CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN TRỊ RỦI RO THANH
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
Như đã giới thiệu ở chương I, Ủy ban ALCO là hội đồng quản lý tài sản nợ - có, là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đối với quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chính Ủy ban ALCO là nhà hoạch định các chiến lược QTRRTK phù hợp với từng thời kỳ của ngân hàng và nền kinh tế dựa trên các mục tiêu và chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Thêm vào đó, Ủy ban cịn theo sát hiệu quả QTRRTK, đưa ra các đề xuất cũng nhưng ý kiến với Hội đồng quản trị để hoàn thiện QTRRTK. Với tầm quan trọng như vậy, Ủy ban ALCO được thành lập đã chứng tỏ sự nhận thức về RRTK của TCB cũng như từng bước giảm thiểu các tổn thất nếu RRTK xảy ra.
Tuy nhiên, do TCB mới thành lập ALCO, nên Ủy ban này còn thiếu kinh nghiệm trong QTRRTK. Vì vậy, ngân hàng cần nhanh chóng hồn thiện Ủy ban ALCO nhất là phân công, phân nhiệm, quy trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận, các cán bộ trong quy trình QTRRTK, tránh tình trạng ỉ lại nhau.
TCB cũng nên thành lập thêm các bộ phận chuyên trách về QTRRTK để giúp đỡ, hỗ trợ ủy ban ALCO. Việc hướng dẫn cụ thể về chi nhánh và phòng giao dịch cũng nên được sớm thực hiện, tránh tình trạng các cán bộ tuyến dưới không nhận được chỉ đạo kịp thời, khiến cho việc xử lý RRTK khơng chính xác.
Ngồi ra, do các rủi ro của hoạt động ngân hàng thường có tác động đến nhau nên TCB cũng nên đẩy mạnh sự liên kết giữa các bộ phận quản trị rủi ro khác nhau như: rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất...