Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 640 (Trang 89 - 95)

Sơ đồ 2.2 : Quy trình nhận biết rủi ro tíndụng của VPBank

2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tíndụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa hồn thiện và cịn nhiều bất cập.

+ Các cơ chế chính sách, định hướng phát triển của Ngân hàng Nhà nước thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Cùng với đó là cịn nhiều vấn đề trong chính sách và luật lệ chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa cịn chậm.

+ Quy trình thanh lý TSBĐ cịn nhiều bất cập đặc biệt đối với TSBĐ là bất động sản. Ngân hàng khơng có quyền định đoạt với tài sản của khách hàng mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước hoặc khởi kiện ra toà. Việc khởi kiện ra toàn như vậy gây rất nhiều bất lợi cho ngân hàng: tốn thời gian, tốn chi phí và cịn gây mất hình ảnh uy tín của ngân hàng, hơn nữa dù cho ngân hàng có thắng kiện thì việc thu hồi TSBĐ cũng gặp nhiều khó khăn khi khách hàng cố tình khơng giao TSBĐ, việc thu hồi lại cũng chỉ do hai bên thực hiện mà khơng có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước giúp đỡ ngân hàng cưỡng chế giao TSBĐ của khách hàng cho ngân hàng.

+ Pháp lệnh thống kê vẫn cịn nhiều thiếu xót do chưa xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh, thủ tục khởi kiện thì cịn rườm rà. NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hệ thống thông tin tại CIC chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng còn nhiều điểm cần phải bổ sung.

+ Mặc dù Basel II ra đời từ rất sớm (2004) và hiện nay các ngân hàng trên thế giới đa phần đã áp dụng được chuẩn các điều lệ của Basel II, nhưng tại Việt Nam ghi nhận cho đến nay thì chưa ngân hàng nào áp dụng thành công qua kiểm định của NHNN. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do các văn bản quy phạm của NHNN chưa có sự liên hệ mật thiết với Basel II, NHNN cũng khơng có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể để giúp các ngân hàng giải quyết các khó khăn khi xây dựng Basel II.

- Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng:

Rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng đa phần là bắt nguồn từ phía khách hàng, đó là một yếu tố mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt được.

+ Đối với khách hàng là cá nhân: nguồn trả nợ chính cho ngân hàng đối với khách hàng cá nhân đa phần là từ nguồn thu nhập ổn định của khách hàng: lương hàng tháng, công việc kinh doanh của khách hàng,... Vì thế khi khách hàng mất đi nguồn thu nhập ổn định này cũng chính là lúc rủi ro tín dụng xuất hiện, khách hàng khơng thể trả được nợ. Nguyên nhân có thể là do khách hàng bị mất việc, tai nạn lao động, cơ sở kinh doanh của khách hàng gặp sự cố, kinh doanh bị thua lỗ,...

+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Năng lực tài chính, kinh doanh và quản lý của khách hàng thấp: hiện nay,

trong tổng số các doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95%. Đặc điểm của các doanh nghiệp này thường là vừa mới được thành lập và hoạt động dưới 3 năm tài chính, năng lực tài chính và quản lý cịn yếu kém, năng lực kinh doanh cịn thấp. Đây là một nhóm khách hàng rất tiềm năng đối với ngân hàng VPBank, nhưng cũng là nhóm khách hàng ẩn chứa rất nhiểu rủi ro nhất mà ngân hàng khó có thể kiểm sốt được.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: việc khách hàng ở VPBank sử dụng

vốn vay sai mục đích là khơng hề ít, địi hỏi các CBTD cần phải điều tra và thẩm định kỹ lưỡng, nhưng đôi khi việc khách hàng để sử dụng vốn sai mục đích đã cố tình che dấu tinh vi khiến cho CBTD điều tra không thể phát hiện ra và vẫn giải ngân cho khách hàng, điều này sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

Thơng tin tài chính của khách hàng thiếu tính minh bạch: hiện nay, đa phần

các doanh nghiệp khi lập BCTC thường không tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách và chế độ BCTC do nhà nước ban hành và cũng chưa có chế tài nào xử lý để bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ theo, hơn nữa rất ít các doanh nghiệp ở Việt Nam thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm, vì thế các BCTC khi cung cấp cho ngân hàng thường khơng chính xác, độ tin cậy thấp điều này có thể dẫn đến sự sai lệnh khi đưa ra phê duyệt đối với một khoản vay, chưa kể đến là việc khách

hàng cố tình gian lận, dùng các thủ thuật kế tốn để làm đẹp BCTC nhằm dễ dàng vay tiền ngân hàng hơn.

Khách hàng khơng có thiện trí trả nợ: thiện chí trả nợ của một khách hàng rất

quan trọng khi ngân hàng quyết định cho vay, nó liên quan rất nhiều tới đạo đức của một khách hàng. Việc khách hàng khơng trả nợ, cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng cũng xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây với ngân hàng VPBank.

Rủi ro từ TSBĐ của khách hàng: Hiện nay loại TSBĐ chủ yếu của ngân hàng

VPBank là bất động sản (tham khảo bảng 2.6). Mặc dù có giá trị lớn nhưng BĐS lại có rất nhiều điểm hạn chế và rủi ro, giá trị thị trường của BĐS thường xuyên bị biến động nên việc định giá cũng gặp nhiều khó khăn, khi khách hàng khơng trả được nợ việc thanh lý TSBĐ là BĐS của khách hàng là một việc rất phức tạp và gian nan, ngân hàng muốn thanh lý được phải nhờ đến tòa án, hơn nữa việc cưỡng chế khách hàng giao BĐS của mình cho ngân hàng là một điều vơ cùng khó khăn.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: tập trung vào lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng, chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết nợ xấu.

Năm 2017 là một năm mà lợi nhuận của VPBank tăng trưởng thần kỳ với lợi nhuận trước thuế lên tới 5,6 nghìn tỷ đồng, vươn lên vị trí thứ 3 tồn hệ thống, vượt qua cả BIDV. VPBank được biết đến như một hiện tượng cho sự tăng trưởng nóng những năm gần đây trong việc nỗ lực vươn lên vị trí hàng đầu trong nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc ngân hàng quá tập trung vào tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận nên tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên một cách báo động chỉ riêng trong năm 2017, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2,025% lên 2,87% gần chạm với ngưỡng 3%, nguyên nhân chủ yếu cũng là do song hành với tăng trưởng tín dụng nóng thì ngân hàng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu nào trong việc kiểm sốt nợ xấu buộc ngân hàng phải trích lập nhiều hơn chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, việc trích lập dự phịng rủi ro có thể giúp ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài, ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn, ngăn ngừa RRTD từ việc khách hàng phát sinh nợ xấu.

Việc triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo Basel II còn chậm trễ.

Trong năm 2017, với việc thành công trong việc phát hành cổ phiếu, VPBank đã nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên mức 15.796 tỷ đồng, qua đó đã đáp ứng được hệ số CAR tối thiểu là 9% (theo chuẩn mực của Basel II). Việc tăng vốn điều lệ để giải quyết áp lực tăng vốn áp dụng chuẩn mực của Basel II mới chỉ là bước đầu, trong thời gian tới ngân hàng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đẩy mạnh công tác xây dựng các trụ cột Basel II, sớm đưa mơ hình quản trị rủi ro tín dụng chuẩn Basel đi vào hoạt động.

Hạn chế của mơ hình chấm điểm tín dụng và phê duyệt của ngân hàng.

Mặc dù khơng ngừng đổi mới và hồn thiện nhưng các mơ hình chấm điểm tín dụng và phê duyệt của ngân hàng vẫn có nhiều điểm hạn chế, chưa lượng hóa chuẩn được rủi ro tín dụng. Có thể nói rằng, hiện nay các mơ hình chấm điểm tín dụng, phê duyệt theo phương pháp chuyên gia hay thông thường đều đã dần lỗi thời không đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường, ngân hàng cần xây dựng một mơ hình mới mà có thể khắc phục các hạn chế của mơ hình hiện tại và lượng hóa rủi ro một cách khách quan và chính xác nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã chỉ ra rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, từ đó chỉ ra rõ các kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn đọng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tác giả đã nêu rõ các nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan của những hạn chế tồn đọng. Từ cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cũng như khắc phục các hạn chế từ cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng VPBank nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH

VƯỢNG VPBANK

3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

thương mại

cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank trong thời gian tới 3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế

Nen kinh tế toàn cầu trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi với tăng trưởng khả quan ở hầu hết các nền kinh tế chủ chốt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3.7%, tuy nhiên tăng trưởng được dự báo là không đồng đều và cịn yếu ở một nước (châu Phi, Trung Đơng, Mỹ La Tinh), đồng thời tiềm ẩn một số rủi ro như xu hướng bảo hộ hay các bất ổn chính trị. Kinh tế châu Á được dự đoán tăng trưởng khả quan nhờ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng trong khu vực và trên thế giới cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá sẽ là điểm sáng trong các nền kinh tế ASEAN (Theo Moody’s Investors). Tuy nhiên, những thách thức cho kinh tế Việt Nam là giữ được tăng trưởng trong mơi trường lạm phát thấp, thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Mục tiêu tăng trưởng 6.5%-6.7% do Quốc Hội đặt ra được đánh giá là khá thận trọng và khả thi. Tăng trưởng tín dụng mục tiêu sẽ ở mức 18-20% (gấp 2.5-3 lần tăng trưởng kinh tế) được cho là mức hợp lý đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm gia tăng lạm phát. Năm 2018, bên cạnh các chính sách để điều tiết kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục các nỗ lực cấu trúc ngành tài chính ngân hàng, đặt trọng tâm vào an tồn hiệu quả hoạt động của hệ thống. Đầu năm 2018, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi chính thức có hiệu lực, theo đó cho phép phá sản ngân hàng, quy định mới sẽ gây các áp lực tích cực lên các ngân hàng để minh bạch hóa, cải thiện chất lượng tài sản, tăng vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

thương mại

cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank

VPBank vừa xây dựng chiến lược 5 năm 2018-2022 với những mục tiêu tham vọng về chất lượng tăng trưởng, tiếp tục đảm bảo VPBank là ngọn cờ dẫn đầu về tăng trưởng và hiệu quả trên mọi mặt; củng cố vị trí dẫn đầu trong chiến lược bán lẻ và ngân hàng số; là dịch vụ tài chính tin cậy của mọi người dân Việt; nâng cao tỷ trọng giao dịch của khách hàng qua các kênh tự phục vụ, đón đầu các xu hướng cơng nghệ ngân hàng mới, với hai mục tiêu chiến lược.

1. Là một trong 3 ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam

2. Trở thành ngân hàng thân thiện với người tiêu dùng nhất thông qua ứng dụng công nghệ.

Mục tiêu trong năm 2018, là duy trì tăng trưởng chất lượng trên các phân khúc thị trường chủ đạo, hồn thiện hạ tầng cơng nghệ và quản trị rủi ro đáp ứng các yêu cầu phát triển chiến lược ngân hàng số một cách mạnh mẽ nhất. Năm 2018 sẽ là một dấu mốc quan trọng là năm đầu tiên trong giai đoạn chiến lược 5 năm 2018-2022.

Với những mục tiêu to lớn về tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, tham vọng trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu Việt Nam, ngân hàng VPBank sẽ xây dựng bộ phận quản trị rủi ro tín dụng mạnh mẽ, hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của mình, định hướng chung của quản trị rủi ro tín dụng:

• Quản trị rủi ro tín dụng là một điều rất quan trọng và khơng thể thiếu nếu như ngân hàng muốn tăng trưởng mạnh và vươn lên vị trí số một Việt Nam. Muốn quản trị rủi ro tín dụng tốt, ngân hàng cần phải xây dựng một cơ chế chính sách và một quy trình chặt chẽ trong hoạt động tín dụng của mình đồng thời các đội ngũ nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an tồn.

• Đáp ứng các trụ cột của Basel II trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB approach), cố gắng trong

cuối năm 2018 sẽ vận hành và đi vào hoạt động.

• Tập trung nỗ lực để củng cố và nâng cấp các hệ thống nền tảng trọng yếu với trọng tâm là hệ thống quản trị rủi ro (bao gồm cả an ninh công nghệ); củng

cố hệ thống phê duyệt; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có vấn đề;

triển khai và hồn thiện hệ thống mơ hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ.

• Xây dựng hệ thống thông tin quản trị giữa các chi nhánh, đội ngũ nhân viên nhằm phát hiện sớm dấu hiệu của các rủi ro tín dụng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống thu hồi nợ, tái cấu trúc nợ kiểm

sốt tỷ lệ nợ xấu ở mức an tồn.

• Phát triển đội ngũ nhân sự, nâng cao hiệu quả trách nhiệm tinh thần làm việc, không ngừng bổ sung rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả.

• Đa dạng hóa được danh mục khách hàng, đồng thời cũng giúp phân tán rủi ro và tăng cường quản trị rủi ro ở các mảng kinh doanh mới như Khối Tín dụng

Tiểu thương hoặc Khối Dịch vụ Ngân hàng công nghệ số.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 640 (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w