Nguyên nhân phát sinh rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 640 (Trang 25 - 28)

Sơ đồ 2.2 : Quy trình nhận biết rủi ro tíndụng của VPBank

1.1 Rủi ro tíndụng củangân hàng thương mại

1.1.4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tíndụng

• Ngun nhân khách quan a. Mơi trường chính trị và pháp lý

Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng rất nhiều đến q trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, nhân tố pháp lý có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhân tố pháp lý còn thể hiện qua các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng nói chung và các quy định về đảm bảo an tồn tín dụng nói riêng. Các quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động của các ngân hàng an tồn nhưng nếu các quy định khơng phù hợp sẽ dẫn đến sự kìm hãm phát triển, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

Mơi trường chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội ổn định thì sẽ giúp cho khách hàng yên tâm sản xuất kinh doanh và cả ngân hàng trong hoạt động tín dụng mở rộng quy mơ cho vay. Sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của xã hội, khách hàng, các nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

b. Mơi trường kinh tế

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì các doanh nghiệp, hộ sản xuất sẽ đẩy mạnh sản xuất và hoạt động kinh doanh từ đó mở rộng vay vốn của ngân hàng, ngân hàng vừa có thể cho vay được nhiều hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn mà tỷ lệ rủi ro lại thấp.

- Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ thấp, biểu hiện tính suy thối, sản xuất kinh doanh của các khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng bị thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng lúc này vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro, khơng thu được nợ sẽ tăng lên.

c. Từ phía khách hàng vay vốn

Năng lực quản lý và điều hành của khách hàng: năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Nhiều khách hàng vay vốn khơng tính tốn kỹ lưỡng, mở rộng đầu tư q mức, khơng có khả năng chống đỡ lại những rủi ro bất trắc có thể xảy ra, phân bổ lao động không hợp lý, đội ngũ quản trị của khách hàng yếu kém đều là những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: năng lực tài chính là nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định cho vay đối với một khách hàng của một ngân hàng. Một khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng chính nguồn lực tài chính của mình và thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân hàng. Ở Việt Nam, để xác định sự minh bạch, chính xác trong báo cáo tài chính của các khách hàng là doanh nghiệp rất khó khăn, vì đa phần BCTC ở Việt Nam khơng được kiểm tốn đầy đủ, khơng tn thủ các chuẩn mực khi lập BCTC, ngồi ra đáng lo ngại hơn là việc khách hàng cố tình làm sai lệch các số liệu trên BCTC nhằm làm đẹp BCTC, đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng.

Sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ vay: việc những khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích là chuyện thường xuyên xảy ra mà đôi khi ngân hàng không thể quản lý được, việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây thua lỗ khơng trả được nợ là một trong những ngun nhân chính gây ra RRTD cho ngân hàng.

• Ngun nhân chủ quan

a. Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng của ngân hàng

Xây dựng một chính sách tín dụng tốt phù hợp với từng thời kỳ và một quy trình tín dụng chặt chẽ từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tín dụng, phê duyệt và kiểm sốt sau khi cho vay sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được hầu hết rủi ro tín dụng. Ngược lại, khi một quy trình tín dụng và chính sách tín dụng yếu kém, không đạt yêu cầu sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.

b. Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức của CBTD

Các CBTD có kinh nghiệm cao, chun mơn giỏi và đạo đức nghề nghiệp tốt là yếu tố cốt lõi để góp phần xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro vững mạnh. Đối với những CBTD có trình độ năng lực yếu kém, đạo đức nghề nghiệp thấp sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng tạo ra các lỗ hổng lớn để cho các đối tượng vay lách luật và vi phạm hợp đồng tín dụng. Đã có nhiều trường hợp CBTD vì lịng tham, đạo đức nghề nghiệp thấp đã cấu kết cùng với khách hàng lập hồ sơ vay vốn giả mạo để chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng.

c. Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi vay

Sau khi cho vay, việc theo dõi và giám sát khoản vay một cách liên tục, thường xuyên là điều cần thiết. Tình trạng của khách hàng có thể biến động xấu bất cứ thời điểm nào vì thế ngân hàng cần phải biết và đề xuất ra các giải pháp bảo đảm tiền vay, kế hoạch thu hồi nợ.

d. Lỏng lẻo trong công tác kiểm sốt nội bộ

Việc bng lỏng hay ít thực hiện cơng tác kiểm sốt nội bộ sẽ khiến các ngân hàng không thể phát hiện ra các bất cập trong quy trình hoạt động cấp tín dụng của mình từ đó gây ra rủi ro tín dụng. Cơng tác kiểm sốt nội bộ phải được ngân hàng thực hiện thường xuyên, bất chợt, điều này không chỉ giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn mà cịn làm hồn thiện quy trình và chính sách tín dụng từng thời kỳ khác nhau.

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 640 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w