Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho nhân viên tại NHTMCP đông nam á ( seabank) chi nhánh láng hạ khoá luận tốt nghiệp 714 (Trang 26)

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho nhân viên ngân hàng

1.5.1. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người lao động là động lực, động cơ thôi thúc người lao động làm việc để đạt được những mục đích, mong muốn của bản thân .

a. Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân là trạng thái mong đợi, là đích hướng của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ có mục tiêu khác nhau và mỗi người sẽ có cách thức, phương pháp để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu cá nhân chính là động cơ thơi thúc người lao động làm việc. Khi đã có

mục tiêu sẽ thôi thúc người lao động làm việc hết mình, định hướng đạt được mục tiêu

tốt hơn, khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn. Mức độ của mục tiêu sẽ gắn với

mức độ

cố gắng của cá nhân từ đó hình thành nên động lực lao động tưng ứng.

Như vậy để nhân viên cố gắng, nỗ lực về cơng việc thì mục tiêu của tổ chức phải

tương ứng với mục tiêu cá nhân. Tổ chức cần có những biện pháp để định hướng mục

tiêu cho người lao động cho phù hợp khơng đi ngược lại với mục tiêu chung. b. Lợi ích của con người

Lợi ích chính là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần của người lao động nhận được từ tổ chức biểu hiện chính là tiền cơng, tiền lương, thưởng, các phúc lợi, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến,...từ đó giúp thỏa mãn nhu cầu của người lao động.

Người lao động xuất hiện nhu cầu thì bản thân họ sẽ có cách thức để đạt được nhu cầu, mong muốn đó. Cái thơi thúc họ đạt được chính là lợi ích mà họ nhận được và từ đó tạo cho bản thân họ động lực cố gắng làm việc. Khi lợi ích càng lớn thì động lực làm việc càng cao và ngược lại nếu lợi ích nhỏ có thể làm giảm động lực lao động.

c. Năng lực cá nhân

Năng lực của bản thân người lao động giúp họ tự tin vào bản thân và tin rằng bản thân sẽ thực hiện được tốt công việc được giao. Năng lực làm việc bao gồm tất cả các kiến thức, kỹ năng phù hợp với cơng việc. Khi người lao động có năng lực làm việc tốt thì động lực để họ hồn thành cơng việc sẽ cao hơn.

d. Thái độ của cá nhân

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng thì thái độ của người lao động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Khi thái độ của người lao động với bản thân cơng việc, với tổ chức tốt thì họ sẽ ln cố gắng, thúc đẩy bản thân làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao từ đó động lực lao động của họ cũng tăng. Ngược lại khi bản thân người lao động có thái độ khơng u thích cơng việc, khơng cảm thấy hứng thú khi làm việc thì động lực sẽ tự động giảm sút. Chính vì vậy mà thái độ cá nhân ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.

e. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là cái cá nhân tích lũy được trong q trình làm việc. Khi có kinh nghiệm làm việc thì bản thân người lao động sẽ tự tin khi bắt đầu công việc, từ đó thơi thúc họ hồn thành cơng việc. Vì vậy khi phân cơng bố trí cơng việc thì người quản lý cần giao những cơng việc phù hợp từ đó giúp người lao động phát huy được kinh nghiệm, lợi thế của người lao động.

1.5.2. Yeu tố từ doanh nghiệp

Yếu tố thuộc về doanh nghiệp là một trong ba nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Là người quản ký cần tìm hiểu và quan tâm đến những yếu tố đó để có những biện pháp tạo động lực làm việc cho chính nhân viên của mình từ đó giữ chân nhân viên gắn bó với tổ chức và đạt được mục tiêu chung đề ra.

a. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức thành một thể thống nhất. Nó có vai trị quyết định đến tồn bộ hoạt động của tổ chức. Khi tổ chức có cơ cấu hợp lý, quyền hạn, trách nhiệm được phân chia cho các thành viên sẽ giúp người lao động thấy rõ được vị trí của mình trong tổ chức và từ đó họ sẽ chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình và đem lại kết quả cho tổ chức.

b. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành bắt đầu từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và xuyên suốt trong q trình phát triển của doanh nghiệp. Nó tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau tạo ra bản sắc và sức hút riêng cho từng doanh nghiệp bao gồm các giá trị, chính sách, tác phong, văn hóa, quy định,.. .tạo ra môi trường làm việc cho nhân viên. Neu văn hóa doanh nghiệp lành mạnh từ đó giúp cho nhân viên thoải mái, hứng thú khi làm việc, giúp nhân viên gắn kết với nhau sẽ là động lực cho nhân viên gắn bó với tổ chức.

c. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện một cơng việc nào đó. Khi điều kiện làm việc của người lao động được quan tâm như được đầu tư về trang thiết bị, máy móc, an tồn lao động, vệ sinh lao động thì người lao động sẽ cảm thấy yên tâm khi làm việc. Khi đó động lực làm việc sẽ tốt hơn, hiệu quả cơng việc cũng cao hơn. Vì vậy là một người quản lý cần quan tâm đến điều kiện làm việc cho nhân viên từ đó giúp nhân viên có mơi trường tốt nhất để làm việc và phát huy sự sáng tạo phục vụ hoạt động của tổ chức.

d. Công việc

Nội dung công việc: Người lao động sẽ thấy thoải mái khi nhận được cơng việc mà họ u thích phát huy được ưu điểm của bản thân. Khi đó người lao động sẽ thấy hứng thú làm việc, động lực lao động được nâng cao .

Tính hấp dẫn của cơng việc: Cơng việc có tính hấp dẫn, thách thức khiến người lao động thấy thu hút và khát khao chinh phục cơng việc đó. Khi đã có mục tiêu chinh phục cơng việc thì người lao động sẽ cố gắng nỗ lực và tạo ra động lực cho họ.

Khả năng thăng tiến: Người lao động được chuyển lên vị trí cao hơn trong doanh nghiệp quá trình này được gọi là thăng tiến. Thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng uy tín, địa vị cũng như quyền lực của người lao động. Thăng tiến thường đi kèm với lợi ích vật chất tăng lên.

1.5.3. Yếu tố từ xã hội

a. Chính sách, quy định của Pháp luật, Nhà nước

Trong quan hệ lao động đều dựa trên cơ sở công bằng và tự nguyện nhưng trong thực tế người lao động luôn là người yếu thế hơn trong quan hệ đó. Vì vậy các chính sách của chính phủ ban hành liên quan đến người lao động đều là cơ sở để giúp người lao động yên tâm hơn khi tham gia vào quan hệ lao động từ đó tạo cho họ động lực khi làm việc.

b. Bối cảnh của nền kinh tế

Nền kinh tế thường có xu hướng biến đổi nhất định trong từng thời kỳ, tùy thuộc và bố cảnh và xu hướng hiện tại thì người lao động cũng ít nhiều bị tác động. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay người lao động có rất nhiều cơ hội về việc làm, họ sẽ có xu hướng tìm đến các cơng việc mà làm họ hài lòng về mức thu nhập, cơ hội thăng tiến,.. .Chính vì vậy mà người lao động có xu hướng nhảy việc cao hơn. Nếu trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thối tỷ lệ thất nghiệp tăng thì bản thân người lao động lúc đó sẽ muốn có cơng việc ổn định thay vì nhảy việc để có mức lương cao. Do đó đứng trên góc độ người quản trị phải nắm bắt được xu hướng, bối cảnh của nền kinh tế để có những biện pháp tạo động lực cho nhân viên để giữ chân họ gắn bó và cống hiến cho tổ chức.

c. Đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có tính chất, đặc thù khác nhau do đó đối tượng lao động của từng ngành nghề cũng khác nhau từ đó cách tác động, phương thức tạo động lực cho người lao động cũng khác nhau. Đối với những người lao động thích cơng việc thú vị mang tính thách thức thì họ sẽ hướng tới những lĩnh vực như ngân hàng, kinh tế,.Những người lao động thích tính ổn định thì thường sẽ chọn các cơng việc như hành chính. Khi người lao động họ tìm được nghề phù hợp với mình thì sẽ muốn gắn bó lâu dài và quyết tâm làm việc hơn.

d. Hệ thống phúc lợi xã hội

Nền kinh tế càng phát triển, sự quan tâm của nhà nước đối với hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng nhiều. Đây là một yếu tố quan trọng có vai trò bảo đảm an sinh xã hội khi người lao động sau khi về hưu khơng cịn sức lao động, khi thai sản, tai nạn lao động,.. .Khi phúc lợi xã hội ngày càng tốt hơn thì đời sống người lao động ngày càng được đảm bảo, người lao động sẽ tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ hơn từ đó họ sẽ tập trung vào công việc và đạt được hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chuơng 1 đã cho em cái nhìn chung nhất về động lực và tạo động lực cho nguời lao động. Từ đó thấy đuợc cơng tác tạo động lực có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Nghiên cứu các học thuyết tạo động lực, các phuơng pháp tạo động lực và những nhân tố ảnh huởng đến việc tạo động lực để giúp các tổ chức có cách thức tạo động lực phù hợp nhất đối với nguời lao động. Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chuơng 1 bài khóa luận sẽ nêu lên thực trạng tạo động lực cho nhân viên của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đông Nam Á Chi Nhánh Láng Hạ ở chuơng 2 và trên thực trạng đó sẽ đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho ngân hàng tại chuơng 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG Lực CHO NHÂN VIÊN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á và Chi nhánhLáng Hạ Láng Hạ

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Nam Á SeABanka. Q trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á thành lập ngày 24/3/1994 tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Hải Phòng.

Tháng 09/2002: Đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Tháng 3/2005: Chuyển Hội sở chính từ Hải Phịng lên Hà Nội tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tháng 12/2006: SeABank ứng dụng thành công T24 sau 1 năm triển khai Tháng 12/2007: SeABank tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ và chính thức trở thành một trong ba ngân hàng TMCP có vốn lớn nhất Việt Nam

Tháng 8/2008: Scciete General trở thành cổ đông chiến lược của SeABank Tháng 12/2009: SeABank chính thức trở thành thành viên của Visa và Master

Tháng 1/2010: Bộ nhận diện thương hiệu, logo mới ra đời đánh dấu bước ngoặt trong thương hiệu của SeABank

Tháng 5/2011: Khai trương văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1/2012: SeABank triển khai dịch vụ Autobank

Tháng 11/2013: SeABank tăng vốn điều lệ lên 5466 tỷ đồng

Tháng 9/2014: SeABank là ngân hàng đầu tiên tài trợ 100% vốn mua Airbus A320 của Victaum Airline

Năm 2017: SeABank lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam Năm 2018: Tiếp nhận cơng ty tài chính Bưu điện

Bước sang năm 2019 SeABank trải qua chặng đường 25 năm phát triển với vốn điều lệ 7.688 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 125 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 162 chi nhánh và điểm giao dịch. Các chỉ tiêu tài chính được thống kê bởi Vinacorp ( cập nhật 12h30 21/3/2019): tổng tài sản đạt 55.695 tỷ đồng ( tăng 182% so với năm 2009), tổng huy động đạt 39.867 tỷ đồng ( tăng 162% so với năm 2009), tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 20.417 tỷ đồng (tăng 214% so với 2009) và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,82% tổng dư nợ.

SeABank được biết đến là một trong các ngân hàng bán lẻ có uy tín tại Việt Nam với mạng lưới hoạt động rộng, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.SeABank cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng nhằm tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đơng, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.

b. Lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và các sản phẩm dịch vụ dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau như: khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, khách hàng doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại

cổ phần Đơng Nam Á

Nguồn: Tài liệu nội bộ [7]

Nhìn vào sơ đồ hình 2.1 ta thấy cơ cấu SeABank có: Hội đồng quản trị, Ban TGĐ, Ban Kiểm soát, Ban chiến luợc và phát triển ngân hàng. SeABank chia thành 16 khối nhỏ để phục vụ cho việc kinh doanh và phát triển của ngân hàng. Mỗi khối, phịng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhung khơng tách rời, hỗ trợ nhau để xây dựng SeABank ngày càng phát triển bền vững hơn.

c. Thành tích đạt được

• Ngày 14/4/2018: lần thứ 9 liên tiếp nhân giải “ Thuơng hiệu mạnh Việt

Nam” do cục xúc tiến Thuơng Mại (Bộ Công Thuơng) và Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức và bình chọn.

• Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2018 đây là lần thứ 8 liên tiếp

lọt vào bảng VNR500. Năm 2017 xếp hạng 159/500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

• 12/2017: Là một trong 15 ngân hàng mạnh nhất Châu Á theo tiêu chí

đánh giá của The Asian Banker.

• Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2017. Đây là lần thứ 2 Tạp chí

Global Financial Market Review trao giải thuởng cho SeABank.

• Hn chuơng lao động hạng nhì 2017.

2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)Chi nhánh Láng Hạ Chi nhánh Láng Hạ

a. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Láng Hạ

Nhằm đem tới sự thuận tiện và đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của khách hàng, ngày 22/9/2006 SeABank khai truơng Chi nhánh Láng Hạ tại số 22 Láng Hạ, quận Đống Đa. Đây là điểm giao dịch thứ 10 của SeABank trên địa bàn thủ đô Hà Nội và là địa điểm có khơng gian rộng rãi, hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho luợng khách hàng đang ngày càng tăng. SeABank Láng Hạ thực hiện cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng SeABank cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp.

b. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phịng ban Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh Láng Hạ

Nguồn: Tài liệu nội bộ[8]

Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Láng Hạ được mơ tả trên hình 2.2 gồm có Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc vận hành khu vực, Giám đốc Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp lớn tại địa bàn, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng ưu tiên, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng. Ngồi ra, có Giám đốc nhân sự Chi nhánh được hội sở đưa xuống để quản lý nhân sự và không được thể hiện trên sơ đồ.

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thuộc SeABank Chi nhánh Láng Hạ Chức năng nhiệm vụ của Khách hàng cá nhân, Khách hàng Ưu tiên, Khách hàng doanh nghiệp

+ Chức năng: Tổ chức triển khai kinh doanh và thực hiện quản lý bán hàng các sản phẩm của ngân hàng trên địa bàn theo đúng chiến lược và kế hoạch kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho nhân viên tại NHTMCP đông nam á ( seabank) chi nhánh láng hạ khoá luận tốt nghiệp 714 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w