Nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 25 - 28)

1.3 Các nhân tố ảnh hường đến rủi ro tín dụng tại NHTM

1.3.3 Nhân tố từ phía ngân hàng

Quy mơ tổng tài sản của NHTM: Quy mô tổng tài sản cũng sẽ có ảnh hưởng

đến RRTD mà ngân hàng có nguy cơ phải đối mặt. Nếu một ngân hàng có quy mơ tài sản lớn, họ có thể sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn nhằm kỳ vọng đạt được một mức doanh thu cao hơn.

17

Chính sách tín dụng của NHTM: Tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của mỗi

ngân hàng và khẩu vị rủi ro của nó mà ngân hàng tự mình xây dựng ra những chỉ tiêu để có một cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của mình. Chính vì vậy có một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, có khả năng hồn trả đầy đủ số tiền vay vốn. Ngược lại, một chính sách tín dụng chưa sát hạch sẽ có thể dẫn đến RRTD cho hoạt động của ngân hàng. Ngồi ra, chính sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng làm cho RRTD của ngân hàng có nguy cơ gia tăng. Lý do là vì một số ngân hàng vì muốn thu hút được khách hàng mà chấp nhận những phương án, dự án có rủi ro cao, khâu thẩm định sơ sài, chưa đánh giá đúng khách hàng. Chính sự cạnh tranh khơng lành mạnh này khiến cho bản thân ngân hàng phải đối mặt với RRTD.

Vấn đề trong thẩm định tín dụng - vấn đề đo lường RRTD: Thông tin tín

dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, ngân hàng cần phải có các thơng tin rõ ràng, đặc biệt là các BCTC như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,... Và thơng tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu này đều do phía khách hàng là doanh nghiệp cung cấp, vì vậy, để xác thực tính đúng đắn, hợp lý của phương án, dự án kinh doanh, đánh giá giá đúng về khách hàng, ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng, đo lường những RRTD có thể gặp phải. Nếu khâu thẩm định không được thực hiện một cách cận trọng sẽ có thể dẫn đến những hậu quả to lớn phía sau cho ngân hàng.

Vấn đề trong giám sát tín dụng: Trong thời gian cho vay, ngân hàng cần thực

hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay khơng, TSBĐ có được quản lý tốt hay khơng để bảo đảm được khả năng hồn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Khi mà khâu giám sát không được tiến hành chặt chẽ, thường xun thì có thể dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thiếu hiệu quả, TSBĐ khơng được quản lý tốt. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến nguy cơ khơng thu hồi được vốn cho ngân hàng.

18

- Vấn đề rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng: Rủi ro đạo đức phát sinh từ chính người quản lý và cán bộ làm việc trong ngân hàng gây ra. Chẳng hạn khi nhà quản lý hay cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã có quan hệ lợi ích với khách hàng vay vốn, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí khơng đủ điều kiện để được vay vốn, nhưng vì lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhóm cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí cịn u cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình để khách hàng đó được vay vốn của ngân hàng. Hậu quả có thể dẫn đến là khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, thậm chí có thể bị chiếm đoạt và khơng trả được ngân hàng.

Ngồi ra, ảnh hưởng đến RRTD cịn có yếu tố đến từ TSĐB. TSBĐ là tài sản thuộc sở hữu của người vay hoặc người thứ ba dùng để cầm cố, thế chấp cho ngân hàng khi tham gia các hợp đồng vay vốn. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh tốn thì TSBĐ được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, TSBĐ đơi khi rất khó để định giá và một số TSBĐ chịu tác động lớn từ những biến động của thị trường. Khi ngân hàng phát mại tài sản, giá trị thu hồi có thể khơng được như ngân hàng mong đợi. Các TSBĐ có tính khả mại thấp cịn khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm người mua, làm tăng chi phí thanh lý tài sản. Ngồi ra, các TSBĐ đơi khi cịn bị tranh chấp về pháp lý. Trong trường hợp khách hàng dùng một TSBĐ thế chấp cho nhiều khoản vay thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu không đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật. Khi ngân hàng xử lý TSBĐ để thu hồi nợ thì ngân hàng sẽ phải xếp sau những chủ nợ có đăng ký giao dịch đảm bảo, điều này làm cho khoản thu về của ngân hàng không đầy đủ, đơi khi cịn khơng bù đắp được chi phí đã bỏ ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Qua chương 1 của bài nghiên cứu đã tập chung đi sâu, làm rõ những lý luận chung về rủi ro tín dụng, bao gồm khái niệm về rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, nguyên nhân, biểu hiện cũng như các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và việc quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại.

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV TRONG

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w