Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

1.3. Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.3.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoà

1.3.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh ngoài quốc doanh

Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của NNT, nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.

Do điều kiện KTXH mỗi vùng một khác nhau nên công tác quản lý thuế GTGT ở mỗi cục, chi cục có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện tại đó và tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp, bộ phận.

Trong công tác quản lý thuế GTGT, các CQT phải có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, hải quan, quản lý thị trường, ủy bạn huyện/xã, các sở ban ngành…để đảm bảo triệt để quản lý nguồn thu.

Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của CQT cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy định của các luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế được cơng bằng, bình đẳng.

Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và

điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa CQT với tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa CQT các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (NNT) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế cịn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước cơng việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Do đó, hồn thiện pháp luật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.

Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp.

Quản lý thuế là hoạt động của nhà nước mà CQT là đại diện thông qua hệ thống bộ máy, chính sách pháp luật và các quy trình quản lý thu để tổ chức, điều hành, động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Mục tiêu của quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng thường được tính bằng các chỉ tiêu cụ thể như số thuế thu trong một thời gian nhất định, trên cơ sở tỉ lệ huy động nguồn thu từ thuế vào NSNN đồng thời nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế.

Mục tiêu của quản lý thuế GTGT các DN ngoài quốc doanh:

Thứ nhất là huy động đầy đủ số thu cho NSNN, không ngừng phát triển nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước đều dựa vào NSNN trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu. Trong đó, thuế GTGT lại chiếm một phần rất quan trọng. Do đó làm tốt cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng sẽ giúp việc thực hiện những chức năng nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trên tất cả lĩnh vực của xã hội như đầu tư cho cơ sở hạ tầng,

giao thông đô thị, đảm bảo phúc lợi xã hội, giáo dục y tế. Chính sách thuế GTGT có tác động điều tiết nền kinh tế, qua đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai là tăng cường ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật thuế và ý thức pháp luật cho các thành phần trong nền kinh tế, tăng cường tun truyền, hỗ trợ NNT để họ có thể hình thành thói quen tn thủ pháp luật của các DN, các cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với các DN NQD, chính sách thuế GTGT của nhà nước luôn là mối quan tâm sâu sắc nhất. Nền kinh tế thị trường có thể phát huy mọi tiềm năng, giải phóng sức sản xuất nhưng cũng tạo ra những tiêu cực như trốn, lậu thuế,... Nếu như có thể nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT với các DN NQD, để các DN NQD tuân thủ luật thuế, từ đó tạo ra thói quen tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là phát huy tốt nhất vai trị của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng trong nền kinh tế. Quản lý thuế có vai trị quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước. Chính sách thuế GTGT có ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu đầu vào, từ đó tác động tới giá thành sản xuất. Chính sách thuế GTGT lại có thể ảnh hưởng đến giá bán đầu ra, quyết định đến sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với hàng hố. Tóm lại, thơng qua thuế suất và đối tượng chịu thuế, NNT, nhà nước có thể tác động một cách mạnh mẽ vào hoạt động SXKD của các DN.

Tuy vậy sự can thiệp của Nhà nước chỉ thực sự hiệu quả khi thực hiện tốt quản lý thuế GTGT. Bởi ở góc độ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, các mục tiêu của Nhà nước và lợi ích của DN khơng phải bao giờ cũng thống nhất. Trong khi đó, Nhà nước với tư cách đại diện cho ý chí tồn bộ xã hội ln được đặt lên vị trí hàng đầu.

Thứ tư là quản lý thuế GTGT góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh ổn định, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế. Trên góc độ quản lý nhà nước, tất cả các DNNQD phải bình đẳng và có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ việc nộp thuế và các nguồn thu khác cho NSNN. Tuy nhiên thực tế các DNNQD có thể thực hiện rất khác nhau về nghĩa vụ đóng góp, có DN thực hiện nghiêm chỉnh,

song cũng có DN khơng thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế. Điều đó dẫn tới sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các DN. Trên nguyên tắc, nhà nước có vai trị là người trọng tài, không được thiên vị. Do vậy, quản lý thuế GTGT khi được thực hiện đầy đủ tới mọi NNT sẽ tạo ra sự công bằng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các DN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w