4.2 Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hường tới rủi ro tín
4.2.3 Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng thơng qua nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
quan, che dấu những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Cơ chế tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ tín dụng giữa các phịng tại hội sở chính và các phịng giao dịch với nhau, nhằm đánh giá và xem xét một cách khách quan nhất trong việc bố trí và sắp xếp cán bộ. Thơng qua q trình đánh giá này phân loại cán bộ, đồng thời để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, thậm chí phải xử lý sắp xếp lại lao động và bố trí làm cơng việc khác nhau phù hợp hơn hoặc giảm định biên khi không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
4.2.3 Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng thơng qua nhân tố ảnh hưởng đếnrủi ro tín dụng rủi ro tín dụng
4.2.3.1 Phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay
Khách hàng chủ yếu của BIDV là tổ chức kinh tế, và chính phân khúc khách hàng này cũng có tác động rất mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng của BIDV. Hơn nữa, trong cho vay tổ chức kinh tế, có 2 nhân tố đại diện cho nhóm khách hàng chủ yếu và lĩnh vực chủ yếu của BIDV là lĩnh vực xây dựng, nhân tố này có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng của BIDV. Do đó để kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV cần tăng cường tác động của nhân tố cho vay tổ chức kinh tế, tuy nhiên cũng phải giảm tác động của nhân tố cho vay xây dựng và cho vay trung dài hạn bằng biện pháp đa dạng hóa danh mục cho vay. Lý thuyết đa dạng hóa đảm bảo rằng những rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế rất nhiều bằng cách phân tán rủi ro tín dụng trên một lượng đủ lớn các tài sản không ràng buộc với nhau. Như vậy thơng qua việc đa dạng hóa, rủi ro tín dụng của BIDV sẽ được kiểm sốt tốt.
Như kết quả của kiểm tra mơ hình, ta thấy rằng cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo các tiêu thức khác nhau cũng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, BIDV cần thiết lập một danh mục cho vay phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng khách hàng cụ thể; đồng thời phải phù hợp với định hướng của chính sách của Chính phủ và NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: đa dạng hóa ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và
71
cả loại hình cho vay, đa dạng hóa các loại tài sản bảo đảm,... Đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, BIDV cần thực hiện các biện pháp cụ thể:
Xây dựng một cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay và ngành nghề cho vay một cách hợp lý, theo hướng dẫn của NHNN. Tập trung vào nhóm khách hàng kinh doanh mặt hàng được nhà nước khuyến khích như xuất khẩu gạo, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu,. Đây là những lĩnh vực mà hiện tại tỷ trọng cho vay của ngành này tại BIDV đang rất thấp. Đồng thời, ưu tiên cho vay những khách hàng tại địa bàn hoạt động của ngân hàng để tiện nắm bắt thông tin khách hàng, tái thẩm định khách hàng.
Cụ thể hóa các tiêu chí phân nhóm khách hàng nhằm tuyển chọn các khách hàng thực sự tốt, có uy tín để cho vay, tránh tình trạng cấp tín dụng chạy theo chỉ tiêu. Nghiêm khắc với tiêu cực tín dụng, gây rủi ro cho ngân hàng khi cho vay.
4.2.3.2 Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng, vì vậy, BIDV cần xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2015 trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thông báo. Trên cơ sở kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2015, tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý; giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý và cả năm 2015 cho các chi nhánh (sở giao dịch) của mình, đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải ln được kiểm sốt một cách hợp lý, cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Trong từng thời kỳ kinh tế mà mỗi ngân hàng sẽ đề ra một mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, tín dụng càng tăng trưởng nhanh thì càng địi hỏi phải thẩm định kỹ càng, đưa ra được những thơng tin chính xác về khách hàng. Từ đó có thể kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng.
4.2.3.3 Thực hiện mua, bán nợ
Mua bán nợ là một nghiệp vụ mang ý nghĩa rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị. Mua bán nợ là công cụ đắc lực để quản trị doanh nghiệp cho vay hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung. Điều này được
72
thể hiện ở chỗ: khi danh mục cho vay của ngân hàng nằm trong tình trạng mất cân đối, ngân hàng phải chuyển hướng để đầu tư nhằm phân tán rủi ro để hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng mình. Tuy nhiên, ngân hàng khơng thể chờ cho các khoản vay cũ hết hạn sau đó mới thu hồi vốn và chuyển hướng đầu tư, việc này mất nhiều thời gian và đơi khi khơng hiệu quả. Ngân hàng có thể bán các khoản cho vay nằm trong khu vực tập trung trong danh mục của mình đồng thời mua lại các khoản cho vay mà trước đây chiếm tỷ trọng không lớn trong danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro. Nhờ có cơng cụ mua bán nợ, Ngân hàng có thể điều chính tỷ trọng giữa các khoản cho vay trung dài hạn và ngắn hạn, tỉ trọng vay doanh nghiệp và cá nhân, tỷ trọng cho vay phi sản xuất tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Nhưng hiện nay, cũng như phần lớn các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng vẫn chỉ áp dụng cách làm truyền thống là xử lý tài sản đảm bảo, khơng thu hồi được thì khởi kiện. Trong khi đó, việc kiện tụng lại mất khá nhiều thời gian và tốn kém về mặt chi phí mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được như mong muốn. Chính vì vậy, cùng với tốc độ hồn thiện của hành lang pháp lý trong lĩnh vực mua bán nợ, trong thời gian tới Ngân hàng cần đầu tư quan tâm phát triển hơn nữa nghiệp vụ này, đặc biệt là các khoản nợ xấu.
Theo quy định, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% có thể bán nợ cho VAMC. Các TCTD khi bán nợ xấu cho VAMC sẽ có rất nhiều lợi ích, và góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng:
Một là, làm “sạch hóa” bảng cân đối kế toán của TCTD. Khi bán nợ cho
VAMC, khoản nợ xấu của TCTD sẽ được hạch toán sang khoản mục đầu tư. Việc này vừa giúp TCTD làm sạch bảng cân đối tài sản, vừa kéo dài thời gian xử lý nợ để đảm bảo cân đối nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Hai là, thay vì khi nợ xấu chuyển đến nhóm 5, TCTD phải trích lập đủ 100% dự
phòng xử lý rủi ro (sau khi trừ đi giá trị tài sản bảo đảm qui đổi) theo quy định hiện hành, thì TCTD được kéo dài thời gian trích lập đến 5 năm khi bán nợ xấu cho VAMC. Đây là lợi ích lớn nhất mà TCTD có được khi bán nợ xấu cho VAMC. Với qui mô nợ xấu và thực lực của các TCTD hiện nay, thì phần lớn là họ khơng đủ sức trích lập dự phịng nếu khơng được kéo dài thời gian trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
Ba là, TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để vay tái
73
để sử dụng trái phiếu đặc biệt tạo nguồn cho vay, TCTD sẽ phải đọng vốn ở nợ xấu chưa thể thu hồi, điều này đồng nghĩa với việc TCTD sẽ khơng có nguồn cho vay và nền kinh tế sẽ khan vốn.
Thứ tư, TCTD được hỗ trợ tích cực về pháp lý và nguồn lực trong quá trình xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ. Thông tư 19 qui định rõ trách nhiệm của VAMC, TCTD có nợ xấu, các đơn vị có liên quan của NHNN trong việc xử lý và hỗ trợ xử lý thu hồi nợ xấu.
4.2.4 Một số giải pháp khác
4.2.4.1 Tăng cường hiệu quả của TSBĐ và sử dụng các công cụ bảo hiểm và
bảo đảm tiền vay
Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn như là việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngồi ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.
Thực hiện bảo hiểm tín dụng là một hình thức chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Đây là hình thức rất phổ biến ở các nước khác nhưng ở nước ta chưa có nhiều ngân hàng thực hiện. Bảo hiểm tín dụng là một trong những phương thức hạn chế rủi ro trong ngân hàng. Bởi lẽ, mặc dù ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của khách hàng nhưng đối với tai nạn bất khả kháng thì chỉ cần khách hàng tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro của ngân hàng là rất lớn. Nếu bảo hiểm trả kịp thời thì doanh nghiệp có thể sản xuất bình thường, ngân hàng có thể chậm thu hồi chứ khơng mất vốn.
4.2.4.2 Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng rủi ro
Ngân hàng cần thường xuyên thực hiện phân loại Tài sản có, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng nhằm chủ động xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra, lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng. Việc phân loại tài sản có và trích lập quỹ
74
dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng phải tuân theo quy định của NHNN. Hiện tại, BIDV tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng theo TT02/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Khi có đủ khả năng về tài chính, đáp ứng đủ yêu cầu trích lập theo Thông tư 02, nhằm tiến dần tới thông lệ quốc tế và đáp ứng quy định của Ủy ban Basel II, việc phân loại sẽ được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, các TCTD phải xây dựng và được NHNN phê duyệt Chính sách trích dự phịng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của bản thân TCTD. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng. Các tài sản có được dự phòng theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng kịp thời xử lý với xu hướng rủi ro đó.