Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP phương đông chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 646 (Trang 80 - 81)

Hình 0.6 Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh OCB ThăngLong

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Phương

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau vay

Củng cố và kiện toàn hoạt động kiểm sốt nội bộ. Mục đích của cơng tác kiểm tra, giám sát vốn vay là đảm bảo hoạt động cho vay phát triển, an toàn và đem lại hiệu quả cao, hạn chế và kiểm sốt được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay hiện hành. Phát hiện sớm và đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời những vi phạm các cam kết, nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ; những sai phạm, tiêu cực gây thất thoát vốn của cán bộ ngân hàng. Giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo của Chi nhánh nắm bắt và đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, những tồn tại, khó khăn trong q trình quản lý cho vay để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Từ đó, đưa ra các quyết định

đúng đắn trong việc mở rộng, thu hẹp hoặc dừng cho vay cho đến khi xử lý TSBĐ, hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp đối với khách hàng được kiểm tra.

Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng:

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng (tăng, giảm), trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng (trong hạn, nợ quá hạn, nợ liên vụ án), phân loại nhóm nợ của khách hàng (nhóm 1, nhóm 2...)

+ Đơn đốc khách hàng trả nợ theo lịch đã được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng, chậm nhất là 7 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, Chi nhánh phải gửi thông báo nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng là công việc định kỳ và đột xuất khi phát hiện khách hàng có những dấu hiệu bất bình thường. Việc kiểm tra sử dụng vốn tại doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: Khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, tính trung thực trong các tài liệu của khách hàng? Thực tế khách hàng đã sử dụng số tiền rút vốn từ ngân hàng như thế nào (chỉ ra số tiền và giá trị tài sản hoặc chi phí tương ứng), tài sản được hình thành và chi phí hình thành bằng vốn vay đang ở đâu? bảo quản như thế nào?

+ Định kỳ 6 tháng một lần, CBTD nắm bắt tình hình tài chính, đồng thời phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và quan hệ tín dụng của khách hàng, kết hợp với việc phân tích bảo đảm nợ vay, đánh giá, chấm điểm là cơ sở để xếp hạng khách hàng, đưa ra lời cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng.

+ Trong q trình kiểm tra, giám sát vốn vay, ngân hàng đánh giá mức tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng thơng tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, khơng có khả năng trả nợ đúng hạn, khơng có thiện chí trả nợ, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, có nguy cơ phá sản lừa đảo... Thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của NH Phương Đơng, áp dụng các chế tài tín dụng như: ngừng cho vay mới, ngừng giải ngân, thu nợ trước hạn, truy đòi bảo lãnh, yêu cầu bổ sung TSBĐ, chuyển nợ quá hạn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, khởi kiện.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP phương đông chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 646 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w