Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 75 - 78)

4.2 Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hường tới rủi ro tín

4.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

4.2.1.1 Xây dựng các giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng

Căn cứ vào quy định vủa NHNN và chính sách tín dụng trong từng thời kỳ, BIDV cần xây dựng hệ thống các giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra các RRTD. Các giới hạn về quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian, tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, danh mục các ngành nghề, lĩnh vực cho vay, Trên cơ sở phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của ngành nghề mà cần xác định tỷ lệ thích hợp. Ngồi ra cịn cần căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng mà thiết lập các giới hạn tín dụng phù hợp với ngành, sản phẩm, khu vực địa lý trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế RRTD do quá tập trung vào một nhóm khách hàng, một ngành nghề hay khu vực trọng điểm kinh tế.

64

4.2.1.2 Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng

Đây là việc nên làm đầu tiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay. Xây dựng chính sách khách hàng, phân nhóm khách hàng hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới nhằm đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro. Chính sách khách hàng cần được xây dựng dựa trên cơ sở phân loại theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Căn cứ vào kết quả phân loại đó, ngân hàng cần có chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng theo hướng ưu đãi với khách hàng được xếp chất lượng cao. Các ưu đãi này có thể là về chính sách lãi suất và các loại phí có liên quan, các điều kiện vay vốn, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như tài trợ xuất nhập khẩu, hỗ trợ về ngoại tệ,... Các biện pháp cụ thể như sau:

Phân loại khách hàng dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại và cả tương lai như tiền gửi thanh tốn, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho ngân hàng. Để từ đó áp dụng giá vốn phù hợp trong cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với các nhóm khách hàng đã được phân loại.

Yếu tố tâm lý của khách hàng như phong tục tập quán cần được quan tâm một cách đặc biệt, có hệ thống theo dõi tập trung trên toàn hệ thống. Thu thập thông tin từ nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để có cách chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Thường xuyên trao đổi, tham khảo, thăm dò ý kiến khách hàng để tạo quan hệ tốt đẹp và có những góp ý hữu ích từ khách hàng.

4.2.1.3 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơng cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng

Để có thể phịng ngừa và giảm thiểu được rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải thì việc nhận diện, đo lường, đánh giá nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiện tại, BIDV đã xây dựng được một hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng nội bộ. Tuy nhiên hệ thống này mới chỉ nằm ở những bước đầu tiên, đánh giá khách hàng một cách sơ bộ nhất, chưa đi sâu, cụ thể đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần khơng ngừng hồn thiện, phát triển các hệ thống cơng cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng. Hệ thống này cần được tiến hành nhằm đánh giá rủi ro tín dụng với từng khách hàng, từng khoản vay, đánh giá rủi ro tín dụng của từng chi nhánh. Hệ thống cần đáp ứng được yêu cầu sau:

65

- Đối với phân loại khách hàng: Ngân hàng cần tiến hành các việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng từ những thơng tin thu thập được. Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá cần thể hiện được mức độ đại diện cao, phản ánh chính xác, trung thực được tình trạng “sức khỏe” của khách hàng, không bỏ qua bất kỳ một thông tin trọng yếu nào dù là thơng tin định lượng hay định tính. Để từ đó ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng này

- Đối với phân loại khoản vay: Khoản vay cần thực hiện phân loại theo các mức độ rủi ro được NHNN quy định. Khoản vay có chất lượng cao thì tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Ngồi ra, với những khoản vay có những dấu hiệu khơng có khả năng thu hồi đúng hạn, ngân hàng cần chú ý theo dõi, phân tích, xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm để có thể phát hiện kịp thời các rủi ro có thể phát sinh trong từng khoản vay. Từ đó có biện pháp xử lý thích hợp để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận.

- Định hạng rủi ro tín dụng chi nhánh: dựa vào hệ thống cơng cụ đo lường cịn cần phải thực hiện phân loại về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các chi nhánh, để giúp các cấp điều hành chỉ đạo, khắc phục kịp thời các tổn thất. Đối phó với các rủi ro tiềm ẩn từ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động tín dụng.

Ngồi ra, BIDV cần bổ sung, thay thế các chỉ tiêu phi tài chính trong hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ. Nếu sử dụng quá nhiều chỉ tiêu định tính để chấm điểm phi tài chính làm cho kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng muốn điều chỉnh kết quả chấm tăng hoặc giảm có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau để điều chỉnh : năng lực của chủ sở hữu, lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp, quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan, mơi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng, thiện chí trả nợ của khách hàng, định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng, khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới, ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây, khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính nên đưa thêm các chỉ tiêu định lượng để đánh giá. BIDV cũng nên xem xét loại bỏ các chỉ tiêu trùng lắp để kết quả xếp hạng được chính xác hơn như số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn, lịch sử

66

quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng, có những cơng ty mang tính chất gia đình thì chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đơng cũng đồng thời là người trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp vì thế chỉ nên sử dụng tiêu chí tiêu năng lực điều hành của người quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w