Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 659 (Trang 25 - 34)

1.1. TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.3. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Hiện nay có rất nhiều các hình thức TTXNK của các NHTM. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ đề cập tới các hình thức TTXNK phổ biến nhất tại các NHTM hiện nay.

1.1.3.1. Tài trợ trên cơ sở hợp đồng xuất nhập khẩu (cho vay tài trợ xuất nhập khẩu)

Sau khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu và nhập khẩu bước vào giai đoạn thực hiện hợp đồng. Để hồn thành tốt được nghĩa vụ của mình

theo hợp đồng đã ký kết, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cần đến sự tài trợ của các NHTM.

Đối với nhà xuất khẩu, không phải lúc nào họ cũng đủ vốn để vừa thực hiện hợp đồng, vừa vận hành doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội khác. Vì vậy, nếu thiếu vốn, ngân hàng sẽ xem xét những nội dung đặc thù trong quy trình cho vay trên cơ sở hợp đồng XNK với những khoản cho vay thông thường. Hiểu đơn giản, NHTM dựa trên hợp đồng

ngoại thương do nhà xuất khẩu cung cấp để cấp tín dụng trực tiếp cho họ phục vụ cho việc thu mua, chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất hàng hóa và phân phối sản phẩm. Hợp đồng XNK là một trong những chứng từ quan trọng quyết định tính khả thi của hợp đồng vay vốn. Nếu hợp đồng XNK được ký kết chặt chẽ, bên mua và bên bán đều có uy

tín, hàng hóa có thị trường tốt, phương thức thanh tốn an tồn. thì khoản vay được xem là có độ an toàn cao và dễ dàng được phê duyệt. Bên cạnh đó, các NHTM cũng có những lộ trình ưu tiên lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp XNK hấp dẫn hơn so với các doanh nghiệp vay vốn sản xuất trong nước. Về đảm bảo tiền vay, khi hợp đồng XNK

được ký kết, đặc biệt khi L/C được mở (đối với phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ), nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu là doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường thì ngân hàng thậm chí có thể cho vay tín chấp mà khơng cần phải thực hiện các biện pháp

trước một khoản tiền hàng cho nhà xuất khẩu nhưng lại khơng có đủ tài chính thì phải đề nghị vay ngân hàng để thực hiện yêu cầu của hợp đồng. Trong trường hợp thanh toán

L/C, nhà nhập khẩu cũng cần tiền để ký quỹ cho ngân hàng để được ngân hàng tài trợ uy tín trong việc phát hành L/C. Neu nhà nhập khẩu khơng đủ tài chính, ngân hàng sẽ xem xét dựa trên các tiêu chí như lịch sử tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay, uy tín doanh nghiệp, khả năng tài chính để quyết định hạn mức cho vay.

Cho vay TTXNK gồm một số hình thức phổ biến như:

Cho vay từng lần: Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, khách hàng và ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng cho mỗi lần vay.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là việc ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với

nhau và xác định một hạn mức tín dụng sử dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất

định, thường là một năm.

Cho vay trả góp: Là hình thức khách hàng trả lãi vốn vay và số nợ gốc thành nhiều lần trong thời hạn cho vay theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức nhất định. Thời hạn hiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng được áp dụng theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận với khách hàng bằng văn bản cụ thể, chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh tốn của khách hàng.

1.1.3.2. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C)

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kì, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), ngân hàng (ngân hàng phát hành) phát hành một bức thư thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành (NHPH) về việc thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình BCT phù hợp (GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2016).

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận được thể hiện bằng nội dung

xuất khẩu. Như vậy, ngân hàng vừa đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền tương

ứng với số hàng hóa họ cung cấp khi xuất trình được chứng từ phù hợp, đồng thời cũng đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được BCT và hàng hóa phù hợp với số tiền của mình. Phương thức thanh tốn bằng L/C được cho là có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức thanh toán khác hiện nay bởi đã dung hịa được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu

và nhà nhập khẩu.

So với các phương thức thanh toán khác, phương thức thanh tốn L/C có sự tham

gia tích cực và chủ động hơn của các ngân hàng. Có ba mối quan hệ hợp đồng được hình

thành trong phương thức này là hợp đồng ngoại thương thể hiện mối quan hệ giữa nhà XK và nhà NK, đơn yêu cầu mở L/C thể hiện mối quan hệ giữa NHPH và nhà NK, L/C thể hiện mối quan hệ giữa NHPH và nhà XK. Mặc dù đơn yêu cầu mở L/C được thành lập dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và là cơ sở hình thành nên L/C nhưng ba hợp đồng này lại hồn tồn độc lập với nhau vì chủ thể và khách thể của ba hợp đồng

này khác nhau.

Trong phương thức này, người bán và người mua đều cần đến sự tài trợ của ngân hàng và mối quan hệ giữa ngân hàng và các nhà XNK thực chất là quan hệ tín dụng. Đối với nhà xuất khẩu, quan hệ tín dụng thể hiện ở việc NHPH cam kết thanh tốn khơng hủy ngang, cho vay tín dụng dựa vào L/C; các ngân hàng có thể chiết khẩu BCT, chiết khấu khấu phiếu, xác nhận L/C, thanh toán khi BCT là phù hợp. Hoặc nhà xuất khẩu có thể thế chấp BCT để nhận được khoản vay từ ngân hàng. Xét từ góc độ nhà xuất khẩu, phương thức này hồn tồn có lợi bởi họ khơng cần quan tâm tới khả năng thanh tốn của người nhập khẩu do NHPH đã cam kết thanh tốn, thậm chí họ có thể nhận được khoản tiền hàng trước khi đến thời hạn thanh tốn thơng qua các sản phẩm chiết khấu của ngân hàng, từ đó, giúp xoay vịng vốn nhanh hơn, đem lại cho họ nhiều cơ hội hơn nữa. Đối với nhà nhập khẩu, mối quan hệ tín dụng được thể hiện mở L/C của NHPH. Khi NHPH chấp nhận mở L/C cho nhà nhập khẩu đồng nghĩa với việc dùng uy tín và tài chính của mình để thanh toán thay cho người nhập khẩu trước khi nhà NK nhận được hàng hóa. Nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) là L/C khơng hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền địi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai. Chuyển nhượng ở đây bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và quyền được đòi trả tiền hay quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Đối với loại L/C này chỉ có thể chuyển nhượng một lần tức là tín dụng khơng được chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi thứ ba nào. Đồng thời, tất cả các phần của tín dụng chuyển nhượng khơng được vượt quá tổng số tiền của L/C gốc và tín dụng chỉ có thể chuyện nhượng được theo các điều kiện trong L/C gốc.

L/C giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này thế chấp để mở một L/C khác cho một người thụ hưởng khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ, L/C sau được gọi là L/C giáp lưng. Mặc dù L/C chủ là cơ sở để mở L/C giáp lưng song chúng hoàn, toàn độc lập với nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia, đồng thời cũng có một số điểm khác biệt nhất định như số tiền trên L/C giáp lưng thường nhỏ hơn số tiền trên L/C chủ, số loại chứng từ của L/C giáp lưng thường nhiều hơn so với L/C gốc... Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến trong mua bán qua trung gian.

UPAS L/C (Usance Letter of Credit Payable at Sight) là loại L/C có kỳ hạn trả chậm trong đó có điều kiện người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ để được nhận tiền ngay hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai từ nhân hàng chiết khấu, phí chiết khấu do người yêu cầu mở L/C chịu. UPAS L/C ra đời xuất phát từ nhu cầu người thụ hưởng muốn được thanh toán trả ngay nhưng người yêu cầu mở L/C muốn mở L/C trả chậm. Đây cũng là một trong những sản phẩm TTXNK khá phổ biến tại các NHTM hiện nay.

Ngoài các loại L/C kể trên, các ngân hàng còn tài trợ theo một số loại L/C khác như L/C điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn, L/C đối ứng, L/C trả ngay, L/C chiết khấu...

Trong các loại thì L/C khơng hủy ngang là phương thức tài trợ chủ yếu của các NHTM bởi tính an tồn của nó.Đối với mỗi loại L/C khác nhau, mức độ rủi ro là khác nhau, vì vậy khi thỏa thuận, các bên phải chỉ rõ loại L/C sử dụng để tránh những hiểu nhầm khơng đáng có.

Nhờ thu là phương thức thanh tốn trong đó bên bán (người xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình, xuất trình BCT thơng qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận điều kiện và điều khoản khác (GS. TS. Nguyễn Văn Tiến,

2016).

Từ khái niệm trên có thể thấy, phương thức nhờ thu an toàn hơn, hạn chế được rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi sổ, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với phương thức tín dụng chứng từ. Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ đóng vai trị là các trung gian chuyển/ xuất trình ngun vẹn chứng từ và thu hộ tiền theo đúng các chỉ thị của người ủy thác cho ngân hàng thu hộ, ngân hàng khơng có trách

nhiệm cũng như khơng đưa ra bất kỳ cam kết thanh tốn nào, khơng có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ mà chỉ kiểm tra số lượng chứng từ so với số lượng đã liệt kê

trên lệnh nhờ thu nhưng ngân hàng có trách nhiệm phải tuân thủ các chỉ thị trên lệnh nhờ thu; trong khi đó, nhà nhập khẩu là người chủ động trong việc thanh toán cho người

xuất khẩu. Phương thức thanh toán nhờ thu được chia thành hai loại là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập tới nhờ thu kèm chứng từ, một trong những phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh tốn trong đó chứng từ nhờ thu bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính; hoặc chứng từ thương mại. NHTH chỉ trao chứng từ thương mại cho người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong chỉ thị nhờ thu. Do ngân hàng khơng có nghĩa vụ phải thanh tốn BCT nên nếu nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu không yêu cầu sự tài trợ từ ngân hàng thì sẽ khơng phát sinh mối quan hệ tín dụng nào. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phát sinh nhu cầu cần tới sự tài trợ của

ngân hàng khi sử dụng phương thức này.

Với nhà xuất khẩu, ngân hàng phục vụ trực tiếp nhà xuất khẩu là ngân hàng nhờ thu. Các NHTM khi giữ vai trị này thường có các sản phẩm tài trợ cho khách hàng của mình như chiết khấu BCT, chiết khấu hối phiếu đòi nợ. Chiết khấu BCT hay cịn gọi là

khi giao hàng. Vì vậy với hình thức tài trợ này của ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ có một nguồn vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra liên tục, không bị gián đoạn

trong quá trình chờ người nhập khẩu thực hiện nghữa vụ thanh toán. Do nghĩa vụ trả tiền trong thanh toán nhờ thu là người nhập khẩu mà không phải ngân hàng nên phần lớn các NHTM thường chỉ áp dụng chiết khấu có truy địi để giảm thiểu rủi ro trong quá

trình tài trợ. Ngồi ra, cịn có một sản phẩm tài trợ khác mà các NHTM thường hay cung

cấp cho các nhà xuất khẩu khi giao dịch theo phương thức này là chiết khấu hối phiếu địi nợ. Đối với nhờ thu có kỳ hạn, mà trong BCT có hối phiếu kỳ hạn, khi người nhập khẩu muốn nhận BCT để đi nhận hàng thì phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nếu nhà

xuất khẩu có nhu cầu tài trợ thì ngân hàng thu hộ có thể triết khấu hối phiếu trước hạn và thường áp dụng hình thức triết khấu có truy địi. Một số trường hợp, để bảo đảm chắc

chắn thu được tiền thì trong lệnh nhờ thu còn bổ sung yêu cầu ngân hàng thu hộ (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) bảo lãnh thanh tốn hối phiếu. Với u cầu như vậy thì nhà xuất khẩu sẽ chắc chắn nhận được tiền thanh tốn mà khơng cần quan tâm tới khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Những hối phiếu được các NHTM bảo lãnh thanh tốn thường có độ an tồn rất cao nên được mua bán rất phổ biến trên thị trường tiền tệ và việc mua bán thường theo hình thức miễn truy địi.

Với nhà nhập khẩu, ngân hàng trực tiếp phục vụ họ là ngân hàng thu hộ và thường

cung cấp các sản phẩm tài trợ khi họ có nhu cầu như cho vay thanh tốn lơ hàng, ký hậu

vận đơn, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh nhận hàng.

Cho vay thanh tốn ngay lơ hàng nhập khẩu: Khi nhờ thu là thanh toán ngay, để nhận được BCT thì nhà nhập khẩu phải thanh tốn ngay, tuy nhiên nhà nhập khẩu lại khơng có sẵn tiền để thanh tốn ngay nên họ đã dùng chính lơ hàng làm tài sản đảm bảo

để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình cho vay để thanh tốn BCT, sau đó sẽ bán lơ hàng để trả tiền và chi phí cho ngân hàng. Hình thức này khá rủi ro đối với NHTM vì nếu

Ký hậu vận đơn: Vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng và bắt buộc trong BCT thanh tốn, đặc biệt, đối với hàng hóa di chuyển bằng đường biển, vận đơn ngồi chức năng dùng để nhận hàng cịn có chức năng sở hữu hàng hóa. Vì vậy để kiểm

sốt hàng hóa và giảm thiểu rủi ro, nhà xuất khẩu thường quy định người nhận hàng theo lệnh của ngân hàng tài trợ nên mặc dù có vận đơn gốc thì người nhập khẩu cũng khơng thể nhận được hàng mà phải đề nghị ngân hàng ký hậu vận đơn thì mới có thể nhận được hàng. Đồng thời, sau khi ký hậu vận đơn thì trách nhiệm thanh tốn cho nhà xuất khẩu được chuyển từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng tài trợ nên để đảm bảo an toàn,

ngân hàng tài trợ thường yêu cầu nhà nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng. Trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng khơng thì vận đơn đường hàng khơng khơng có chức năng sở hữu hàng hóa. Vì vậy, ngân hàng sẽ không ký hậu vận đơn mà viết một thư ủy quyền cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.

Bảo lãnh nhận hàng: Trường hợp hàng hóa đến trước chứng từ đến sau, người nhập khẩu khơng có vận đơn để đi nhận hàng nên yêu cầu phía NHPH một thư bảo

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 659 (Trang 25 - 34)