THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 659 (Trang 53 - 64)

VIETINBANK - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Tinh hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự thay đổi tích cực kéo theo hoạt động tài trợ thương mại tại các NHTM cũng phát triển. Vietinbank là một trong ba ngân hàng đi đầu trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Điều đó khơng chỉ thể hiện qua sự lựa chọn, sự tin tưởng của khách hàng mà còn thể hiện qua tiềm lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ TTXNK của Vietinbank. Tiềm lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ được thể hiện qua sáu khía cạnh gồm tiềm lực tài chính, cổ đơng vững mạnh, mạng lưới rộng khắp, uy tín cao trên thị trường quốc tế, xử lý tập trung TTQT & TTTM tại trung tâm, sản phẩm đa dạng và linh hoạt. Cũng nhờ những lợi thế này mà Vietinbank CN TP Hà Nội luôn đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ XNK cũng như duy trì ổn định mức độ tăng trưởng lợi nhuận từ việc thu phí cung cấp dịch vụ TTXNK.

Hình 2.2: Thu phí TTXNK của chi nhánh Hà Nội qua các năm (tỷ VND)

Nguồn: Hệ thống Trung tâm TTTM Vietinbank

Năm 2018, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ, cán cân thương mại thặng dư lớn. Khoảng thời gian 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch XK và NK cùng tăng trên 11,5% so với năm 2017. Đây là nguyên nhân khiến lượng giao dịch XNK trên thị trường tăng mạnh, thúc đẩy hoạt động TTXNK của chi nhánh. Trong ba năm vừa qua, phí thu được từ hoạt động TTXNK liên tục tăng. Năm 2018, phí thu được tăng trưởng mạnh, đạt mức cao nhất là 34,67 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2017. Điều này cho thấy, hoạt động TTXNK của chi nhánh ngày càng được mở rộng và nhận được khách hàng tin dùng. Số lượng khách

hàng và lượng giao dịch tăng kéo theo lợi nhuận thu được từ phí hoạt động TTXNK cũng tăng. ■ Phí LC NK ■ Phí LC XK ■ Phí Nhờ thu XNK ■ Phí CTNT ■ Phí khác

Hình 2.3: Cơ cấu thu phí TTQT & TTTM theo sản phẩm năm 2018

Nguồn: Hệ thống Trung tâm TTTM Vietinbank

Năm 2018, tỷ trọng thu phí theo sản phẩm tại chi nhánh khơng đồng đều. Phí thu được chủ yếu là từ L/C nhập khẩu, chiếm 54% tổng lượng phí thu được. Nguyên nhân là do đây là sản phẩm chủ chốt trong hoạt động TTXNK của chi nhánh. Mặt khác, hiện nay các hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp XNK Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng phương thức L/C để đảm bảo an toàn cho cả hai bên XKvà NK. Đứng thứ hai là phí chuyển tiền ngoại tệ, chiếm 24% tổng phí. Mặc dù đây không phải là sản phẩm trong danh mục TTXNK nhưng đây là một sản phẩm TTQT & TTTM khá phát triển tại chi nhánh. Khoản phí thu được từ các sản phẩm khác trong danh mục sản phẩm TTXNK của chi nhánh khá đồng đều. Cụ thể, phí L/C xuất khẩu chiểm 6%, phí Nhờ thu XNK chiếm 7%. Nhìn chung, khoản phí thu được từ hoạt động TTXNK chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lượng phí thu được từ hoạt động TTQT & TTTM của chi nhánh. Từ đó cho thấy, hoạt động TTXNK của chi nhánh ngày càng phát triển và là nguồn thu chủ yếu cho hoạt động TTQT & TTTM của chi nhánh.

Để đạt được những kết quả này, CN TP Hà Nội không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất mà cịn đa dạng hóa danh mục sản phẩm giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với tình hình hoạt động cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Chi nhánh đã triển khai thêm một số các sản

phẩm mới như Deffered UPAS L/C, cải tiến sản phẩm UPAS L/C cho phép khách hàng trả nợ trước hạn để tăng tính linh hoạt của sản phẩm, ngồi ra cịn mở rộng thêm hình thức tài trợ VND theo UPAS L/C ngoại tệ, hợp tác với ngân hàng đại lý phát hành bảo lãnh thanh toán cho các đại lý phân phối sản phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới và trong nước.

■ Thư tín dụng nhập khẩu

■Tài trợ trước XK

■ Bao thanh tốn

■ Chiết khấu BCT XK

■ Các sản phẩm khác

Hình 2.4: Tỷ trọng sử dụng các sản phẩm TTXNK tại chi nhánh TP Hà Nội

Nguồn: Hệ thống Trung tâm TTTM Vietinbank

Biểu đồ trên cho thấy, thư tín dụng nhập khẩu là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất tại chi nhánh, chiếm 43% tổng sản phẩm. Nguyên nhân là do đây là sản phẩm lâu đời nhất của CN TP Hà Nội, cũng là sản phẩm ưa chuộng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Sản phẩm tài trợ trước xuất khẩu đứng vị trí thứ 2 với 36% cho thấy, CN TP Hà Nội là địa điểm uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn vay vốn phục vụ hoạt động SXKD. Đứng thứ 3 là sản phẩm BTT và tiếp đến là sản phẩm chiết khấu BCT XK. Sở dĩ, sản phẩm chiết khấu chiếm một tỷ trọng nhỏ là do đây là sản phẩm mới, được chi nhánh triển khai trong khoảng hai năm gần đây. Nhìn chung, hoạt động TTXNK của CN TP Hà Nội đang có những bước phát triển rõ rệt, thể hiện qua danh mục sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phí thu được từ hoạt động tài trợ cũng tăng cao.

Ngân hàng Tỷ lệ chiết khấu

Vietinbank 100% với L/C, nhờ thu; 80% với TTR2.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh thành

phố Hà Nội

Để nhu cầu của khách hàng được đáp ứng tối đa, Vietinbank CN TP Hà Nội đã không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm TTQT & TTTM và sản phẩm TTXNK là một phần trong danh mục đó.

2.2.2.1. Sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu

Đối với hoạt động xuất khẩu, Vietinbank CN TP Hà Nội cung cấp cho các doanh nghiệp những sản phẩm như chiết khấu chứng từ, tài trợ trước xuất khẩu, thơng báo thư tín dụng xuất khẩu, chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu, xử lý BCT xuất khẩu, bao thanh toán xuất khẩu song phương. Tuy nhiên, khóa luận sẽ chỉ đi sâu vào phân tích một số sản phẩm mới và phổ biến tại chi nhánh.

Chiết khấu chứng từ: Sản phẩm này áp dụng đối với hai hình thức tài trợ là tài

trợ theo phương thức tín dụng chứng từ và tài trợ theo phương thức nhờ thu. Đây là một trong những sản phẩm tài trợ XK khá mới của Vietinbank CN TP Hà Nội. Hiện nay có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu có truy địi và chiết khấu miễn truy địi, tuy nhiên Vietinbank Hà Nội chủ yếu thực hiện chiết khấu với nguyên tắc bảo lưu quyền truy địi, nói cách khác là sử dụng hình thức chiết khấu có truy địi. Đây là hình thức tài trợ sau khi giao hàng nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu nhận được nguồn tiền trước khi đến hạn thanh toán để đảm bảo cho hoạt động SXKD cũng như các kế hoạch tài chính khác, áp dụng với các giao dịch sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu kèm chứng từ và tín dụng chứng từ.

Sản phẩm này không chỉ giúp doanh nghiệp nhận được vốn tài trợ lưu động từ ngân hàng, từ đó đảm bảo được nguồn vốn phục vụ cho SXKD, tăng độ thanh khoản của BCT mà còn giúp doanh nghiệp XK nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cấp tín dụng cho người NK thơng qua thanh tốn trả chậm. Bên cạnh đó, chiết khấu giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi chuyển việc thu tiền hàng cho các cán bộ ngân hàng để tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với chi nhánh, khi cung cấp sản phẩm chiết khấu cho khách hàng sẽ tăng thu phí dịch vụ TTQT & TTTM và lãi chiết khấu, từ đó tăng lợi nhuận của chi nhánh và khả năng kiểm sốt dịng tiền.

So với các ngân hàng khác, sản phẩm chiết khấu của Vietinbank có 5 ưu điểm sau: về phương thức thanh toán: Hiện nay Vietcombank là ngân hàng cạnh tranh lớn nhất với Vietinbank, tuy nhiên tại Vietcombank, sản phẩm chiết khấu không áp dụng cho phương thức thanh tốn TTR. Bên cạnh đó, tại VPbank chiết khấu khơng được áp dụng cho phương thức thanh tốn TTR trả sau hay D/A. Trong khi đó, Vietinbank áp dụng sản phẩm chiết khấu cho tất cả các phương thức thanh toán.

Tỷ lệ chiết khấu cao: Đây là một trong những điểm hấp dẫn của Vietinbank đối với khách hàng của mình.

BIDV 98% với L/C hồn hảo; 95% với các trường hợp còn lại ACB 95% với L/C, D/P; 70% với D/A

2018 so với 2017

CN Hà Nội 08 156 95%

Các CN miền Bắc 65,08 137,94 112%

Nguồn: Trung tâm TTTM Vietinbank

Trong khi các ngân hàng khác không áp dụng sản phẩm chiết khấu với phương thức thanh tốn TTR thì Vietinbank lại là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán này khi tỷ lệ chiết khấu lên tới 80%. Hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietinbank là Vietcombank và BIDV yêu cầu khá cao khi lần lượt đặt mức chiết khấu 100% và 98% chỉ áp dụng đối với L/C hồn hảo để đảm bảo an tồn thì Vietinbank áp dụng tỷ lệ chiết khấu 100% đối với tất cả các L/C.

Thời hạn chiết khấu: Đối với Vietcombank, BIDV và ACB thời hạn chiết khấu tối đa là 5 ngày sau ngày đáo hạn BCT. Tuy nhiên, Vietinbank đã mở rộng thêm khoảng thời gian cho khách hàng của mình tối đa là 15 ngày sau ngày đáo hạn BCT.

Bộ phận thẩm định và đề xuất chiết khấu: Tại BIDV, công việc này do bộ phận quan hệ khách hàng và quản trị tín dụng xử lý. Tại Vietcombank bổ sung thêm bộ phận Quản lý nợ đối với hình thức chiết khấu từng lần. Trong khi đó, tại Vietinbank, chỉ cần thơng qua bộ phận quan hệ khách hàng để thẩm định và đề xuất chiết khấu.

Cam kết SLA (Service Level Agreement) là một bản hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng cuối cùng để xác định nhằm xác định mức độ mong đợi về dịch vụ của khách hàng từ phía nhà cung cấp dịch vụ với các thước đo để đo lường dịch

45

vụ, bao gồm cả các biện pháp khắc phục hoặc hình phạt (nếu có) khi mà cấp độ hai bên thỏa thuận không thể đạt được. Vietinbank là ngân hàng duy nhất trong hệ thống có SLA với khách hàng trong khi tại các ngân hàng khác chỉ có SLA nội bộ. Cụ thể, tại BIDV là 6 giờ làm việc, Vietcombank nhận BCT đến 15h30, ACB nhận BCT đến 16h và thời gian xử lý là 6 giờ làm việc.

Cũng nhờ những ưu thế này, mặc dù mới đưa ra sản phẩm chiết khấu nhưng CN TP Hà Nội cũng đã đạt được kết quả nhất định.

Bảng 2.4: Doanh số chiết khấu của CN Hà Nội và các CN miền Bắc

Mặc dù đưa ra sản phẩm muộn hơn so với một số chi nhánh khác tại miền Bắc nhưng CN TP Hà Nội cũng đã rất nỗ lực, cụ thể doanh số chiết khấu năm 2018 đạt 1,56 triệu USD, tăng 95% so với năm 2017. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu đang bước đầu phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.

Với mục đích thực hiện nhu cầu giao dịch hợp pháp, phù hợp với nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của khách hàng nên để chiết khấu L/C, nhờ thu cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Khách hàng: Phải là tổ chức đã được NHCT cấp giới hạn chiết khấu hoặc đủ điều kiện cấp giới hạn tín dụng/ giới hạn chiết khấu

- Hàng hóa: Phải là hàng hóa hợp pháp, khơng nằm trong danh sách hàng cấm và đúng ngành nghề trên giấy đăng kí kinh doanh. của doanh nghiệp

- Bộ chứng từ: Chưa đến hạn thanh toán. Trường hợp sử dụng L/C thì phải là BCT L/C hồn hảo hoặc được chấp nhận thanh tốn. BCT khác sẽ do giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt.

- Hối phiếu (nếu có): Phải được xuất trình theo mẫu hoặc đủ nội dung theo mẫu của NHCT và chưa đến hạn thanh tốn. Đồng thời hối phiếu phải cịn nguyên vẹn, trên

Do chiết khấu theo TTR chỉ nhằm mục đích để thu nợ, vì vậy cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Khách hàng: Đủ điều kiện được NHCT cấp giới hạn tín dụng/ giới hạn chiết khấu. Đồng thời, doanh nghiệp phải có kinh nghiệp XK tối thiểu là 24 tháng và uy tín

doanh nghiệp được xem xét trong 12 tháng giao dịch XK.

- Bộ chứng từ: BCT xuất trình đủ theo hợp đồng ngoại thương, đồng thời cần có các giấy tờ liên quan khác, bao gồm: tờ khai hải quan qua khu vực giám sát, trọn bộ vận

đơn Master B/L, hối phiếu đòi tiền TTR theo mẫu của NHCT, hóa đơn thương mại có

chỉ dẫn thanh toán qua tài khoản của khách hàng tại NHCT.

- Thị trường XK và bên nhập khẩu: Thị trường mà doanh nghiệp tham gia XK cần đảm bảo là thị trường truyền thống, khơng nằm trong danh sách cấm vận. Uy tín của

bên NK được xem xét trong 12 tháng mua bán với khách hàng hoặc tối thiểu 03 giao dịch đã thanh toán bằng TTR.

- Hợp đồng: Điều khoản hàng hóa trên hợp đồng phải thể hiện rõ ràng tên, loại , số lượng, đơn giá. Đối với điều khoản thanh toán, khi người bán gửi bản copy BCT, trả

ngay hoặc dưới 30 ngày kể từ ngày nhận hàng, thực hiện thanh toán qua tài khoản khách

hàng tại NHCT.

Tài trợ trước xuất khẩu: Là việc Vietinbank tài trợ vốn cho khách hàng để mua

nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động SXKD của mình. Đối với sản phẩm tài trợ này, doanh nghiệp XNK chỉ cần có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là có thể nhận được nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bao thanh toán xuất khẩu song phương

Với sản phẩm này, Vietinbank sẽ ứng trước có bảo lưu quyền truy đòi đối với các khoản phải thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày theo phương thức thanh toán TTR trả chậm, ghi sổ hoặc D/A trả chậm (trong một số trường hợp). Khi sử dụng, khách hàng sẽ được cung cấp các gói dịch vụ gồm:

Năm CN TP Hà Nội Toàn hệ thống

phẩm này để tài trợ nguồn vốn lưu động cho nhà XK khi khơng sử dụng các phương thức thanh tốn truyền thống. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy nguồn tài chính cịn rất hạn chế nên mặc dù muốn họ cũng không thể bán hàng trả chậm hoặc chỉ chấp nhận trả chậm trong một thời gian ngắn. BTT sẽ tăng khả năng cạnh tranh cho người bán khi cung cấp nguồn tài chính cho họ, từ đó đáp ứng được nhu cầu mua trả chậm của người mua, đồng thời giúp người bán có thể thuận lợi nhận được tài trợ khi sử dụng khoản phải thu như một dạng tài sản bảo đảm bổ sung. Bên cạnh đó, BTT cũng giúp giảm trừ nguy cơ không thanh tốn từ người mua vì ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra lịch sử tín dụng của người mua và doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này để tránh gặp phải những đối tác thiếu uy tín, khơng có khả năng thanh tốn.

ì.2.2.2. Sản phẩm tài trợ thương mại nhập khẩu

Các sản phẩm tài trợ Vietinbank cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu bao gồm: thư tín dụng xuất khẩu, UPAS L/C, nhờ thu nhập khẩu, bao thanh toán nhập khẩu song phương. Tương tự như sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu, khóa luận sẽ đi sâu phân tích những sản phẩm tài trợ NK mới và phổ biến tại chi nhánh.

UPAS L/C

Là L/C có quy định hối phiếu có thời hạn trả chậm. Vietinbank CN TP Hà Nội đóng vai trị là NHPH chỉ thị cho ngân hàng đại lý (ngân hàng tài trợ) thanh toán trả ngay hoặc trả chậm vào ngày trước ngày đáo hạn hối phiếu. Đối với UPAS L/C, các bên

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 659 (Trang 53 - 64)