy mô nguồn vốn chậm dần, từ năm 2016 đến 2018 tốc độ tăng trưởng đạt gần 29%.

Tổng nguồn vốn tăng trưởng là do sự ảnh hưởng lớn từ vốn chủ sở hữu và vốn huy động của ngân hàng. Có thể thấy sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ yếu xuất phát từ sự tăng trưởng của vốn huy động. Vốn chủ sở hữu trung bình tăng xấp xỉ 2.500.000 triệu đồng trên 1 năm thì vốn nợ phải trả tăng trưởng trung bình 13.000.000 triệu đồng mỗi năm. Nhờ sự gia tăng tổng nguồn vốn không ngừng ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt động, ngân hàng sẽ đầu tư tốt hơn cho chất lượng dịch vụ, từ đó thúc đẩy vị thế của ngân hàng đã ngày càng cao trên thị trường.

Bảng 3.1: Tỷ trọng cơ cấu vốn huy động của TP Bank trong tổng vốn huy động

100 % 50% 0% 86,02 13.54 83,17 16,23 80,87 18,16 Năm 2016 Năm 2017

■Tiền gửi khơng kì hạn

■Tiền gửi có kì hạn

Năm 2018

Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank và tính tốn của tác giả

Giai đoạn 2016-2018, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động của TP Bank là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng vẫn tăng đều qua các năm.

Năm 2016, tỷ trọng huy động tiền gửi khách hàng cao nhất chiếm quá nửa tổng nguồn vốn huy động, khoảng 55,01% . Bên cạnh đó, thì ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay các TCTD khác trong cũng ngành. Điều này giúp cho lượng huy động từ tiền gửi và cho vay các TCTD cao nhất trong 3 năm, khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2017, bắt đầu nhìn nhận thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu vốn huy động của TP Bank. Ngân hàng đã phát hành giấy tờ có giá xấp xỉ 3.500.000 triệu đồng, làm cho vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá tăng lên so với năm 2016, chiếm khoảng 2,97% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy ngân hàng đa dạng hóa nguồn vốn thu, góp phần tăng uy tín ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn và còn cao hơn năm 2016, chiếm 59,9%, trong khi Tiền gửi và cho vay các TCTD lại có xu hướng giảm xuống, ngân hàng đang tập trung huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức ngoài ngành.

Đến năm 2018, cơ cấu huy động cũng đa dạng và bền vững hơn, bên cạnh việc tăng quy mơ tiền gửi khách hàng thì ngân hàng cũng tăng quy mơ phát hành GTCG lên gấp khoảng 2,5 lần quy mô GTCG năm 2017, đạt 8.715.178 triệu đồng, giúp tỷ trọng đóng góp cũng nhiều hơn trong tổng vốn huy động.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng tiền gửi khách hàng theo loại hình tiền gửi

Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank và tính tốn của tác giả

Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, khách hàng ngày càng tin tưởng ngân hàng để tìm đến nguồn đầu tư an tồn đơn giản đó là gửi tiền vào ngân hàng. Cũng có thể vì ngun nhân này mà tổng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng tăng lên và trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi có kì hạn. Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đang giảm xuống qua các năm, bên cạnh đó tỷ trọng tiền

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

TP Bank >9% >9% >10% (10,24%)

VIB 13,25% 13,07% 10%

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tiền gửi của các TCTD khác và vay TCTD khác

Đơn vị: triệu đồng

■ Tiền gửi của các TCTD khác HVay các TCTD khác

Nguồn: Báo cáo tài chính của TP Bank

Xu hướng biến động của khoản mục Tiền gửi và vay TCTD khác trong nguồn vốn có sự tăng giảm lên xuống giai đoạn 2016-2018. Tiền gửi của các TCTD có sự tăng trưởng trong năm 2017, từ mức 24.734.799 triệu đồng ứng với 59,97% trong cả khoản mục vào năm 2016, đã tăng lên 27.758.930 triệu đồng tương ứng với 72,57% năm 2017. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh vào năm 2017 thì Tiền gửi của các TCTD khác lại giảm xuống còn 18.653.620 triệu đồng và chỉ còn chiếm 55,7% cả khoản mục năm 2018. Có thể thấy mức giảm khơng nhỏ, làm khoản mục này năm 2018 đạt giá trị cịn thấp hơn năm 2016. Ngược lại thì khoản Vay các TCTD khác lại có xu hướng tăng lên trong năm 2018 sau khi giảm mạnh vào năm 2017, tương ứng với việc chỉ chiếm 27,43% năm 2017 đã tăng lên 44,3% năm 2018 trong tổng khoản mục Tiền gửi và vay TCTD khác. Theo bài “Lãi suất ngân hàng tăng cao, cuộc đua cuối năm chưa dừng lại” của trang vietnambiz.vn viết: “Lãi suất ngân hàng cuối năm 2018 có sự liên tục tăng cao khi nhiều các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất ở nhiều kì hạn theo mùa vụ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định lãi suất cho vay sẽ ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng này”. Do đó, dù lãi suất liên ngân hàng có tăng trong năm 2018 thì quy mô vay các TCTD khác của TP bank vẫn tăng lên.

Biểu đồ 3.5: Quy mô tăng trưởng GTCG của TP Bank giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

■GTCG thời hạn trên 5 năm

■GTCG thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm

■GTCG thời hạn đến 12 tháng

Nguồn: Báo cáo tài chính của TB Bank

Để tài trợ cho tài sản trung và dài hạn, để đảm bảo an toàn trong trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tập trung chủ yếu từ GTCG trung hạn, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, trung bình chiếm khoảng 54,21% cả tỷ trọng lượng GTCG phát hành cả năm. Quy mô loại GTCG này ngày càng tăng lên, tương ứng với 2.331.154 triệu đồng năm 2017 và 3.614.006 triệu đồng năm 2018. Bên cạnh đó thì quy mơ GTCG thời hạn dưới 1 năm cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn này tuy nhiên chiếm tỷ trọng không cao bằng GTCG thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

b. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn

Bảng 3.2: Hệ số an toàn vốn (CAR) của TP Bank và VIB giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo thường niên của TP Bank và VIB

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

10 ngân hàng được NHNN chọn thí điểm dự án Basel II bắt đầu từ tháng 2 năm 2016 và đến cuối năm 2018 các ngân hàng này cơ bản phải đáp ứng được yêu cầu của Basel II. Do đó, các ngân hàng trong đó có VIB đều tích cực trong hoạt động giảm hệ số CAR cho phù hợp với yêu cầu. Như vậy có thể thấy rằng đến năm 2018, TP Bank đã nỗ lực vươn lên ngang với VIB với hệ số CAR cao hơn 10%. Qua đó, nhìn chung hoạt động ngân hàng vẫn an tồn, vốn tự có đủ để tài trợ cho tổng tài sản có rủi ro của TP Bank.

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ địn bẩy tài chính của TP Bank và VIB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: lần

------TP Bank ------VIB

Nguồn: Báo cáo tài chính của TP Bank và tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình camels để phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 664 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w