Xác định mơ hình và lựa chọn các biến số

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 58 - 62)

3.1 Xây dựng mô hình kiểm định về các nhân tố ảnh hường chính đến rủi ro tín dụng

3.1.1 Xác định mơ hình và lựa chọn các biến số

Như đã phân tích trong chương 2, RRTD tại BIDV chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, các biến độc lập sau sẽ được xem xét để tìm hiểu tác động của chúng tới biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại BIDV.

Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để ước lượng mơ hình đánh giá RRTD đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu (NPL) của BIDV. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay kỳ đó của ngân hàng. Dựa vào đó, ngân hàng sẽ xem xét sự tác động của các nhân tố tới tỷ nợ nợ xấu, sau đó, tiến hành điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng theo hướng điều chỉnh làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm. Phương pháp OLS (Least Squares - Phương pháp bình phương nhỏ nhất) sẽ được sử dụng để ước lượng mơ hình. Trong bài nghiên cứu này, mơ hình ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố: tăng trưởng kinh tế (GDP); chỉ số giá tiêu dùng (CPI); lãi suất cơ bản (LSCB); tốc độ tăng quy mô tài sản (ASSET); tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LOANGR), tỷ lệ cho vay trung dài hạn (CVTDH); tỷ lệ cho vay xây dựng (CVXD); tỷ lệ nợ xấu kỳ trước đến tỷ lệ nợ xấu của BIDV (NPL_1) trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến quý 4 năm 2014. Vì vậy giả thiết sẽ được kiểm định:

NPL= f(Nhóm biến vĩ mơ, Nhóm biến phản ánh đặc điểm của BIDV) Từ hàm số trên, mô hình kinh tế lượng sẽ được kiểm định như sau:

NPL = c + β1 GDP+ β2CPI + β3LSCB + β4ASSET + β5LOANGR + β6CVTDH +

β7CVXD + ILNPLJ + e

Trong mơ hình trên, các biến được định nghĩa như sau:

+ Biến phụ thuộc NPL là tỷ lệ nợ xấu của BIDV, được xác định bằng dư nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay kỳ đó, vì vậy giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ nợ xấu là 0% và theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu này

49

phải nhỏ hơn 3%. Đây là chỉ tiêu đại diện cho mức độ RRTD của ngân hàng.

+ Biến độc lập: Các biến độc lập được giả định tác động đến biến phụ thuộc NPL

theo nội dung sau:

Nhóm biến vĩ mơ

Bao gồm các chỉ tiêu: GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, CPI phản ánh mức độ lạm phát qua các thời kỳ, LSCB phản ánh chính sách của NHNN trong mỗi giai đoạn.

- GDP: Biến GDP thể hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong các giai

đoạn nghiên cứu. Qua các bài nghiên cứu của Salas và Suarina (2002); Rajan và Dhanl (2003); Fofack (2005) và Quagliarello (2007) đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu. Có thế giải thích là vì khi nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, suy thối thì nợ xấu sẽ gia tăng do sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình và cơng ty. Cịn khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển một cách mạnh mẽ, thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ tăng lên, giúp cải thiện khả năng trả nợ dễ dàng hơn, nợ xấu sẽ có xu hướng giảm. Như vậy, biến GDP được kỳ vọng sẽ có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc NPL.

- CPI: Biến CPI thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế tại các thời điểm

nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Fofack (2005) cho thấy tỷ lệ lạm phát góp phần làm tăng nợ xấu ở những nước Châu Phi cận Sahara. Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu của các NHTM và khiến mức độ nợ xấu lớn hơn. Đồng thời, khi xu hướng giá cả trong nền kinh tế có xu hướng tăng lên thì chi phí mà khách hàng phải bỏ ra cho phương án, dự án kinh doanh của mình sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm sút. Điều này có thể dẫn đễn khả năng khách hàng khơng có khả năng thanh tốn cách nghĩa vụ nợ của mình với ngân hàng khi đến hạn. Vì vậy, biến CPI được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến NPL.

- LSCB: Biến LSCB thể hiện mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định tại các

thời điểm tiến hành nghiên cứu. Nếu LSCB tăng lên sẽ khiến các NHTM phải tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng. Khi lãi suất cho vay tăng lên sẽ làm chi phí của doanh nghiệp tăng lên, lợi nhuận giảm sút, gia tăng RRTD mà ngân hàng phải đối mặt. Do đó, trong bài nghiên cứu này, LSCB được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến NPL.

Tên biến Định nghĩa Chiều hướng kỳ

vọng

50

Nhóm biến phản ánh đặc điểm của ngân hàng

- ASSET: Biến ASSET thể hiện tốc độ tăng trưởng quy mô của BIDV, được

xác định bằng tỷ lệ của tổng tài sản kỳ này và tổng tài sản kỳ trước, sau đó trừ 1. Quy mơ của ngân hàng có thể tác động đến nợ xấu theo cả chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Khi mở rộng quy mơ tài sản có thể do ngân hàng đã khơng ngừng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình nhằm phân tán rủi ro có thể gặp phải. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra RRTD trong ngân hàng. Tuy nhiên cũng có thể do ngân hàng lớn sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao nhằm kỳ vọng đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía NHNN đối với các ngân hàng lớn khi có biến cố xảy ra ra tính chất hệ thống của ngành. Vì vậy, sự ảnh hưởng của yếu tố quy mơ tài sản đến RRTD tại BIDV cần được đo lường và đánh giá một cách chính xác. Như đã phân tích ở chương 2, biến ASSET được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến NPL.

- LOANGR: Biến LOANGR thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV,

được xác định bằng tỷ lệ của dư nợ tín dụng kỳ này và dư nợ tín dụng kỳ trước, sau đó trừ đi 1. Biến LOANGR cho biết so với kỳ này thì dư nợ tín dụng tăng bao nhiêu phần trăm. Tại BIDV, biến LOANGR được kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều với biến NPL.

- CVTDH: Biến CVTDH thể hiện tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong cơ cấu dư

nợ tín dụng phân theo thời gian qua các năm, được xác định bằng tỷ lệ giữa dư nợ trung dài hạn và tổng dư nợ của kỳ đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đến từ môi trường khách quan, thời gian vay vốn, sử dụng vốn của khách hàng càng dài thì lại càng chịu nhiều rủi ro đến từ mơi trường bên ngồi. Điều này khiến cho RRTD của ngân hàng sẽ tăng nên. Vì vậy, trong mơ hình này, biến CVTDH được kỳ vọng có mỗi quan hệ cùng chiều với biến NPL.

- CVXD: Biến CVXD thể hiện tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực xây dựng trong cơ

cấu tổng dư nợ tại ngân hàng, được xác định bằng tỷ lệ giữa cho vay ngành xây dựng với tổng dư nợ cho vay của BIDV. Theo những báo cáo gần đây nhất của BIDV thì nợ xấu của ngành này ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong nợ xấu của ngân hàng. Cùng với đó ngành xây dựng cũng chịu nhiều tác động của yếu tố mơi trường bên ngồi đến giá cả của vật liệu, tiến độ hồn thành cơng trình, chi phí thi cơng dự án. Vì vậy, biến CVXD được kỳ vọng sẽ có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc NPL.

51

- NPL_1: Biến tỷ lệ nợ xấu kỳ trước được giả định có tác động đến NPL và có tác động cùng chiều. Ngun nhân là vì NPL gồm tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 và trong đó chủ yếu là các khoản nợ có mà thời gian q hạn trên 90 ngày, vì thế NPL q trước có ảnh hưởng nhiều bởi vì thêm một quý tức là 90 ngày những khoản nợ quá hạn đó vẫn tiếp tục có thể chưa được hồn trả và vẫn làm cho NPL quý mới tăng. Với giả định như vậy, biến độc lập này được kỳ vọng cùng chiều với biến phụ thuộc.

Biến phụ thuộc

NPL Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của BIDV

Biến độc lập

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP qua các kỳ (-)

^CPI Chỉ số giá tiêu dùng (giá gốc 1994) (+)

LSCB Lãi suất cơ bản do NHNN ban hành từng thời kỳ (+)

ASSET Tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của BIDV (+)

LOANGR Tốc độ tăng trưởng dư nợ (+)

CVTDH Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ (+)

CVXD Tỷ trọng cho vay xây dựng trên tổng dư nợ (+)

Variable Coefficient Std. Error t- Statistic Prob. C -0.047363 0.057932 -0.81754 9 0.4295 GDP -0.216753 0.242507 - 0.89380 0 0.3890 CPI 0.247755 0.104715 - 2.36599 8 0.0357 LSCB 0.473565 0.196570 - 2.40913 9 0.0330 ASSET 0.044879 0.021630 2.07487 3 0.0602 LOANGR 0.084543 0.027084 - 3.12149 3 0.0088 CVTDH 0.143643 0.076638 1.87429 7 0.0854 CVXD 0.104440 0.051410 2.03151 0 0.0650 NPL_1 0.643216 0.083991 7.65814 0 0.0000

R-squared 0.950307 Mean dependent var 0.045962

Adjusted R-squared 0.943846 S.D. dependent var 0.042079

S.E. of regression 0.005348 Akaike info criterion -7.326589

Sum squared resid 0.000343 criterionSchwarz -6.878937

Log likelihood 85.92919 Hannan-Quinn criter. -7.229437

F-statistic 153.2564 Durbin-Watson stat 2.464922

Prob(F-statistic) 0.000000

Kết quả hồi quy:

NPL = -0.47363 + -0.216753GDP + 0.247755CPI + 0.473565LSCB +

0.044879ASSET + 0.084543LOANGR + 0.143643CVTDH + 0.104440 CVXD + 0.643216NPL1

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 58 - 62)