PH.ĂNG-GHEN 179 TIN TỨC TỪ CRƯM

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 4 ppsx (Trang 33 - 34)

dựa vào các công sự độc lập và chiến hào bộ binh, đã giữ vững được toàn bộ khu vực của mình từ cuối vịnh Ca-ran-tin đến nghĩa địa, rồi từ nghĩa địa đến pháo đài Trung tâm, tuy rằng, theo bình đồ chính thức về cơng sự công thành do Bộ hải quân Anh vẽ thì đoạn quan trọng này đầy dẫy chiến hào. Hiện nay đã biết rõ là các pháo đài Cột buồm và pháo đài Trung tâm vừa bị uy hiếp nghiêm trọng, cịn các cơng sự ngoại vi bảo vệ chúng bị quân Pháp chiếm lĩnh, thì quân Nga đã biến ngay đoạn nà y thành một khu công sự lớn. Sau mấ y đêm đã xâ y dựng được một tuyến dài tường chắn nối liền với nhau bao quanh cả đoạn ấy, do đó, tạo thành một place d’armes

lớn, hoặc khu phòng thủ lớn, nơi đây quân đội có thể tập trung an toàn để đánh vào sườn quân Pháp, trong trường hợp quân Pháp tấn cơng hoặc thậm chí để tiến hành những cuộc xuất kích qui mơ lớn vào sườn các cơng sự nhơ ra phía trước của quân Pháp. Theo kinh nghiệm của bản thân, Pê-li-xi-ê biết rằng quân Nga xây dựng những cơng sự loại đó nhanh chóng như thế nào và bảo vệ chúng ngoan cường như thế nào sau khi hồn thành các cơng sự bằng đất. Do đó, ơng ta quyết định cơng kích nga y tức khắc. Tối 22 tháng Năm đã có cuộc tấn cơng bằng 2 cánh. Cánh trái chiếm lĩnh các chiến hào của quân Nga ở cuối vịnh Ca-ran-tin và củng cố ở các trận địa ấy. Cánh phải cũng chiếm các chiến hào nhơ lên phía trước, nhưng do hỏa lực mạnh của địch nên khơng thể củng cố ở đó và buộc phải rút lui vào tảng sáng. Tối hôm sau, liên quân lại tấn công lần thứ hai với lực lượng lớn hơn và đã hoàn toàn thắng lợi. Đoạn có cơng sự bị chiếm hồn toàn và biến thành trận địa chống lại quân Nga bằng cách chuyển các bao cát từ bờ này sang bờ kia của chiến hào. Nghe nói trong trận nà y, quân Pháp đã chiến đấu với tinh thần dũng cảm cao, với furia francese1* vốn có từng làm cho nó nổi tiếng trong quá khứ, tuy phải thừa nhận rằng khi mô tả những khó khăn mà quân đội của mình phải khắc phục, Pê-li-xi-ê khơng khỏi khốc lác.

Về cuộc pháo kích thành phố lần thứ ba, theo tin tức chúng tôi nhận được từ Ha-li-phắc, thì nó bắt đầu ngày 6 tháng Sáu và tiếp theo là cuộc cường tập và chiếm lĩnh Ma-mê-lôn và các công sự

1*

- sự điên cuồng của người Pháp

Trắng 1* vào ngày 7 tháng Sáu, trong bưu kiện do tàu “A-di-a” chở đến khơng có tin tức gì mới, nên chúng tôi không thể bổ sung gì vào những điều đã viết hơm thứ tư. Song chúng tôi được biết rằng 25 000 người thuộc đạo quân của Ơ-me-rơ-pa-sa ở Ép-pa-tơ-ri đã được điều về Khéc-xô-nét; rõ ràng là liên quân chuẩn bị tiến hành hoạt động dã chiến, vì nếu họ lại định thực hiện một cuộc pháo kích và cường tập nữa thì số quân lính Thổ Nhĩ Kỳ ấy phải được để lại ở trận địa cũ của họ. Nhưng cũng có thể suy đốn rằng liên quân được bảo đảm kém về số phương tiện vận tải và lương thực cần thiết cho cuộc hành quân vào sâu bán đảo. Có thể là trong khi chờ đợi giải quyết những khó khăn ấy, Pê-li-xi-ê quyết định khơng để cho binh lính nhàn rỗi, bằng cách khôi phục hoạt động tích cực về vây đánh thành phố, nhưng hồn tồn khơng phải để tiến hành cường tập Xê-va-xtô-pôn trong lúc này, mà để duy trì

tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Hành động của Pê-li-xi-ê từ khi nhận chức tư lệnh nói lên rằng hình như ơng ta quyết định hành động theo ý kiến của mình và khơng coi trọng kế hoạch và phương án có thể nảy sinh trong đầu óc Lu-i Bơ-na-pác-tơ. Việc đặt các kế hoạch chiến dịch Crưm xem ra hiện nay đã thành cái mốt ở Pa-ri. Thậm chí ngun sối Vai-ăng già nua cũng gửi một hoặc hai kế hoạch, nhưng Pê-li-xi-ê lập tức điện về nói rằng nếu như Vai-ăng cho rằng kế hoạch của mình hay ho đến thế thì hãy sang Crưm và đích thân thực hiện nó. Chúng ta sẽ nhanh chóng thấy vị tư lệnh cương quyết, nhưng bướng bỉnh và tàn nhẫn ấy sẽ hành động như thế nào. Dù sao thì nếu quả thực ơng ta cho rằng có thể gửi “mệnh lệnh” cho các tham mưu trưởng của quân đội Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Xác-đi-ni, thậm chí khơng nhọc cơng thơng tri nội dung của “các lệnh” ấy cho các vị tư lệnh tương ứng, thì trong phe liên quân sẽ rất nhanh chóng nảy sinh những xích mích nghiêm trọng. Cần biết rằng cho tới nay cơ quan tối cao của quân đội của họ không phải là một viên tướng, mà là một hội đồng quân sự mà thành phần gồm tất cả các vị tư lệnh. Hãy hình dung xem, một ngun sối già, huân tước Ra-glan, lại phải phục tùng mệnh lệnh của một viên trung tướng Pháp nào đó!

1*

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 4 ppsx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)