Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

• Hồn thiện hành lang pháp lý, quy định nâng cao QTRRTK

Như đã giới thiệu ở trên, NHNN đã ban hành thông tư13/2010/TT-NHNN về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD trong đó có đảm bảo khả năng chi trả, tỷ lệ an tồn vốn và tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động là có liên quan đến QTRRTK. Thông tư này ra đời như một bước chuyển mình nỗ lực trong hệ thống chính sách, văn bản hướng tới chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy trình an toan trong hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các quy định hướng dẫn về giao dịch, thanh toán điện tử, quản lý vốn khả dụng, giao dịch thị trường tiền tệ, cho vay tái chiết khấu, cầm cố, thấu chi... cũng đồng loạt được ban hành. Đặc biệt, việc tập trung tài khoản thanh toán trên các địa bàn qua NHNN cũng là một điều kiện rất lớn cho các NHTM trong việc tập trung quản lý thanh khoản về Hội sở chính chứ khơng bị phân tán như trước.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rủi ro thanh khoản đã trở thành vấn đề được ngân hàng xem xét và quan tâm đến, trong khi các văn bản quy định riêng về QTRRTK lại chưa có, NHNN nên tiếp tục xem xét, nghiên cứu để đưa ra các thông tư mới liên quan dến việc hướng dẫn cụ thể các NHTM quản trị thanh khoản theo định hướng, học hỏi và tiếp thu các bài học kinh nghiệm.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt

NHNN nên có các biện pháp để phát triển thị trường tiền tệ cả về quy mô lẫn chiều sâu, đa dạng và chuẩn hóa các cơng cụ trên thị trường tiền tệ, quy định tiêu chuẩn cho các đối tượng tham gia, chuẩn hóa các giao dịch.. .Qua đó, NHTM nâng cao được hiệu qua mua bán các công cụ tài chính, tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng tăng được cung thanh khoản, gia tăng phịng ngừa rủi ro thanh khoản.

Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nên được triển khai và minh bạch thông tin đến các NHTM và phải tuân theo các điều kiện, nguyên tắc thị trường với mục đích tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo an toàn

cho hệ thống ngân hàng. Công cụ lãi suất phải hướng đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ bên cạnh việc nâng cao khả năng dự báo thị trường tiền tệ.

NHNN cũng nên có các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu có các tác động tiêu cực hoặc không phù hợp với các điều kiện hiện có.

Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát các NHTM

NHNN chính là chủ thể cuối cùng kiểm tra, giám sát các NHTM, đảm bảo các NHTM hoạt động đúng theo các quy định, văn bản pháp quy. Vì vậy, để thanh tra, giám sát được các NHTM một cách liên tục, kịp thời, NHNN nên có sự liên kết mạng với các ngân hàng để đảm bảo thông tin của các ngân hàng được cập nhật bất cứ thời điểm nào, chứ không chờ đến lúc NHNN yêu cầu, các NHTM mới gửi các báo cáo đến NHNN, tránh tình trạng sửa soạn thông tin đệ trình cấp trên. Có như vậy, mới đưa ra được các cảnh báo sớm để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM hoặc chấn chính ngay những sai phạm của ngân hàng.

Thời gian tới, NHNN nên giám sát chặt chẽ tình hình thanh khoản của thị trường, tăng cường thanh tra đột xuất và giám sát từ xa để chủ động phát hiện các TCTD có biểu hiên hay nguy cơ mất khả năng thanh khoản để có biện pháp xử lý kịp thời. NHNN cần đề ra các tiêu chí để nâng cao thanh khoản, buộc các NHTM phải thực hiện theo một lộ trình nhất định, khuyến khích việc mua lại hay sáp nhập nếu NHTM khơng thể tăng đủ vốn theo lịch trình mà NHNN đã công bố.

Bên cạnh việc giám sát, thanh tra vấn đề thanh khoản, NHNN cũng phải chú trọng đến các vấn đề khác như vấn đề lãi suất, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vượt trần lãi suất.

Dự báo thanh khoản cho toàn hệ thống

Để giúp ngân hàng trong việc xác định nhu cầu thanh khoản, NHNN nên có những dự báo thanh khoản cho toàn hệ thống theo từng thời kỳ.

NHNN cần dự báo các biến động của những biến số vĩ mô quan trọng, nắm bắt và đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tiền tệ và nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường bất động sản.

NHNN nên đầu tư vào trang thiết bị, các công cụ để nâng cao phân tích thị trường từng thời kỳ, nhất là những thời kỳ thị trường bất ổn, công tác dự báo, phát triển hệ thống cảnh bảo sớm.Thơng qua đó, NHNN đưa ra các đánh giá và dự báo kinh tế vĩ mơ về các yếu tố hình thành nền kinh tế, sản lượng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu

dùng dân cư, cũng như các tổ chức kinh tế, cung cầu tiền. Căn cứ vào đó, các NHTM có thể xác định được xu hướng và đề ra các chiến lược phù hợp.

Việc xây dựng số liệu qua các năm, ghi lại các biến động thị trường cũng rất cần thiết, giúp ngân hàng dự báo chính xác hơn nhu cầu thanh khoản của hệ thống.

Thực hiện tốt vai trò là người cho vay cuối cùng

Khi các cách huy động vốn khơng cịn hiệu quả, thì NHNN chính là nguồn cung vốn cho các ngân hàng.Vì vậy, NHNN nên thực hiện tốt chức năng là người cho vay cuối cùng một cách kịp thời, giúp các ngân hàng thoát khỏi rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, NHNN cũng nên đưa ra các điều kiện khắt khe hoặc có chế tài cho việc vay vốn của các NHTM như là một biện pháp mạnh để ràng buộc các ngân hàng phải chú trọng đến QTRTRK và làm gương cho các ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, NHNN nên gắn hoạt động hỗ trợ thanh khoản đó với chính sách tiền tệ đang thực thi và tính đến các tác động của nó.Một NHTM có quy mơ GTCG lớn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Ngược lại, với NHTM khơng có nhiều GTCG đủ tiêu chuẩn cũng khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì NHNN có thể cấp tín dụng thơng qua tái cấp vốn thay vì thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, để giúp các ngân hàng tăng thanh khoản.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng

Cạnh tranh thị trường sẽ loại bỏ những ngân hàng yếu kém vì vậy, để duy trì niềm tin của cơng chúng dành cho từng ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, NHNN cần đẩy mạnh sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng lớn, đề phòng rủi ro thanh khoản xảy ra trên toàn hệ thống.

Sáp nhập, hợp nhất ...cac ngân hàng còn giúp các ngân hàng hợp tác, bù trừ nhau điểm mạnh điểm yếu, gia tăng khả năng năng thanh khoản, đảm bảo thanh toán cho khách hàng. Ngoải ra, NHNN cũng nên kiểm tra, xác nhận kết quả cơ cấu ngân hàng để có điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi, an toàn cho người gửi tiền, nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng tài sản.

Khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản13

Bên cạnh đó, NHNN cần khoanh vùng những ngân hàng yếu thanh khoản.Hiện

13Tham khảo tại: http://cafef.vn/20110401090859448CA34/can-ho-tro-nhung-ngan-hang-yeu-thanh-

nay, đã có một số ngân hàng bị mất tính thanh khoản.Việc các ngân hàng này đẩy lãi suất huy động cao là dấu hiệu ngân hàng đó đang mất tính thanh khoản. Do vây, NHNN cần phải khoanh vùng những ngân hàng này để có biện pháp hỗ trợ, tránh tình trạng này lây lan qua các ngân hàng khác. Một trong những giải pháp để củng cố tính thanh khoản cho ngân hàng là đẩy lãi suất đầu ra, hạn chế lãi suất đầu vào.Các ngân hàng phải nhanh chóng cắt giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w