Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 28 - 35)

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Đầu tư và phát triển

Việt Nam

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Đầu tư vàphát triển Việt Nam phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 1 trong những NHTM lớn nhất và cũng là NHTM lâu đời nhất Việt Nam. BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tiền thân là Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam. Từ 27/04/2012 đến nay, sau khi tiến hành cổ phần hóa, ngân hàng chính thức mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

■ Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.

■ Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

■ Tên gọi tắt: BIDV

■ Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội ■ Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 ■ Email: Info@bidv.com.

BIDV được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Với vốn điều lệ hơn 23.000 tỷ đồng và có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: BIDV là ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng:

+ Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

+ Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

+ Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. + Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng TS 366,268 405,755 484,785 548,386 650,340

VCSH 24,220 24,390 26,494 32,039 33,271

20

Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành.

Nhân lực: Hiện BIDV có hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư

vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV ln đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới: BIDV là 1 trong những ngân hàng thương mại có mạng lưới

phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể: + Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

+ Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khốn Đầu tư (BSC), Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước.

+ Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... + Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).

Công nghệ: BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho

công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

Khách hàng:

+ Doanh nghiệp: BIDV có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đồn, tổng cơng ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB.

+ Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV

Hiện tại, thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những

21

thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, còn là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ ngân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

2.1.2Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó là suy thối kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại. Giai đoạn 2010 - 2014 kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suy giảm, tuy đang có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, q trình tái cơ cấu nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc đầu tư cơng, tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước) đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội. Thách thức này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là khách hàng của BIDV và chính BIDV. Những diễn biến phức tạp của chỉ số giá cả cũng gây nhiều bất ổn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, tình hình kết quả kinh doanh của BIDV được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của BIDVgiai đoạn 2010 — 2014 (Đơn vị: tỷ đồng)

Tổng TN hoạt động 11,488 15,414 16,667 19,209 21,907 CP hoạt động (5,546) (6,625) (6,765) (7,436) (8,624) LNTT 4,626 4,220 4,325 5,290 6,297 LNST 3,761 3,200 3,281 4,051 4,986 ROA 1.13% 0.83% 0.74% 0.78% 0.83% ROE 17.95% 13.16% 12.9% 13.8% 15.27%

Nguồn: BCTC các năm của BIDV

Từ bảng trên có thể thấy các chỉ tiêu thể hiện kết quả, tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2010 - 2014 đang diễn ra theo xu hướng tích cực, tăng lên qua các năm. Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong giai đoạn

22

này, tương ứng tăng 77.56% và năm 37.37% năm 2014 so với năm 2010. Chi phí hoạt động cũng tăng 54.66% nhưng tổng thu nhập hoạt động tăng nhanh hơn, tăng tới 90.6% của năm 2014 so với năm 2010. Vì vậy LNTT và LNST cũng tăng trong giai đoạn này, tương ứng 36.12% và 32.57%. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lợi của BIDV trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm. Để tìm rõ nguyên nhân, sau đây bài viết đi sâu tìm hiểu sự biến động của các chỉ tiêu này và các nhân tố có liên quan để thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của BIDVgiai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đáng

Nguồn: BCTNnăm 2014 của BIDV

Từ biểu đồ trên ta thấy tổng tài sản của BIDV luôn tăng qua các năm, chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng luôn được mở rộng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của BIDV đã có nhiều biến động nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là 10.78% so với năm 2010, quy mô tổng tài sản tăng thêm 39,487 tỷ đồng. Sang đến năm 2012, khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi, con số này đã tăng khá nhiều lên 19.48% (gần gấp đôi tốc độ tăng năm 2011). Cuối năm 2011 và năm 2012 BIDV đã tiến hành chào bán cổ phiếu ra cơng chúng chính là ngun nhân của việc tăng mạnh tổng tài sản này. Tuy nhiên sang năm 2013 lại có dấu hiệu chậm lại khi tốc độ tăng trưởng tài

23

sản chỉ đạt 13.12%, và đến năm 2014 lại tăng mạnh lên 18.59%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 của tổng TS là 15.4%. Tính đến cuối tháng 6/2014, BIDV đang xếp thứ 2 về quy mơ tổng tài sản với hơn 579 nghìn tỷ đồng chỉ xếp sau Vietinbank với 597 nghìn tỷ đồng, bỏ xa tài sản của các ngân hàng cổ phần nhóm sau với quy mơ lớn gấp gần 3 lần. Đây là con số thể hiện dấu hiệu tích cực trong việc mở rộng quy mơ của BIDV trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Biểu đồ 2.2: LNTT và LNST của BIDVgiai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: BCTNnăm 2014 của BIDV

LNTT và LNST của BIDV trong giai đoạn này có sự biến động tuy nhiên cũng có xu hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của LNTT giai đoạn 2010 - 2014 là 8%, của LNST là 7.3%. Năm 2011, cả LNTT và LNST đều giảm so với năm 2010 dù tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh, và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng

24

của tổng chi phí hoạt động. Nguyên nhân ở đây là do tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2.71% năm 2010 lên 2.96% năm 2011 nên số DPRR cần trích lập gia tăng, tăng từ 1,317 tỷ đồng năm 2010 lên đến 4,542 tỷ đồng năm 2011. Nhưng ngay sau đó, LNTT và LNST của BIDV đã tăng trở lại và vượt mốc ban đầu tại năm 2010. Điều này thể hiện rằng BIDV đang có những thay đổi tích cực giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ ROA, ROE của BIDVgiai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: BCTNnăm 2014 của BIDV

Ngoài ra, các hệ số thể hiện khả năng sinh lời của BIDV trong giai đoạn này có xu hướng gia tăng nhưng vẫn chưa hồi phục được trở lại như năm 2010. Điều này có thể lý giải là do những tác động tiêu cực của nền kinh tế, đồng thời, việc tiến hành cổ phần hóa, chào bán cổ phiếu ra thị trường bắt đầu từ năm 2011 đã làm tổng tài sản bình quân cũng như VCSH bình quân tăng mạnh. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tỷ lệ ROA, ROE của BIDV giảm mạnh chứ không phải vì ngun nhân do ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả.

Nhìn chung, giai đoạn 2010 - 2014 là giai đoạn đầy khó khăn đối với BIDV nói riêng và đối với tồn bộ nền kinh tế nói chung khi nền kinh tế thế giới biến động phức tạp, thương mại quốc tế sụt giảm, tăng trưởng kinh tế thế toàn cầu thấp hơn so với dự báo đầu năm. Kinh tế trong nước còn nhiều bất ổn, rủi ro tiềm ẩn: tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng, kết quả kinh doanh của phần lớn các ngân hàng đều sụt giảm so với các năm trước do các nguồn thu nhập tài chính đều giảm, trích lập Quỹ DPRR lớn, tiến hành tái cấu trúc hệ thống

Loại hình DN 2010 2011 2012 2013 2014 Cơng ty Nhà nước 54,500 25,092 21,082 20,12 0 018,91 Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước trên 50% 8,421 35,167 41,792 342,20 131,42 Công ty TNHH khác 54,170 59,052 74,689 90,92 2 102,438 CTCP vốn nhà nước trên 50% 30,207 30,932 28,603 32,40 7 38,18 0 CTCP khác 59,577 89,996 110,354 132,788 158,499 Công ty hợp danh - - 0.41 02 - DNTN 8,719 6,270 6,307 6,662 6,870

DNTN có vốn đầu tư nước ngồi 8,412 8,720 8,391 7,041 7,836 Kinh tế tập thê 353 380 351 500 442 Tổng dư nợ tín dụng trong cho vay DN 224,360 255,611 291,56 9 332,643 364,596 Tổng dư nợ tín dụng 254,192 293,937 339,92 3 391,035 445,693 25

ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của BIDV vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn. BIDV cịn ln duy trì đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm tốn và định hạng tín nhiệm quốc tế. Hệ số tỷ lệ an tồn vốn CAR ln duy trì >9% theo u cầu của NHNN, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định. Đây là kết quả của sự nỗ lực của ban lãnh đạo, các bộ phận, phòng ban BIDV trên toàn hệ thống, khẳng định thương hiệu, uy tín của BIDV trong ngành.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 746 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w