Bài học rút ra đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 547 (Trang 36 - 38)

1.3. Phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng

1.3.5. Bài học rút ra đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Việt

Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội

Vietcombank và Vietinbank là hai ngân hàng phát triển mạnh mẽ về hoạt động TTQT ở Việt Nam. Neu như Vietcombank có lợi thế về độ đa dạng trong sản phẩm TTQT và chính sách marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng tốt, thì Vietinbank lại dẫn đầu về mảng xử lý giao dịch xuất sắc. Từ những thành tích mà hai ngân hàng trên đã thực hiện được, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần phải đặt mục tiêu phát triển hoạt động TTQT lên các dịch vụ top

đầu, coi hoạt động TTQT là một dịch vụ chủ lực của ngân hàng. Chỉ có thực sự mong muốn phát triển thì ngân hàng mới có thể thực hiện tốt được dịch vụ này.

Thứ hai, việc thiết lập mối quan hệ đại lý và mở rộng chi nhánh trên nhiều quốc

gia và vùng lãnh thổ là rất cần thiết cho việc phát triển hoạt động TTQT. Vietcombank đã chứng minh rằng có một mạng mạng lưới đại lý rộng rãi là một ưu thế cực lớn, không chỉ khiến các giao dịch TMQT trở nên nhanh chóng gọn lẹ hơn, mà cịn góp phần tăng thị phần, uy tín của ngân hàng trong nước và trên trường quốc tế.

Thứ ba, chú trọng phát triển các chính sách khách hàng, marketing sản phẩm,

dịch vụ TTQT là khơng thể thiếu. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào nếu khơng có chính sách khách hàng tốt, khơng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường, khơng níu chân được những khách hàng cũ, khơng có chiến lược quảng bá sản phẩm tốt cũng như khơng có những chương trình ưu đãi hấp dẫn thì khó đạt được hiệu quả cao.

Thứ tư, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động TTQT.

Agribank nên có q trình tuyển chọn kĩ lưỡng các cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT, đồng thời thường xuyên mở những lớp đào tạo kĩ năng, kiến thức, giúp nâng cao hơn trình độ của nhân viên. Một đội ngũ nhân viên chất lượng đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giao dịch và thu hút mạng lưới khách hàng rộng lớn, từ đó

giúp tăng doanh số cho ngân hàng.

Thứ năm, đa dạng hóa sản phẩm là nên làm nếu muốn tiếp cận và nắm bắt tốt

nhu cầu của khách hàng. Lượng khách hàng là vô số, mà nhu cầu của họ về sản phẩm ngân hàng là vơ kể, do đó, để khơng để tình trạng khách hàng chỉ sử dụng một sản phẩm dịch vụ TTQT của mình, trong khi đó lại sử dụng dịch vụ khác ở ngân hàng khác, Agribank cần tự thiết kế một mạng lưới sản phẩm đa dạng đồng thời tiếp tục phát triển hơn các sản phẩm truyền thống.

Thứ sáu, những hoạt động hỗ trợ cho dịch vụ TTQT như kinh doanh ngoại tệ,

thanh toán biên mậu,... cần được đẩy mạnh. Hoạt động TTQT phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động bổ trợ nó. Thực tế chứng minh, Vietcombank và Vietinbank đều có những bước đi nổi trội trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, đảm bảo lượng dự trữ ngoại tệ đủ để kịp thời xử lý các giao dịch TTQT.

Thứ bảy, cuối cùng, không thể không đưa vào áp dụng công nghệ mới, tiên tiến

vào xử lý giao dịch TTQT. TTQT là hoạt động diễn ra trong phạm vi xuyên quốc gia, xuyên lục địa, do đó mạng lưới internet cũng như phần mềm xử lý giao dịch phải đáp ứng được tốc độ xử lý nhanh chóng, kết quả giao dịch chính xác. Chưa kể đến, trong thời buổi hội nhập, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 buộc các tổ chức kinh doanh, không chỉ riêng ngân hàng, luôn không ngừng nâng cấp, cải thiện hệ thống công nghệ phục vụ cho các hoạt động dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra tổng quan lý thuyết, cơ sở lý luận chung về hoạt động TTQT tại NHTM: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các phương thức sử dụng trong TTQT. Chương này cũng đưa ra khái niệm phát triển TTQT, chỉ ra những chỉ tiêu quyết định và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động này tại hệ thống các ngân hàng. Từ những vấn đề mang tính lý luận trên, chương 1 đi vào tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của một số NHTM tại Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động TTQT. Nắm bắt được những kinh nghiệm, xem xét các thành tích mà các NHTM Việt Nam đã đạt được là nền tảng để rút ra bài học cần thiết trong hướng đi nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội.

Chỉ tiêu ________ 16________________ L7_________________2018_________ Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 547 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w