Cơ cấu nguồn vốn của TCB giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 49 - 56)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Giá trị Tỷ

trọng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tiền mặt và vàng 2.291 1,44 4.529 2,52 5.115 2,83

Tiền gửi tại NHNN 2.830 1,78 5.577 3,10 4.466 2,47

Tiền gửi và cho vay TCTD 15.421 9,71 31.30 0 17,40 43.19 1 23,92 CKKD 920 0,58 769 0,43 284 0,16 CCTC phái sinh và các TSTC khác 0 0 41 0,02 54 0,03 Cho vay khách hàng 69.089 43,48 67.13 6 37,31 62.56 2 34,65 CKĐT 49.846 31,37 46.65 4 25,93 248.34 26,78

Góp vốn, đầu tư dài hạn 129 0,08 93 0,05 77 0,04

TSCĐ 1.033 0,65 1.146 0,64 1.191 0,66

BĐSĐT 1.421 0,89 1.329 0,74 21 0,01

Tài sản có khác 15.916 10,02 21.35

9 11,87 815.22 8,44

Tổng tài sản 158.896 100 179.933 100 180.531 100

Ngn bảng cân đơi kê tốn năm 2011-2013 của TCB đã kiêm tốn và tính tốn của tác giả

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của TCB giai đoạn 2011-2013 suy giảm là do sự suy giảm của các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Tiền gửi và vay các TCTD khác, Phát hành GTCG và các khoản nợ khác; ngoài ra, vốn tài trợ và ủy thác cũng giảm nhưng không đáng kể. Thay vào đó, khoản mục Tiền gửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu không ngừng tăng qua các năm. Huy động khách hàng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng cho thấy chất lượng dịch vụ, uy tín cao và lãi suất cạnh tranh của TCB đã khiến ngân hàng chiếm được lòng tin của khách hàng. Liên tục trong 3 năm từ 2011 đến 2013, nguồn vốn huy động khách hàng tăng từ 49,10% lên 61,95% sau đó lên 75,51% trong tổng nguồn vốn của TCB, đạt 119.978 tỷ đồng và bằng 96,5% so với kế hoạch đề ra do cả tiền gửi cá nhân và tiền gửi khách hàng doanh nghiệp đều tăng. Trong đó, xét theo loại tiền, tiền gửi Việt Nam đồng năm 2013 tăng 10,3% so với năm 2012 còn tiền gửi ngoại tệ giảm 11,9% chủ yếu trong mảng huy động khách hàng cá nhân.

Ngoài ra, Các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm(năm 2011 giảm 4.773 tỷ đồng, năm 2012 giảm 3.318 tỷ đồng xuống còn 0 tỷ đồng) chứng tỏ TCB đã chủ động và quản lý vốn đáp ứng thanh khoản tốt hơn để không phải cần đến nguồn tài trợ cuối cùng - vay NHNN. Đây là điểm tích cực đối với QTRRTK của TCB. Đồng thời, ngân hàng cũng giảm mạnh các khoản vay của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng khiến cho các khoản tiền gửi và vay TCTD khác giảm nhẹ vào năm 2012 và giảm

mạnh năm 2013.Điều này giúp TCB tận dụng được nguồn vốn với chi phí rẻ hơn so với đi vay các TCTD khác.

Vì lẽ đó, tổng nguồn vốn của TCB giảm khơng chứng tỏ TCB đang dần mất uy tín trên thị trường, trái lại, ngân hàng đang có chính sách huy động vốn hợp lý, phù hợp với tình hình thị trường thời gian vừa qua.

2.2.3.2. Phân tích biến động tài sản của Techcombank giai đoạn 2011-2013

Theo như bảng số liệu dưới đây, tổng tài sản của TCB năm 2013 giảm xuống còn 158.896 tỷ đồng, đạt 81,5% so với kế hoạch đề ra. Cũng theo bảng dưới,trong tổng tài sản của TCB thì cho vay khách hàng với tỷ trọng cao nhất tăng dần cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Đây là tài sản đem lại nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro và tính thanh khoản trung bình. Trong khi tỷ trọng cho vay khách hàng tăng cao thì tỷ trọng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác lại liên tục giảm mạnh, là nguyên nhân làm cho tổng tài sản của ngân hàng giảm.

31/12/2011 45.216.715 179.933.598 25,13 30/06/2012 40.076.444 176.060.042 22,76 30/09/2012 31.377.765 174.665.975 17,96 31/12/2012 23.460.479 171.444.198 13,68 31/03/2013 24.293.954 175.862.903 13,81 30/06/2013 26.375.471 171.444.198 15,38 31/12/2013 14.107.149 158.896.633 8,88

Nguồn bảng cân đối kế toán năm 2011-2013 của TCB đã kiểm tốn và tính tốn của tác giả

40

Tuy nhiên, để cải thiện thanh khoản, TCB cũng đã tăng nắm giữ các tài sản có tính lỏng cao. Cụ thể, các chứng khoán kinh doanh mà ngân hàng nắm giữ tăng dần trong các năm gần đây(năm 2013, tăng 19,64% so với 2012; tăng 224% so với năm 2011).Chứng khoán đầu tư của TCB cũng tăng đều trong những năm trở lại đây. Đặc biệt, có đến hơn 90% chứng khốn đầu tư là các chứng khoán sẵn sàng để bán, sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng thanh khoản nhanh chóng trong những trường hợp thiếu thanh khoản.

2.2.4. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương qua phân tích cung - cầu thanh khoản

2.2.4.1. Đánh giá thanh khoản bằng phương pháp phân tích chỉ số

Để phân tích thanh khoản của TCB, ngoài việc tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn của TCB như trên; TCB còn sử dụng phương pháp phân tích chỉ số với các chỉ tiêu thanh khoản là: Chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số cho vay/huy động khách hàng, chỉ số chứng khoán thanh khoản.

a) Chỉ số trạng thái tiền mặt

Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt tại một số thời điểm của TCB

kiểm tốn và tính tốn của tác giả

Bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số tiền mặt của TCB có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây do tốc độ giảm của tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD nhanh hơn tốc độ

giảm tài sản của ngân hàng. Tính đến cuối năm 2013, chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ còn 8,88% thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2011(25,13%). Chỉ số này giảm mạnh chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác giảm mạnh hơn so với tổng tài sản của ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi tại các TCTD khác.

Biểu đồ 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt của một số ngân hàng

Nguồn báo cáo tài chính năm 2011-2013 của ACB, TCB, SCB và tính tốn của tác giả

Đặc biệt, so với các ngân hàng có cùng quy mơ nhu ngân hàng TMCP Sài Gịn Thuong Tín(SCB), ngân hàng TMCP Á Châu(ACB) thì chỉ số trạng thái tiền mặt của TCB vẫn cao hơn. Cụ thể, vào 31/12/2013, chỉ số này của SCB chỉ đạt 5,63% còn ACB đạt 4,54% thấp hơn nhiều so với chỉ số của TCB. Tuy nhiên, TCB cũng cần có các biện pháp quản trị để nâng cao chỉ số này nhằm giải quyết tình hình thanh khoản hàng ngày, nhất là khi có những sự cố đột xuất xảy ra.

b) Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Chứng khoán thanh khoản đuợc coi là một tài sản cũng có tính thanh khoản tuơng đối cao trong kết cấu tài sản của ngân hàng. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của TCB có sự tăng nhẹ vào năm 2013 với tổng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tu sẵn sàng để bán cuối năm 2013 đạt gần 47.091 nghìn tỷ đồng, tăng 6,34% so với cuối năm 2011.

Biểu đồ 2.6: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của TCB giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị:%) Chứng khoán thanh khoản Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Nguồn báo cáo thường niên năm 2011-2013 của TCB và tính tốn của tác giả

Xét về chủ thể phát hành chứng khoán, năm 2013 với tỷ trọng chứng khoán kinh doanh là các chứng khốn do Chính phủ và các TCTD phát hành đạt 53,95%, lớn hơn tỷ trọng các chứng khoán do TCKT phát hành. Chính phủ và các TCTD đều là các tổ chức có uy tín, các chứng khoán do họ phát hành được thị trường tiếp nhận và tin tưởng vào khả năng thu hồi được lãi cũng như nợ gốc. Nên việc nắm giữ tỷ lệ chứng khoán do các tổ chức này phát hành sẽ giúp TCB có được các tài sản đảm bảo tính thanh khoản tương đối cao mà rủi ro lại thấp. Mặc dù chỉ số trạng thái tiền mặt của TCB có giảm nhưng thay vào đó chỉ số chứng khoán thanh khoản tăng do chứng khoán thanh khoản tăng chứng tỏ TCB không gặp rủi ro thanh khoản mà ngân hàng đang thay đổi cơ cấu tài sản để vừa đảm bảo tính sinh lời vừa đảm bảo tính thanh khoản.

c) Chỉ số cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng

Nhận thấy, chỉ số cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng của TCB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2011 và giảm từ năm 2011 đến năm 201 nhưng vẫn nằm trong khoảng 60%. Sở dĩ chỉ số năng lực cho vay tăng nhiều vào năm 2011 sau đó giảm dần cho đến năm 2013 là do cả tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng đều tăng nhưng năm 2011, 2010 tiền gửi khách hàng có tốc độ tăng nhanh hơn cho vay khách hàng và chậm hơn vào năm 2012, 2013. Qua đó cho thấy TCB khơng gặp vấn

đề thanh khoản trong tỷ lệ này nhất là trong trường hợp TCB hết hoặc gần hết khả năng của mình trên thị trường tiền tệ.

Biểu đồ 2.7: Chỉ số cho vay /tiền gửi khách hàng của TCB

(Đơn vị:%)

— —Chỉ số cho vay/huy động khách hàng

Nguồn bảng cân đối kế tốn năm 2008-2013 và tính tốn của tác giả

Xem xét chỉ số này của SCB và EXB nhận thấy, tỷ lệ của TCB, thấp hơn rất nhiều. Trong khi tỷ lệ cho vay/huy động khách hàng năm 2013 của TCB chưa đến 60% thì của SCB khoảng 82%, của EXB gần 105% thấp hơn nhiều so với 2 năm trước.

Biểu đồ 2.8: Chỉ số cho vay/tiền gửi khách hàng của một số ngân hàng

(Đơn vị: %)

Nguồn bảng cân đối kế toán năm 2011-2013 cua TCB, SCB, EXB và tính tốn của tác giả

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Tiền và tương đương tiền 17.197 22.622 34.299 40.739

Tiền gửi liên ngân hàng 11.857 21.160 43.191 46.261

Chứng khốn chính phủ 7.609 13.095 13.373 7.206

Tổng tài sản 158.897 179.933 180.531 150.291

Tổng tài sản lỏng/Tổng tài sản 0,23 0,32 0,50 0,63

Như vậy, so với 2 ngân hàng cùng quy mơ trên, thì tỷ lệ này của TCB tương đối tốt, thanh khoản của TCB được đảm bảo hơn.

d) Chỉ số cấu trúc tiền gửi

Chỉ số cấu trúc tiền gửi hay chính là tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn thể hiện nhu cầu thanh khoản và mức độ ổn định của cơ sở tiền gửi của một ngân hàng.Tỷ lệ này của TCB từ năm 2011 trở lại đây ở xung quanh mức 0,15 là mức rất thấp, thể hiện mức độ ổn định của tiền gửi khách hàng tương đối cao, nhu cầu thanh

khoản của TCB khơng cao. Với uy tín cao trên thị trường và khả năng chuyên môn của các cán bộ TCB, tiền gửi khách hàng tăng đều qua các năm do huy động cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn đều tăng. Năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn tăng chậm hơn so với tiền gửi có kỳ hạn nên chỉ số cấu trúc tiền gửi giảm từ 0,152 xuống còn 0,134.Tuy nhiên, năm 2013, cơ cấu tiền gửi có sự thay đổi nhẹ, tiền gửi không kỳ hạn tăng nhanh hơn tiền gửi có kỳ hạn đã làm tăng chỉ số cầu trúc tiền gửi lên 0,175.Tuy nhiên, sự thay đổi này không đáng kể nên mức độ ổn định của cơ sở tiền gửi của TCB không bị ảnh hưởng mấy.

Biểu đồ 2.9: Chỉ tiêu tiền gửi khơng kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn của TCB

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tiền gửi khơng kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn

■ Chỉ tiêu tiền gửi khơng kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn

Nguồn thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011-2013 của TCB và tính tốn của tác giả

e) Chỉ số tổng tài sản lỏng/Tổng tài sản

Tiền và tương đương tiền, chính khốn chính phủ và tiền gửi liên ngân hàng là những tài sản có tính lỏng cao, tuy nhiên, qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ giữa tổng tài

sản lỏng và tổng tài sản của TCB đang giảm dần trong những năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP kỹ thương thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 623 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w