3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
3.2.7. Phát triển kinhdoanh ngoại hối bổ trợ cho hoạt động thanh toán
quốc tế
Hoạt động TTQT phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến quy mô nguồn vốn bằng ngoại tệ. Xây dựng nguồn vốn ngoại tế đủ lớn, làm nền tàng vững chắc cho hoạt động TTQT, tránh được sự ảnh hưởng nếu tỷ giá biến đổi khó lường. Chi nhánh cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có biện pháp tiếp cận, thu hút nguồn vốn nước ngồi (có thể dưới hình thức như XK, thu hút vốn đầu tư nước ngoài - FDI, phát hành trái phiếu ra nước ngoài,.).
Dự trữ ngoại tệ cần đảm bảo cả về mặt số lượng lẫn tính đa dạng các loại ngoại tệ. Nắm giữ được nguồn ngoại tệ lớn và đa dạng giúp ngân hàng có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, chi nhánh cần tìm hiểu kĩ về nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, có chiến lược tìm kiếm đa dạng khách hàng có nhu cầu sử dụng nguồn ngoại tệ khác nhau. Ngân hàng cần thực hiện tốt các hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán có kỳ hạn, nghiệp vụ hốn đổi và quyền chọn. Ngoài ra, ngân hàng cần mở rộng hơn mạng lưới dịch vụ thu đổi ngoại tệ thông qua dịch vụ séc, séc du lịch.
Tiếp tục duy trì chiến lược tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh so với các chi nhánh khác và chi nhánh ngân hàng khác nhằm thu hút tâm lý khách hàng. Cần thiết lập mức tỷ giá ưu đãi cụ thể cho các đối tượng khách hàng VIP, lâu năm, những khách hàng lớn, đảm bảo sự hài lòng của đối tượng khách hàng này cũng như tính cơng khai, minh bạch về các dịch vụ ưu đãi của ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Hoạt động TTQT của hệ thống ngân hàng hoạt động hoàn tồn trên thị trường quốc tế. Do đó hoạt động này có cơ hội phát triển hơn trong tương lai, Chính Phủ Việt Nam cũng như các bộ, ngành có liên quan cần có những biện pháp thúc đẩy kinh tế đối ngoại của quốc gia:
Thiết lập các mối quan hệ giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc làm này của chính phủ góp phần đẩy mạnh kim ngạch XNK trong nước phát triển thơng qua việc nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt đối tác bạn hàng. Chính Phủ có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động XNK thông qua các cuộc triễn làm, hội chợ quốc tế.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT. TTQT không chỉ chịu sử điều chỉnh của luật lệ, tập quán quốc tế mà còn chịu sự điều phối của các văn bản luật tại quốc gia tham gia vào hoạt động này. Thống nhất, chỉnh sửa và bổ sung sao cho hợp lý nhất hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT là cách thức đưa hoạt động này vào khuôn khổ nhất định, tránh được những rủi ro, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Đồng thời, Chính Phủ và các bộ, ngành liên quan cũng cần nghiên cứu thêm, xem xét ban hành những văn bản pháp lý như luật về các phương thức thanh tốn hay cơng cụ thanh tốn, bổ sung thêm các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT.
Tạo điều kiện hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam có cơ hội liên kết hợp tác với các NHTM, các TCTC trên thế giới, nhằm nâng cao uy tín và tăng cường cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Có những chính sách hỗ trợ cho hoạt động XNK của các DN trong nước về nguồn vốn, lao động, kỹ thuật; tích cực ủng hộ hoạt động kinh doanh XNK thơng qua các chính sách điều tiết về thuế XNK, thủ tục hành chính,...
Quan trọng, Chính phủ cần đảm bảo điều hành nền kinh tế vĩ mô ổn định, tạo nền tảng vững chắc để ngành ngân hàng phát triển hoạt động của mình. Nhà nước và Chính phủ cũng cần lưu ý thực hiện quản lý chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá hợp lý, đảm bảo khơng có biến động lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
Về phía NHNN, cần có những biện pháp giám sát, kiểm tra thường xuyên, đảm bảo hoạt động TTQT trong hệ thống các NHTM thực hiện chặt chẽ hành lang pháp lý, pháp luật. Từ đó có thế phát hiện ra những hạn chế, tiêu cực trong hoạt động này, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT, tạo cơ hội cho hoạt động này phát triển lành mạnh, hợp pháp. NHNN nên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và dưới nhiều hình thức để ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động TTQT, làm lành mạnh hóa hoạt động của các NHTM, đưa hoạt động TTQT tuân theo luật pháp. Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có kiến thức chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật liên tục về hệ thống chính sách pháp luật để đảm bảo việc thực hiện hoạt động kiểm sốt có hiệu quả và độ an tồn cao nhất.
NHNN cần bình ổn chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối vì hai chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT tại các ngân hàng. NHNN cần đưa ra chính sách điều chỉnh lãi suất, tỷ giá linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động hơn về lãi suất, tỷ giá, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và TTQT nói riêng.
NHNN nên chú trọng kiểm sốt tình hình tài chính, các nguồn thu và nợ xấu của các NHTM, để giảm thiểu rủi ro cho toàn ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động ngân hàng tăng trưởng ổn định.
NHNN cần cải thiện hơn chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng, tạo điều kiện để các NHTM trong hệ thống được chủ đồng rà sốt, tìm kiếm thơng tin KH, giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động TTQT. Việc áp dụng mức phí truy cập cao cũng là một bất lợi đối với các NHTM khi tham gia vào hệ thống này.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Agribank là ngân hàng thực hiện theo mơ hình phân tán, cho phép các chi nhánh ngồi Hội sở chính có thể thực hiện xử lý nghiệp vụ và tự ra quyết định. Do đó, địi hỏi ngân hàng càng phải chặt chẽ hơn trong cơng tác thanh tra, kiểm sốt các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Đối với hoạt động TTQT và các hoạt động khác liên quan, ngân hàng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý, các chính sách điều tại Hội sở chính và các chi nhánh, đảm bảo cho hoạt động TTQT được diễn ra thống nhất, chuẩn mực và hợp lý.
Agribank cần tăng cường mở rộng mối quan hệ đại lý trên thị trường quốc tế. Hiện tại Agribank có mối quan hệ đại lý với 1.092 ngân hàng trên 96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sắp tới, ngoài việc củng cố mối quan hệ đại lý hiện có, Agribank cần tiến tới mở rộng hơn mạng lưới ngân hàng đại lý sang nhiều thị trường quốc gia khác trên thế giới. Điều này địi hỏi ngân hàng cần tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh XNK của khách hàng, tìm hiểu về nước đối tác của khách hàng để có chính sách giao kết, tạo lập mối quan hệ phù hợp nhất. Không chỉ đơn thuần xây dựng mối quan hệ ngoại thương với hệ thống các ngân hàng, Agribank cũng nên đặt quan hệ với các cơng ty tài chính, cơng ty bao thanh tốn trên tồn thế giới để phục vụ đa dạng cho hoạt động của ngân hàng. Việc mở rộng mối quan hệ đại lý giúp ích rất nhiều cho Agribank trong việc quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng đa quốc gia. Điều này là cần thiết trong bối cảnh kinh tế hội nhập phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Thường xuyên triển khai những chiến dịch nhằm quảng cáo thương hiệu, sản phẩm của ngân hàng đến nhiều đối tượng khách hàng trong nước và ngoài nước, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mình.
Tích cực mở những lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ chuyên môn về TTQT và kỹ năng giao dịch với khách hàng kết hợp tổ chức những hoạt động nhằm tăng cường thi đua, cạnh tranh giữa các chi nhánh, giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho nhân viên có thể thể hiện bản thân, nâng cao trình độ. Ban lãnh đạo cần có những chính sách khuyến khích nhằm nâng cao tinh thần lao động, có ý chí phấn đấu và củng cố lịng trung thành với Agribank Nam Hà Nội cho các nhân viên. Các nhà quản lý nên kết hợp các phương pháp, cơ chế kích thích kể cả về mặt kinh tế lẫn tâm lý. Xây dựng những chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép phù hợp để nhân viên có thể cảm thấy công bằng và xứng đáng với cơng sức họ bỏ ra. Bên cạnh đó, việc tạo
bầu khơng khí và môi trường làm việc thoải mái, đầy đủ tiện nghi cũng vô cùng quan trọng giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, ổn định tâm lý tốt nhất cho nhân viên. Họ sẽ thấy được tơn trọng, tin tưởng, từ đó phát huy hiệu quả năng lực, tố chất vốn có, đảm bảo nâng cao chất lượng xử lý nghiệp vụ.
Ngân hàng cần quan tâm, hỗ trợ chi nhánh Nam Hà Nội ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng, mà đặc biệt là TTQT. Hoạt động TTQT phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc, phần mềm và mạng lưới internet. Tại cấp chi nhánh hay PGD, việc áp dụng và tiếp cận cơng nghệ mới cịn là hạn chế to lớn, về cả thông tin, tài chính và năng lực của bộ phận nhân sự. Do đó, ngân hàng cần có những chính sách hỗ trợ cho các chi nhánh ở mảng công nghệ, thường xuyên cập nhật các tin tức công nghệ khoa học mới cho các chi nhánh thông qua văn bản, thông báo hay các buổi học, buổi dự thảo. Việc phân công những nhân viên kỹ thuật có năng lực chun mơn cao về các chi nhánh cũng là cần thiết. Thường xun kiểm tra, xem xét cơng nghệ hiện có để có những điều chỉnh và sửa đổi phù hợp nhất, tránh để tình trạng cơng nghệ cũ, chậm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của khóa luận trình bày định hướng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội về việc phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới. Từ định hướng của ngân hàng, cũng như đúc kết từ tồn tại đã phân tích ở chương 2, tác giả đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển hoạt động này. Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị tới Chính phủ, NHNN và chính Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Việc phát triển hoạt động TTQT trong thời buổi hội nhập hiện này là vô cùng quan trọng, phát triển hoạt động TTQT kéo theo sự phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng, tăng quy mô khách hàng và doanh số cho ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng có vị thế và sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Hy vọng những giải pháp và kiến nghị của tác giả có thể góp phần vào việc hồn thiện q trình phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, khóa luận đã làm rõ những nội dụng sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản về hoạt động TTQT tại
các NHTM, chỉ ra những nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động này. Đồng thời xác định những chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính thể hiện sự phát triển của hoạt động TTQT. Khóa luận đi vào tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế tại một số NHTM đã thành công trong việc phát triển hoạt động này, từ đó đưa ra bài học hữu ích với nơi khóa luận tìm hiểu nghiên cứu - Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Chi
nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 thông qua hệ thống các chỉ tiêu như doanh số, doanh thu, lợi nhuận, số khách hàng, số món TTQT, mức độ hài lịng của khách hàng sử dụng dịch vụ này tại đây. Thông qua số liệu nghiên cứu và khảo sát, khóa luận đã đưa ra những kết quả khả quan đạt được. Bên cạnh đó, cũng chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong hoạt động TTQT tại ngân hàng nghiên cứu.
Thứ ba, từ quá trình phân tích, tìm hiểu thực trạng hoạt động TTQT tại
Agribank Nam Hà Nội, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tới các cơ quan cấp cao như Chính phủ, NHNN và đặc biệt là Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam với mục tiêu đưa hoạt động TTQT phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành hoạt động đóng vai trị chủ chốt trong hoạt động dịch vụ tại chi nhánh nói riêng và tồn ngân hàng nói chung.
Nhìn chung, khóa luận đã đạt được mục đích nghiên cứu tổng thể. Tuy nhiên, vì nguồn tài liệu nội bộ khó kiếm, cùng với thực tế chứng minh hoạt động TTQT không phải hoạt động chủ chốt tại chi nhánh gây ra nhiều khó khăn trong việc tạo nên tính đa dạng của số liệu. Ngồi ra, tác giả chưa có nhiều điều kiện để thực hiện việc so sánh giữa các ngân hàng do nguồn thông tin bị hạn chế. Nếu có thể, tác giả mong muốn triển khai bài luận này trên góc độ vĩ mơ hơn với tổng quan ngành ngân hàng. Trong q trình thực hiện khóa luận khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô Hội đồng chấm thi cũng như Học viện Ngân hàng đóng góp và cho ý kiến bổ sung để khóa luận được hồn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank, 2018. Hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank chuyển mình
mạnh mẽ
trước thách thức hội nhập. [Online] Available at:
http://www.agribank.com.vn/31/822/tin-tuc/tai-chinh-ngan-hang/2018/07/13983/hoat- dong-thanh-toan-quoc-te-cua-agribank-chuyen-minh-manh-me-truoc-thach-thuc-hoi- nhap.aspx
2. ICC, 1995. Uniform Rules for Collection, Publication No 522 - URC 522. NO. 522
ed. s.l.:ICC.
3. ICC, 2007. Uniform Custom and Practice For Documentary Credit - UCP 600. s.l.:ICC.
4. Lại Hương & Văn Tuấn, 2019. Thời báo tài chính: Thơng tin doanh nghiệp:
Agribank: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sẵn sàng cho lộ trình cổ phần hóa.
[Online] Available at: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thong-tin-doanh- nghiep/2019-01-24/agribank-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-san-sang- cho-lo-
trinh-co-phan-hoa-67115.aspx [Accessed 24 01 2019].
5. Nguyễn Văn Tiến & Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016. Giáo trình Thanh tốn quốc
tế
và Tài trợ ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
6. Tạp chí Tài chính, 2016. Tạp Chí Tài Chính: Kinh doanh: Tài chính doanh
nghiệp:
Thơng tin Doanh nghiệp: Vietcombank: Tiên phong trong thanh toán quốc tế và tài
trợ thương mại. [Online] Available at: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-
doanh/thong-tin-doanh-nghiep/vietcombank-tien-phong-trong-thanh-toan-quoc- te-va-
9. Trung, M., 2018. Kinh tế đô thị: Tin tức doanh nghiệp. [Online] Available at: http://kinhtedothi.vn/het-thang-72018-nguon-von-huy-dong-cua-agribank-dat- tren-11-
trieu-ty-dong-323454.html [Accessed 20 8 2018].
10. VnEconomy, 2019. VnEconomy: Agribank báo lãi 7.525 tỷ đồng năm 2018. [Online] Available at: http://vneconomy.vn/agribank-bao-lai-7525-ty-dong-nam-2018- 20190118102040624.htm [Accessed 18 01 2019].
11. Wekipedia, 2018. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Phát triển. [Online] Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t tri%E1%BB%83n 12. Báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Agribank Chi
nhánh
Nam Hà Nội, năm 2016, 2017, 2018
13. Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế, Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội,
năm 2016, 2017, 2018
14. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank, Available
at: https://www.vietcombank.com.vn
Rất không hài lịng
Khơng hài lịng
Bình thường Hài lịng Vơ cùng hài lịng
1 2 3 4 5
Ve cán bộ nhân viên phịng Thanh tốn quốc tế 1 2 3 4 5
1. Trang phục của nhân viên phòng TTQT
2. Thái độ, tác phong trong khi giao dịch với KH