1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Trong quá trình TTXNK, khi rủi ro phát sinh, chủ thể trực tiếp chịu ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro này chính là NHTM. Tùy theo loại hình và mức độ rủi ro, các chủ thể liên quan gồm doanh nghiệp XNK, nền kinh tế, sẽ chịu mức độ ảnh hưởng khác nhau.
1.2.4.1. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Mặc dù không chịu ảnh hưởng lớn như ngân hàng nhưng khách hàng là người nhận tài trợ từ ngân hàng vì vậy khi rủi ro xảy ra trong quá trình tài trợ, khách hàng cũng
chịu những ảnh hưởng, tổn thất vì khơng thể hồn thành đúng nghĩa vụ như đã kí kết trong hợp đồng. Lúc này, doanh nghiệp XNK có thể mất đi đơn hàng lớn, thậm chí mất uy tín đối với bạn hàng, làm ảnh hưởng với lợi nhuận, vốn cũng như các kế hoạch dự định của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro như chủ ý lừa đảo ngân hàng, khơng thể hồn thành nghĩa vụ như đã cam kết với ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ bị đánh giá xếp hàng tín dụng thấp, bị ngân hàng siết nợ thậm chí phá sản và sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ tín dụng, tài trợ của các ngân hàng sau này.
1.2.4.2. Đối với các NHTM
Tài trợ xuất nhập khẩu là sản phẩm do ngân hàng cung cấp cho khách hàng, vì vậy khi phát sinh rủi ro thì NHTM là chủ thể đầu tiên chịu ảnh hưởng của những rủi ro này. Những rủi ro này có thể gây ra các tổn thất hữu hình như mất mát tài sản, giảm sút doanh thu, lợi nhuận, tăng chi phí khắc phục hậu quả; hoặc cũng có thể gây ra những tổn thất vơ hình như mất uy tín đối với khách hàng và đối tác. Đối với các tổn thất hữu hình, ngân hàng có thể dễ dàng khắc phục hậu quả nhưng đối với những tổn thất vơ hình,
một khi xảy ra thì sẽ rất nghiêm trọng, khó phục hồi lại được như ban đầu. Nếu liên tục gặp phải rủi ro trong quá trình tài trợ, ngân hàng sẽ gặp phải tình trạng khủng hoảng, gây ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống của ngân hàng đó. Nhìn về mặt tích cực hơn, các rủi
1.2.4.3. Đối với nền kinh tế
Các ngân hàng thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau đặc biệt là các NHTM lớn, có uy tín bởi vậy khi một ngân hàng gặp rủi ro lớn có thể kéo theo cả hệ thống ngân
hàng gặp khủng hoảng. Điều này khiến thị trường tiền tệ bị mất ổn định, làm giảm giá trị đồng nội tệ gây biến động mạnh về tỷ giá, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng của một quốc gia được coi là trung tâm tài chính của quốc gia đó vì vậy sự khủng hoảng
của hệ thống ngân hàng có thể khiến tình hình tài chính quốc gia bị liên đới, các chính sách tài chính cũ khơng cịn phù hợp nhưng cũng chưa kịp sửa đổi sẽ dẫn đến nền kinh tế gặp khủng hoảng chung, kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như mức sống của người
dân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các tệ nạn xã hội dễ hình thành và lan rộng. Vì vậy,
khơng chỉ có các NHTM mà các cơ quan nhà nước cũng cần có những chính sách và biện pháp phù hợp để vừa tạo sự thuận lợi trong hoạt động TTXNK, vừa hạn chế được tối đa các rủi ro trong thương mại quốc tế.