Tỷlệ dựtrữ thanh khoản cho từng nguồn vốn của NH

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 26)

Ngân hàng cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và phải có dự trữ thanh khoản cho các khoản vay có chất lượng cao, thường bằng 100% chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dư nợ thực tế hiện tại

Bước 4: Xác định tổng yêu cầu thanh khoản cho ngân hàng.

Tổng dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản vốn + Dự trữ thanh khoản cho vay

Trong đó:

Dự trữ thanh khoản vốn = 95%(Nguồn vốn nóng - DTBB)

+ 15%(Nguồn vốn ổn định - DTBB) Dự trữ thanh khoản cho vay = Quy mô cho vay tối đa - Dư nợ hiện tại Bước 5: Xác định yêu cầu thanh khoản theo kịch bản

Dựa vào phân tích xác suất, thực hiện xác định các trạng thái thanh khoản có thể xảy ra; xác suất xảy ra tương ứng với mỗi trạng thái và giá trị thanh khoản kỳ vọng.

Yêu cầu thanh khoản dự tính được xác định bằng tổng các yêu cầu thanh khoản với xác suất tương ứng.

Yêu c u thanh kho n d tínhầ ả ự y Pr(Xi) * NLPi

Trong đó: Xi là các kịch bản trạng thái thanh khoản Pr(Xi) là xác suất xảy ra kịch bản i NLPi là yêu cầu thanh khoản Xi

d) Phương pháp thang đáo hạn

Phương pháp này cho phép so sánh các luồng tiền vào với các luồng tiền ra trong mỗi ngày hoặc một thời kỳ nhất định qua đó xác định được các trạng thái thanh khoản ròng mỗi ngày và trạng thái thanh khoản tích lũy cho một thời kỳ.

Đầu tiên, ngân hàng xác định các luồng tiền vào và ra với mỗi kỳ hạn khác nhau. Các kỳ hạn thường được sử dụng là 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... Sau đó, ngân hàng dự báo các dịng tiền trong các giả thiết khác nhau thông qua việc xem xét ngân hàng trong điều kiện bình thường, điều kiện ngân hàng gặp khó khăn và điều kiện cả thị trường gặp khó khăn. Cuối cùng, xác định trạng thái thanh khoản rịng và có chính sách đưa ra phù hợp với trạng thái đó.

Thực tế, phương pháp này mang lại hiệu quả cao và ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển, giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản của mình.

1.2.3.4. Các biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Có ba biện pháp để quản trị rủi ro thanh khoản như sau:

• Quản trị thanh khoản có

Quản trị thanh khoản theo biện pháp này, ngân hàng thực hiện tích lũy các tài sản có tính thanh khoản cao chủ yếu là tiền mặt và các chứng khốn dễ bán là những tài sản có thể chuyển hóa ngay thành tiền với chi phí và tổn thất thấp nhất.

Phương pháp này cho phép ngân hàng giải quyết các yêu cầu thanh khoản nhanh chóng, kịp thời đồng thời chủ động đối phó với các vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản xảy ra tương đối thấp.

Tuy nhiên, phương pháp này lại có một số hạn chế nhất định:

S Thứ nhất, việc quản trị rủi ro thanh khoản theo biện pháp này thường ảnh

hướng đến quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời. Tiền mặt và các chứng khoán dễ bán, thanh khoản cao nhưng mức độ sinh lời rất thấp hoặc khơng có. Duy trì thanh khoản với tài sản này trong thời gian dài có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

S Thứ hai, phương pháp này sẽ làm tốn chi phí đề giải quyết vấn đề thanh

khoản và có thể gặp pải tốn thất trong trường hợp bán gấp tài sản.

Quản trị thanh khoản nợ

Phương pháp quản lý tài sản nợ là việc ngân hàng tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng nguồn vốn tức thời bằng cách đi vay nợ hay mua thanh khoản. Bằng cách này, ngân hàng có thể giải quyết vấn đề thanh khoản một cách linh hoạt hơn.Khi thiếu thanh khoản, ngân hàng có thể vay đúng khối lượng và kỳ hạn mong muốn. Đặc biệt, ngân hàng không phải dự trữ quá nhiều tiền mặt mà có thể dùng để đầu tư vào các tài sản sinh lời khác, qua đó giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong đầu tư.

Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường tiền tệ vì khả năng xảy ra rủi ro cao, ngân hàng khó xác định được chi phí và có thể bị động, phụ thuộc vào thị trường tiền tệ. Đặc biệt, khi khơng vay được thị trường có thể đẩy ngân hàng vào các tình huống đặc biệt khó khăn.

Quản trị thanh khoản phối hợp

Việc tích lũy quá nhiều tài sản thanh khoản cao hoặc đi vay trên thị trường tiền tệ khi cần thiết đều có những rủi ro nhất định hoặc là rủi ro cao hoặc là lợi nhuận thấp.Vì vậy, nhiều ngân hàng đã thực hiện kết hợp cả hai biện pháp trên, tức là, ngân hàng vừa tích trữ tiền mặt và vừa vay trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.Với biện pháp này, ngân hàng sẽ giảm thấp được dự trữ thanh khoản để cho vay đầu tư, giảm chi phí thanh khoản xuống mức hợp lý và nâng cao tính chủ động của mình.

a) Ngun nhân chủ quan

Một vài ngun nhân chủ quan ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng như sau:

S Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Trong mỗi thời kỳ, tùy vào từng giai

đoạn phát triển của ngân hàng, chính sách của NHNN, các cơ quan quản lý và hoàn cảnh kinh tế mà ngân hàng có những chiến lược phát triển và chiến lược quản trị ngân hàng khác nhau. Chiến lược này được thể hiện qua các chính sách của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị rủi ro thanh khoản bởi công tác quản trị rủi ro thanh khoản trước tiên phải tn thủ những chính sách đó. Khi các chiến lược của ngân hàng thay đổi thì cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Chiến lược QTRRTK phải đi liền với các chiến lược kinh doanh cũng như khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng đặt lợi nhuận lên hàng đầu và sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao thì các nhà QTRRTK ln phải đối diện với khả năng xảy ra RRTK cao, và luôn sẵn sàng đưa ra các biện pháp cấp bách để giải quyết khi tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra một cách đột ngột. Đồng thời, ngân hàng phải duy trì tốt mối quan hệ với các ngân hàng khác để có thể vay vốn ngay lập tức nhằm bù đắp thiếu hụt. Ngược lại, nếu một ngân hàng khơng ưa rủi ro thì nhà QTRRTK phải cân nhắc việc sử dụng vốn để vừa an toàn vừa đạt lợi nhuận vừa phải.

S Quan điểm và khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng: Mỗi người lãnh đạo đều có tính cách, ngun tắc, quan điểm .. .khác nhau ảnh hưởng đến cách tiếp cận với nhìn nhận vấn đề của họ. QTRRTK cũng vậy, quan điểm của ban lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến cách thức họ nhìn nhận dấu hiệu rủi ro, mức độ nghiêm trọng của tổn thất... từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.

S Khả năng áp dụng khoa học công nghệ của ngân hàng: Cơng nghệ ở đây có

thể kể đến là những phần mềm ứng dụng tiên tiến, những công cụ, thiết bị giúp ích cho QTRRTK trong việc xử lý, tính tốn những chỉ tiêu, con số hay đưa ra những cảnh báo kịp thời, giúp nhà quản trị nhận biết sớm được RRTK và đưa ra được các biện pháp kịp thời. Việc áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến, phù hợp cịn giúp ngân hàng lưu trữ, truyền tải thơng tin về tình hình kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản của các phòng giao dịch, các chi nhánh về Hội sở chính nhanh chóng, thơng suốt, giúp bao

qt tình hình thanh khoản của cả hệ thống, đặc biệt là trong những trường hợp bị nghẽn mạng.

S Khả năng tham gia thị trường tiền tệ: Việc ngân hàng bị động hoặc chủ động

trong việc tham gia vào thị trường tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến QTRRTK tại ngân hàng. Neu ngân hàng là một ngân hàng lớn, có uy tín, chun là chủ thể cho vay hoặc dễ dàng vay trên thị trường tiền tệ thì ngân hàng sẽ có chính sách QTRRTK linh hoạt, ngân hàng có thể giữ ít tiền mặt và các chứng khốn thanh khoản cao, đồng thời, đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời cao. Ngược lại, nếu là một ngân hàng bị động vào thị trường với vị thế là chủ thể chuyên đi vay trên thị trương này thì ngân hàng phải duy trì nhiều tài sản có tính thanh khoản cao hơn hoặc đi huy động để đề phòng rủi ro xảy ra do không vay được.

b) Nguyên nhân khách quan

S Chu kỳ kinh tế: Việc xác định nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái,

phục hồi hay tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu vốn của nền kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng, phục hồi; các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn vay cao, do đó, cầu thanh khoản của ngân hàng cũng cao. Thời kỳ này, địi hỏi ngân hàng phải có chính sách để huy động nguồn cung thanh khoản hợp lý. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, đầu tư khó khăn, người dân chuyển sang gửi tiền khiến ngân hàng dư thừa thanh khoản. Trường hợp này, ngân hàng phải xem xét phương án đầu tư an toàn và hiệu quả đảm bảo khơng lãng phí nguồn vốn. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến QTRRTK qua tác động lên các chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.

S Chính sách của cơ quan quản lý nhà nước: Trước tình hình kinh tế và định

hướng phát triển, các cơ quan quản lý ban hành các chính sách quản lý phù hợp và phục vụ mục đích của mình. Là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, trước hết, ngân hàng phải tuân thủ và thực hiện nghiêm các chính sách, văn bản pháp luật... của các cơ quan quản lý. Vì thế, QTRRTK của ngân hàng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Các chính sách có thể quy định đến việc cấp tín dụng của ngân hàng, dự trữ bắt buộc, chính sách về thị trường liên ngân hàng hay các giới hạn khác. đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cung và cầu thanh khoản của ngân hàng.

S Lòng tin công chúng: Yeu tố này ảnh hưởng đến khả năng rút tiền, khả năng

thu hồi các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, tiếp đó ảnh hưởng đến biện pháp và hiệu quả QTRRTK của ngân hàng. Đặc biệt, yếu tố này rất nhạy cảm với các thông tin về ngân hàng, bởi vì họ lo ngại khả năng khơng thu được tiền của mình và lo sợ nguy cơ ngân hàng phá sản.

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRÊN THẾ GIỚIVÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.3.1. Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng Argentina năm 20017

Đầu thế kỷ 20, Argentina được biết đến là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với hoạt động xuất khẩu mạnh về thực phẩm và nguyên vật liệu.Tuy nhiên, đến cuối thập kỷ 90, nền kinh tế nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đẩy nước này rơi vào tình trạng thiếu vốn và thâm hụt tài khóa nặng nề. Để giải quyết khó khăn, Argentina đã liên tục đưa ra các chính sách bắt đầu từ năm 2000 bao gồm: kế hoạch cắt giảm chi tiêu, tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF, các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng... Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch đã làm cho các chính sách khơng những khơng làm chững lại sự suy thối kinh tế mà còn khiến Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng, làm giảm lòng tin của thị trường. Dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng được nới lỏng đã làm giảm chất lượng tín dụng và khả năng thu hút vốn của ngân hàng chứ không làm tăng thanh khoản. Ngồi ra, nước này cịn bị hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia.Song song với các chỉ số niềm tin liên tục bị sụt giảm là các dịng tiền gửi bị rút ồ ạt khỏi ngân hàng.

Tính từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001, 15 tỷ đô la đã bị rút khỏi tài khoản tại các ngân hàng ở Argentina.

Sau sự rút chạy của dịng vốn đầu tư nước ngồi, tháng 12/2001, Chính phủ Argentina đã thơng qua một nhóm đạo luật mới, theo đó, các tài khoản ngân hàng trong tồn quốc đều bị đóng băng trong vịng 12 tháng. Chủ tài khoản chỉ được phép rút một khoản tiền nhỏ để phục vụ chi tiêu cá nhân và thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm.Biện pháp này đã có tác dụng giảm bớt dịng tiền bị rút ra ồ ạt. Tuy nhiên, sau đó, tịa án đã phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chính

7Tham khảo tại: http://123doc.vn/document/265933-cac-vu-rui-ro-thanh-khoan-noi-tieng-tren-the-gioi-

phủ. Tiền tiếp tục được rút ra buộc NHTW phải in tiền để tạo tính thanh khoản

cho các

NHTM.Cơ chế hội động tiền tệ được hủy bỏ và đồng peso nhanh chóng bị mất

giá so

với đồng USD.

Tháng 1/2002, đồng Peso mất giá 29%, làn sóng rút tiền lại nổi lên. Người dân rút các khoản tiền gửi bằng đồng Peso để chuyển sang đồng USD để tránh rủi ro sụt giá của đồng Peso và tránh các biện pháp cứng rắn hơn nữa của Chính phủ.

Tháng 2/2002, mỗi ngày có khoảng 100 triệu USD bị rút ra khỏi ngân hàng mỗi ngày. Chính phủ ra hạn mức rút tiền là 400USSD/tháng/tài khoản

Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ USD và bắt đầu thiếu tiền mặt.

Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng của vơ thời hạn.

Chỉ tính từ tháng 3/2001 đén tháng 12/2001, lượng tiền gửi bằng đồng Peso tại các ngân hàng Argentina giảm một lượng khổng lồ, từ khoảng 30 nghìn tỷ Peso xuống cịn 17 nghìn tỷ, lượng tiền gửi bằng USD giảm từ 51 nghìn tỷ xuống cịn 41 nghìn tỷ.

❖ Có bốn ngun nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng Argentina như sau:

Thứ nhất, Argentina lúc đó đang trong cuộc suy thối kinh tế và rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi đã đóng các tài khoản tại các ngân hàng Argentina

Thứ hai, những ngưởi gửi tiền bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp bị mất niềm tin vào chính phủ, các chính sách của chính phủ và hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, biến động trong tỷ giá hối đối giữa đồng đơla Mỹ và đồng Peso cũng góp phần làm tăng thêm mức độ của cuộc khủng hoảng.

Thứ tư, việc NHTW Argentina can thiệp bằng cách ra các hạn mức rút tiền hàng tháng/tài khoản tiền gửi cá nhân tuy làm giảm lượng tiền rút trên các tài khoản như lại tăng số lượng người đến rút tiền do người người tiền càng có cơ sở để lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng và muốn rút hơn.

1.3.2. Rủi ro thanh khoản xảy ra tại Ngân hàng Barings của Anh8

Barings từ lâu đã được biết đến là ngân hàng lâu đời nhất tại nước Anh.Được thành lập từ năm 1762, ngân hàng này rất có uy tín và danh tiếng, tới nỗi Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng là một khách hàng truyền thống của ngân hàng này.

Tuy nhiên, đến năm 1995, ngân hàng này đã gặp phải sự cố lớn do Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore - Nick Lesson đã bỏ trốn vì đầu tư thất bại 1,4 tỷ USD vào việc mua cổ phiếu bất động sản tại Thị trường chứng khoán Tokyo. Trận động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản đã cuốn theo số tiền nguyên là vốn của ngân hàng, tương đương lợi nhuận tích lũy hàng năm của Barings. Khi Lesson bỏ trốn, sự việc bị tiết lộ, tồn bộ khách hàng của Barinsg đã đổ xơ đến ngân hàng để rút tiền, dẫn đến

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w