Khả năng bù đắp
rủi ro 112 115 12,3
các lĩnh vực nhạy cảm
Giới hạn cấp tín dụng 1 khách hàng
(Nguồn: Phịng Nguồn vốn - Chi nhánh OCB Thăng long)
Hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh OCB Thăng Long ở mức khá cao, đặc biệt là năm 2015, với 100 đồng tài sản thì đầu tư 88 đồng cho hoạt động cấp tín dụng. Chi nhánh cần giảm mức tập trung tài sản vào hoạt động tín dụng, sử dụng các kênh đầu tư khác nhằm đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro xảy ra.
Khả năng bù đắp rủi ro qua ba năm 2014-2016 dao động đều ở ngưỡng an toàn. Điều này cho thấy với 100 đồng nợ xấu thì được tài trợ bằng khoảng 11 đồng VCSH và DPRR. Chi nhánh OCB Thăng Long có một tấm đệm VCSH khá chắc chắn khi có sự tham gia của Thành ủy tp.HCM
Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm rất thấp. Điều này là hợp lý với định hướng phát triển của Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng phải an tồn. Theo đó, tỷ trọng cho vay lớn nhất là cho vay trong lĩnh vực ô tô tải, bán tải, ro-mooc....
Giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng nằm trong ngưỡng cho phép của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Trong năm 2016, khách hàng lớn nhất của Chi nhánh OCB Thăng Long là Công ty TNHH vận tải Vijasun, dư nợ chiếm 11% vốn tự có của Chi nhánh.
2.3. Thực trạng cơng tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Chinhánh Thăng Long. nhánh Thăng Long.
2.3.1. Tổ chức quản trị RRTD tại Chi nhánh OCB Thăng Long
Sơ đồ 0.5. Tổ chức quản trị RRTD tại Chi nhánh OCB Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh OCB Thăng Long 2016)
Tổ chức vận hành công tác quản trị RRTD tại OCB Thăng Long tập trung đầu mối tại phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Hội sở, hoạt động độc lập với Chi nhánh, không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của Chi nhánh, đảm bảo quá trình quản trị RRTD được tiến hành tuân thủ theo quy định. Bên cạnh đó, phịng quản lý rủi ro có mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt Phòng quan hệ khách hàng tăng cường hơn nữa công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh OCB Thăng Long.
Theo mơ hình này tại Chi nhánh OCB Thăng Long, với các khoản vay dưới 500 triệu (đối với khách hàng cá nhân) và dưới 2 tỷ ( đối với khách hàng doanh nghiệp) thì CBTD tự tiến hành thẩm định và trình lên cấp phê duyệt. Đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn sẽ được cán bộ của phòng định giá tài sản tiến hành thẩm định, sau đó mới trình lên cấp phê duyệt. Sau đó, tại phịng tái thẩm định, Giám đốc phê duyệt có quyền
Nhìn chung, mơ hình được xây dựng và vận hành theo mơ hình quản trị RRTD tập trung, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập tại Hội sở và từng Chi nhánh, có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát RRTD cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị RRTD.
2.3.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản trị RRTD tại OCB Thăng Long
Tuân thủ theo nền tảng lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, quá trình quản trị RRTD tại OCB Thăng Long được hệ thống hóa theo 5 nội dung cơ bản : Xây dựng bối cảnh - Nhận diện RRTD - Đo lường RRTD - Quản lý và xử lý rủi ro - Kiểm sốt rủi ro và đánh giá lại.
❖ Cơng tác xây dựng bối cảnh
Để hoạt động quản trị RRTD diễn ra tốt, Chi nhánh OCB Thăng Long đã xác định rõ bối cảnh hoạt động của ngân hàng, cụ thể bao gồm:
- Nắm rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng: OCB nêu rõ mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Chiến lược kinh doanh dựa trên 3 nền tảng chính là nhân viên, khách hàng, đối tác và nhà cung cấp.
- Hiểu được chiến lược quản trị rủi ro: OCB xác định sẽ phát triển bền vững và cẩn trọng, theo đó, chỉ cấp tín dụng với những khách hàng thực sự tốt.
- Rà sốt mơi trường kinh doanh: thường xun đánh giá mơi trường kinh doanh, xác định điểm mạnh, điểm yếu để tập trung vào phân khúc có thể phát huy điểm mạnh. - Hiểu được khẩu vị rủi ro của ngân hàng: mọi hoạt động cấp tín dụng phải tuân theo khẩu vị rủi ro do HĐQT ban hành.
❖ Công tác nhân diên RRTD
Nếu các khoản tín dụng được hồn trả theo cách thanh lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng chẳng khác gì một tiệm cầm đồ. Vì vậy hầu hết các ngân hàng ln mong khách hàng của mình đầu tư vốn một cách hiệu quả, sinh lời và có thể trả nợ đầy đủ khi đến hạn. Do đó, Chi nhánh OCB Thăng Long đã xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến những dấu hiệu của khách hàng và thị trường. Để nhận biết và ước lượng tác động của những dấu hiệu này, địi hỏi CBTD phải có trình độ nhạy bén và phải quan tâm, theo sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường sau đây thì CBTD sẽ báo cáo lên cấp có thẩm quyền để tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:
- Trì hỗn nộp BCTC cho ngân hàng
- Chậm trễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân hàng
- Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền mặt quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại
- Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh tốn
- Hồn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, khơng đầy đủ như cam kết - Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ chủ chốt từ chức hoặc bỏ trốn
- Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình cơng, bãi cơng... - Các thảm họa thiên tai như bão lụt, hỏa hoạn.,, hoặc mất trộm, tham ô.
Phần lớn RRTD xảy ra là do CBTD khơng có đủ thơng tin về khách hàng, về ngành nghề của khách hàng, đặc biệt là những cơng ty hoạt động đa lĩnh vực. Vì vậy, Chi nhánh OCB Thăng Long, tại phịng quản lý rủi ro đã có riêng bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mơ, ngành nghề lĩnh vực tác động đến ngân hàng, khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng, chính sách, hạn mức cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực nhằm phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm gây ra sự lúng túng trong công tác quản trị RRTD của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động của bộ phận nghiên cứu đã giúp làm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng, khiến họ tập trung hơn vào
chuyên môn. Mặt khác, giúp Chi nhánh OCB Thăng Long có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị RRTD khi có những biếnđộng về tình
hình kinh tế vĩ mơ, giúp việc cấp tín dụng tại chi nhánh được mở rộngmộtcách an tồn, hiệu quả và bền vững.
Quá trình nhận diện RRTD tại OCB Thăng Long được thực hiện theo trình tự:
- Nhận diện dấu hiệu rủi ro : Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự : (1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong q trình tác nghiệp. (2) Trưởng phịng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về Phòng quản lý rủi ro. (3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình ban giám đốc phê duyệt. (4) Sau khi được phê duyệt, báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Đánh giá xếp loại rủi ro: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu RRTD, Phòng quản trị rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro.
❖Cơng tác đo lường rủi ro tín dụng
Chi nhánh OCB Thăng Long đã tiến hành phân loại nợ, trích lập DPRR theo đúng quy định. Tuy nhiên, phương pháp chỉ số chỉ cho ta biết RRTD sau khi khoản vay đã được giải ngân. Do đó , ngân hàng khơng thể dự trù trước được liệu rủi ro đó có ở mức chấp nhận được khơng và mức lãi suất tương ứng với mức rủi ro này là bao nhiêu.
Đến nay, OCB là Ngân hàng duy nhất không thuộc Top 10 ngân hàng được yêu cầu thực hiện Basel II nhưng đã chủ động thành lập ban dự án, thực hiện các đánh giá phân tích chênh lệch và lên kế hoạch triển khai bằng nguồn lực nội bộ với mong muốn xây dựng một ngân hàng OCB phát triển bền vững trên nền tảng quản trị rủi ro tiên tiến, nhằm bảo vệ tốt nhất tài sản của khách hàng và cổ đông. Chi nhánh OCB Thăng Long tiến hành tổ chức quản trị rủi ro theo Basel II, đo lường RRTD theo phương pháp thống kê, tính tốn các chỉ số PD, LGD, EL, UL của 1 khoản vay.
EL = PD x LGD x EAD
UL = Độ lệch chuẩn của EL = LGD x EAD x √PD % (1 - PD)
Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng mới chỉ tiến hành tính tốn xác suất vỡ nợ PD, còn LGD và EAD mới chỉ dựa trên giả định. Điều này khiến cho kết quả đo lường RRTD chưa được chính xác, chưa tính tốn được chính xác EL - phản ánh chi phí kinh doanh trung bình và UL - thước đo RRTD, từ đó chưa tính tốn được nguồn vốn ngân hàng cần nắm giữ để chống đỡ khi RRTD xảy ra, chưa có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao - lợi nhuận cao”, “rủi ro thấp - lợi nhuận thấp”.
Chi nhánh OCB Thăng Long mới chỉ dừng lại ở việc tính tốn rủi ro trong dự tính và rủi ro ngồi dự tính của 1 khoản vay riêng lẻ, chưa xác định được hệ số tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay, do đó chưa tính tốn được EL và UL của cả danh mục tín dụng.
❖Cơng tác quản lý và xử lý rủi ro
N Các kỹ thuật Chi nhánh OCB Thăng Long sử dụng để quản lý và xử lý rủi ro
Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của Chi nhánh OCB Thăng Long như : Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Né tránh rủi ro :
Kỹ thuật này được thể hiện khá rõ nét thơng qua chính sách khách hàng của Chi nhánh OCB Thăng Long. Mục tiêu chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ
động né tránh RRTD bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được OCB xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽ được áp dụng chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.
- Kỹ thuật hạn chế rủi ro
• Quy trình cấp tín dụng
Kỹ thuật này được OCB triển khai áp dụng thơng qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều cơng đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay.
Quy trình tín dụng: Quy trình đảm bảo tính độc lập các cơng đoạn trong q trình xét duyệt tín dụng, tách bạch được các chức năng, có thể hạn chế RRTD phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế thời gian phê duyệt tín dụng sẽ bị kéo dài do ý kiến không đồng nhất giữa các bộ phận, làm giảm khả năng cạnh tranh ngân hàng.
Nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay: Theo quyết định 128/2015/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2015, khi Hội đồng tín dụng khơng đồng nhất được ý kiến với nhau, khoản vay sẽ được phê duyệt nếu kết quả bỏ phiếu có trên 50% thành viên của Hội đồng tín dụng chấp thuận.
Thẩm quyền phán quyết được thể hiện rõ trong quyết định 287/2014/QĐ-HĐQT ngày 28/07/2014. Theo đó, sau khi nhận được kết quả thẩm định từ phòng định giá tài sản, giám đốc phê duyệt sẽ có quyền phán quyết cho các khoản vay dưới 3 tỷ. Đối với các khoản vay trên 3 tỷ, chuyển cho chuyên viên tái thẩm định soạn tờ trình trình lên hội đồng tín dụng tại hội sở để ra quyết định cho vay.
• Chính sách TSĐB
Chi nhánh OCB Thăng Long sử dụng kỹ thuật này cơ bản dựa vào tài sản đảm bảo với cơ chế linh hoạt trong việc cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo và phương pháp định giá khoa học nhằm hạn chế thấp nhất sự trượt giá tài sản đảm bảo khả năng giảm thiểu tổn thất khi xảy ra RRTD. Chính sách cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo (được phép nhận cả những tài sản chưa hoàn thiện giấy tờ sở hữu) cho thấy quan điểm rất tiến bộ của OCB. Tuy nhiên với hệ số điều chỉnh kèm theo đã thể hiện sự thận trọng của OCB với “nguồn thu nợ thứ hai” này. Có thể nhận thấy sự linh hoạt trong q trình điều chỉnh chính sách này là một kênh giám sát RRTD rất hữu hiệu.
OCB ban hành Quyết định 39/2007/QĐ-HĐQT ngày 31/09/2007 và Quy định 6617/2009/QĐ-QLTD2 ngày 19/11/2009 quy định chi tiết công tác mua bán nợ trong hệ thống OCB. Theo đó, một số khoản nợ sẽ được bán cho Công ty quản lý nợ VAMC. Nhưng hoạt động mua bán nợ này thực chất không hiệu quả, sau 5 năm, ngân hàng sẽ lại mua lại khoản nợ này từ VAMC. Như vậy, việc làm này chỉ có mục đích làm đẹp BCTC trong một khoảng thời gian.
Qua cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1 có thể nhận thấy, các cơng cụ tài trợ RRTD hiện OCB đang sử dụng còn đơn điệu, chủ yếu vẫn là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thị trường tài chính trong nước cịn ở giai đoạn sơ khai, việc nghiên cứu áp dụng các công cụ tiên tiến khác cịn chưa phổ biến thì đặc thù trên vẫn là tình hình chung của các NHTM hiện nay.
- Chấp nhận rủi ro
Sử dụng dự phòng để xử lý RRTD: OCB Thăng Long thực hiện công tác xử lý RRTD từ quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 234/2014/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị OCB ban hành ngày 27/11/2014, theo đó quy định rõ:
+ Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD: Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập, nếu khơng đủ để xử lý khoản nợ, tiến hành phát mại TSĐB theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật. Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại TSĐB không đủ để bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phịng chung để xử lý. Sau đó, phần dư nợ đã được xử lý sẽ được hạch toán ngoại bảng theo quy định của thông tư 02/2016/TT-NHNN.
+ Đối tượng được sử dụng dự phịng để xử lý RRTD: đó là các khoản nợ nhóm 5 mà Hội đồng xử lý rủi ro đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, quyết định sử dụng dự