2.3. Đánh giá thực trạng thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng Nơng nghiệp
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại
a. Ngun nhân khách quan
* Tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Các dịch vụ ngân hàng, mà đặc biệt là thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn từ các biến động trong nền kinh tế và chính trị giữa các quốc gia trên thế giới. Giai đoạn từ 2016 - 2018, mà đáng nói nhất là 2018, ghi nhận bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Lạm phát có xu hướng tăng cao kéo theo giá cả các mặt hàng như xăng dầu, lương thực, thực phẩm,... tăng mạnh. Điển hình như, bắt đầu từ tháng 03/2018, một loạt các nước gia tăng bảo hộ thương mại, tiên phong là Mỹ áp mức thuế cao cho các mặt hàng nhập thép, nhôm từ các quốc gia khác. XK sắt thép chiếm tỷ trọng cao tại các các nước Đơng Nam Á, do đó các DN XK mặt hàng này tại Việt Nam cũng chịu nhiều thiệt hại. Mức thuế NK tại thị trường NK quá cao gây trở ngại cho các DN từ quốc gia còn đang trên đà phát triển như Việt Nam. Chưa kể đến thống kê cho thấy hơn 30% khách hàng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội kinh doanh loại hàng hóa này. Như vậy có thể thấy được rào cản thương mại quốc tế gia tăng gây tác động làm giảm kim ngạch xuất NK tại nhiều nước.
Ngoài những ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế thế giới, những thay đổi và lớn hơn là bất đồng trong chính trị giữa các quốc gia lớn (ví dụ như tiến trình Brexit giữa Anh và các nước trong khối EU, căng thẳng giữa quan hệ hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc,...) cũng phần nào gián tiếp kìm chế sự phát triển trong TTQT của nhiều quốc gia có liên quan.
Ngược lại với diễn biến kinh tế tồn cầu đang có xu hướng chậm lại thì nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 lại ghi nhận sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, các chỉ số quyết định đến sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là
trong tình hình Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 thì chưa thực sự tích cực. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công nghệ, kỹ nghệ, phần mềm. Trong khi TTQT tại ngân hàng là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào việc áp dụng khoa học cơng nghệ, do đó vơ hình chung hạn chế trên khiến hoạt động này cũng bị tác động.
* Tỷ giá hối đoái biến động
Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại kéo theo mối lo ngại về sự biến động khó lường về tỷ giá hối đoái. Theo (Tổng cục thống kê, 2018): “Xu hướng tăng lãi suất, biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế và giá dầu tiếp tục diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường. Kinh tế Mỹ đang quá nóng do đó Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá tạo áp lực khơng nhỏ lên điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của nước ta”. Tỷ giá hối đoái biến động khiến cho việc mua bán ngoại tệ không ổn định. Ngân hàng nếu không điều tiết được tỷ giá sẽ gây ra sự mất cân đối trong lượng ngoại tệ mua vào và bán ra. Kinh doanh ngoại tệ không đáp ứng được đủ nhu cầu từ hoạt động TTQT cũng làm hoạt động này có xu hướng chững lại.
* Sự gia tăng cạnh tranh trong thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngồi
Có lẽ, cuộc đua doanh số giữa các NHTM khơng cịn là xa lạ. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm đẩy mạnh kinh doanh XNK của nước nhà, các NHTM cần phải chú trọng hơn gia tăng phát triển hoạt động TTQT. Đối với nơi tập trung nhiều khu vực kinh tế lớn như thủ đơ Hà Nội thì q trình cạnh tranh này lại càng gay gắt hơn. Hiện nay, xu hướng khách hàng tìm đến sự tài trợ của các NHTM CP lớn hơn bao giờ hết vì những chinh sách thu hút khách hàng hấp dẫn cũng như sản phẩm dịch vụ cung ứng đa dạng, mới mẻ. Sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động TTQT của các NHTM CP như Vietcombank, Vietinbank,... gây ra nhiều trở ngại cho ngân hàng 100% vốn Nhà nước như Agribank. Chưa kể, sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ mới, am hiểu về thị trường quốc tế hơn càng đặt ngân hàng trước một tình thế khó. Do đó địi hỏi ngân hàng cần có chính sách thúc đẩy q trình cổ phần hóa và thu hút khách hàng hiệu quả hơn trong tương lai.
* Đặc điểm khách hàng gây khó khăn cho phát triển thanh toán quốc tế
Tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, khách hàng chủ yếu là các DN NK. Tuy rằng trong những năm gần trở lại đây, Việt Nam đang phát triển với tư cách là một
nước xuất siêu nhưng các khách hàng tại chi nhánh này thường là những khách hàng đã lâu năm, các hoạt động kinh doanh từ xưa vốn là NK, ít có đổi mới. Tình trạng này gây ra sự mất cân đối trong thanh toán hàng xuất và hàng nhập của bộ phận TTQT. Ngồi ra, hàng hóa kinh doanh thường là những mặt hàng thô sơ như sắt, thép, bông, vải,... Đặc điểm hàng hóa và ngành nghề kinh doanh của khách hàng phần nào lý giải tại sao doanh số TTQT của chi nhánh chưa thực sự cao.
b. Nguyên nhân chủ quan
* Hoạt động marketing khách hàng chưa triệt để, chưa có chính sách mở rộng mạng lưới khách hàng hiệu quả
Hoạt động marketing, quảng bá dịch vụ quyết định to lớn đến quy mô khách hàng của ngân hàng. Tại chi nhánh, số lượng khách hàng sử dụng hoạt động TTQT không nhiều, và đáng tiếc là đang trên đà sụt giảm. Tình trạng này đưa ra lời cảnh báo cho chi nhánh cần chú trọng hơn về thực hiện chính sách thu hút khách hàng của mình. Chuyên viên quản lý khách hàng đang thực hiện tốt trong việc giữ mối quan hệ dài lâu với khách hàng, song lại chưa có phương án hiệu quả trong việc quảng cáo hình ảnh, uy tín của ngân hàng nhằm thu hút những khách hàng mới. Các chính sách thu hút khách hàng còn đơn thuần, phương thức tiếp cận khách hàng mang tính truyền thống, khơng có nhiều đổi mới. Các khách hàng khi tìm đến bộ phận TTQT thường đã là khách hàng cũ hoặc đồng thời tìm kiếm nguồn tài trợ (ví dụ như vay vốn, mua bán ngoại tệ,.) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh XNK.
* Số lượng cán bộ thanh tốn quốc tế cịn hạn chế, khả năng xử lý nghiệp vụ và kĩ năng chuyên môn cần nâng cao cải thiện hơn
Tổng số lượng cán bộ TTQT tại chi nhánh Nam Hà Nội có 5 người tất cả, bao gồm 1 kiểm sốt viên và 4 giao dịch viên. Dù tín dụng là nghiệp vụ được cho là hàng đầu với ngân hàng, nhưng so với số lượng cán bộ phịng tín dụng thì số lượng cán bộ phịng TTQT cịn khá là ít. Tuy rằng các nhân viên, chuyên viên quản lý KHDN đều có kỹ năng tư vấn về TTQT cũng như sản phẩm TTTM cho khách hàng nhưng chỉ mang tính tạm thời. Vì số lượng nhân viên cịn ít, trong khi khối lượng công việc lại nhiều gây ra sự mất hiệu quả trong làm việc, gây ảnh hưởng xấu đến q trình phát triển TTQT. Chi nhánh cần có chính sách nhân sự phù hợp, bổ sung thêm cán bộ, chuyên viên xử lý nghiệp vụ TTQT.
Ngoài ra việc đào tạo và hướng dẫn xử lý nghiệp vụ cho các cán bộ phòng ban cũng cần được chú trọng. Theo khảo sát có tỷ lệ lớn khách hàng tỏ ra khơng hài lịng về thời gian xử lý các giao dịch của nhân viên TTQT. Tốc độ xử lý nghiệp vụ khơng
nhanh chóng cũng là một tác nhân gây hạn chế phát triển TTQT tại chi nhánh.
* Hoạt động thanh toán quốc tế chưa là mối quan tâm hàng đầu, ngân hàng cần
mở rộng hơn mối quan hệ đại lý
Agribank là ngân hàng tập trung hoạt động cho vùng kinh tế “tam nông”, thực hiện cung cấp dịch vụ phần lớn cho các khách hàng trong nước. Phương hướng hoạt động như vậy khiến cho ngân hàng chưa thực sử mở rộng được quan hệ quốc tế. Tính đến nay, Agribank có quan hệ đại lý với gần 1100 ngân hàng và các TCTC tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khi so sánh với con số này với Vietcombank (VCB có quan hệ đại lý với hơn 1700 ngân hàng tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ) sẽ thấy rằng Agribank cần cố gắng hơn trong việc tạo lập thêm mối quan hệ đại lý trong tương lai. Trong thời đại kinh tế giao thương và cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng về cung ứng sản phẩm TTTM, thì mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia, tạo dựng mối quan hệ đại lý sẽ góp phần giúp ngân hàng mở rộng thêm mạng lưới khách hàng, nâng cao uy tín trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 mở đầu giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Tiếp theo đó, khóa luận đưa ra những kết quả mà Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội đạt được trong suốt 3 năm hoạt động TTQT, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và lý giải nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó trong hoạt động TTQT tại chi nhánh. Trong 3 năm, chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong hoạt động TTQT: tăng trưởng doanh số TTQT, gây dựng được mối quan hệ gắn bó dài lâu với khách hàng, thành cơng trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý giao dịch, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, chun mơn tốt, cơng tác quản lý chi phí đạt hiệu quả,... Tuy nhiên bên cạnh đó, Agribank Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế trong dịch vụ TTQT. Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong và ngồi nước, Agribank Nam Hà Nội cần phải có biện pháp khắc phục dần những tồn đọng này, nhằm nâng cao chất lượng và hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động TTQT ngày một bền vững hơn trong tương lai.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của Agribank — Chi nhánh Nam Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển chung
về ngắn hạn, từ nay đến năm 2020, Agribank Nam Hà Nội nói riêng cũng như
tồn ngân hàng nói chung định hướng tiếp tục phát triển các dịch vụ đang có, đặc biệt vẫn tập trung chủ lực vào nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng. Nâng cao cơng tác quản lý chi phí, quản trị rủi ro, hướng tới mục tiêu đặt sự an toàn trong hoạt động dịch vụ lên hàng đầu. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra và theo dõi tín dụng khi quyết định cho vay, phấn đấu giảm mức nợ xấu xuống mức tối thiểu (dưới mức 1%/năm).
Kế hoạch từ nay - 2020 cũng chỉ rõ cần đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, ưu tiên các lĩnh vực nhằm xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, hỗ trợ cho nông thông, nông dân. Đặc biệt, giai đoạn này là khoảng thời gian chuẩn bị trước khi chính thức tái cơ cấu trở thành ngân hàng TMCP Agribank. Điều này đòi hỏi chi nhánh Nam Hà Nội chuẩn bị trước tâm lý và ngân sách nhằm hỗ trợ đẩy nhanh q trình cổ phần hóa tồn ngân hàng. Chi nhánh cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể về nâng cấp công nghệ, trang thiết bị cơ sở vật chất tại các phòng ban, phấn đấu đến năm 2020, các phịng ban có đầy dủ những trang thiết bị hiện đại, tiện nghi, nhân viên được tiếp cận với các máy móc, cơng nghệ hiện đại trong xử lý nghiệp vụ.
về dài hạn, Agribank Nam Hà Nội tiến tới triển khai chiến lược kinh doanh
trong giai đoạn 2020 - 2025: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng lâu dài, tăng doanh thu, mở rộng mạng lưới khách hàng nhằm giữ vững vị thế là NHTM hàng đầu tại Việt Nam. Chi nhánh phấn đấu nâng cao hoạt động khẳng định vai trị lớn của mình trong đóng góp tồn hệ thống.
Kiên định với mục tiêu phát triển nền kinh tế “tam nông”, lấy hoạt động tín dụng làm chủ lực phát triển, hướng tới tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả. Ưu tiên cung ứng dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho người lao động.
Tiếp thu tốt cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 trên tồn thế giới, hướng tới mục tiêu là chi nhánh đi đầu áp dụng công nghệ tiên tiến nhất vào xử lý giao dịch hàng ngày. Đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong giao dịch, đảm bảo thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, đa dạng phương thức giao dịch, giảm thiểu chi phí phát sinh. Tiến hành phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, Internet Banking, các
ứng dụng, phần mềm ưu đãi, giúp khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm từ ngân hàng mọi lúc mọi nơi.
Mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm: chú tâm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, tiền gửi, thanh tốn quốc tế,... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng, tiếp cận nhiều hơn những khách hàng mới.
Giữ vững và phát triển hơn nữa mối quan hệ gắn bó dài lâu với những khách hàng cũ, đồng thời nâng cao hiệu quả chính sách mở rộng mạng lưới khách hàng trong tương lai. Đẩy mạnh công tác truyền thông ngân hàng, marketing sản phẩm, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn đến được với khách hàng. Gia tăng số lượng KHCN và KHDN, trong đó chú trọng các KHDN vừa vả nhỏ.
Hoàn thiện bộ máy nhân sự, nâng cao trình độ, năng lực chun mơn và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ nhân viên. Tổ chức các buổi học, chương trình và hoạt động ngoại khóa nhằm gia tăng tính đồn kết trong cơng việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tư chất tốt, giàu kinh nghiệm, biết nắm bắt, nhìn nhận cơ hội, xu hướng của nền kinh tế, nhằm dẫn dắt nhân viên hoạt động hiệu quả. Thực hiện tuân theo quy chế tiêu chuẩn về tuyển dụng, tăng cường tuyển lao động trẻ, kiến thức tốt và khả năng đối phó với những thay đổi nhanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chất lượng nhân viên.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng, tiếp tục phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Agribank và toàn ngành ngân hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
Trên cơ sở những định hướng và mục tiêu chung phát triển hoạt động, tồn ngân hàng Agribank nói chung cũng như chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng đã đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động TTQT như sau:
Nâng cao đảm bảo an toàn cho hoạt động TTQT. TTQT hoạt động trên phạm vi quốc tế do đó kéo theo nhiều rủi ro mang tính nghiêm trọng hơn so với các hoạt động trong nước. Để phát triển TTQT, chi nhánh xác định cần đẩy mạnh cơng tác rà sốt, tìm hiểu thơng tin về khách hàng trong nước cũng như đối tác nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ TTQT, bảo đảm lợi ích cho khách hàng và uy tín ngân hàng.
Khơng ngừng cải thiện những sản phẩm hiện có, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng mạnh hoạt động TTQT trong nước và cả các ngân hàng nước ngồi. Từ đó thực hiện tiến trình đa dạng hóa các sản phẩm TTQT. Tìm kiếm các nhu cầu tài trợ sử
dụng nhiều phương thức đặc biệt hơn như UPAS L/C, L/C dự phòng, L/C điều khoản đỏ,... và đặc biệt là tăng cường cung cấp các sản phẩm hỗ trợ hoạt động XK.
Áp dụng, cập nhật công nghệ mới nhất trong thanh toán, cải thiện tốc độ xử lý giao dịch. Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đẩy đủ phục vụ cho lao động.
Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên phịng ban TTQT đồng thời có phương án