1.3. Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.2. Quản lý thuế GTGT với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thành phần kinh tế NQD là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các đơn vị, DN NQD bao gồm: DN tư nhân, công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty liên doanh và các đơn vị theo hình thức Hợp tác xã.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các DN NQD đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định. Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động cho thành phần này, số lượng các DN NQD ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Theo cơng bố của Tổng Cục Thống kê, đến hết tháng 12/2014, cả nước có hơn 400.000 DN đang hoạt động và là con số cao nhất kể từ năm 2011. Trong số đó, hơn 3.100 DN thuộc khu vực Nhà nước; hơn 11.300 DN thuộc khu vực vốn đầu tư nước ngoài và gần 387.000 DN khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Hệ thống doanh nghiệp ngồi quốc doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Hình 1.1. Hệ thống DN ngồi quốc doanh
DN NQD có vai trị to lớn trong việc góp phần vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sự phát triển phong phú đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ đã tác động đến thành phần DN Nhà nước, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế làm cho nền kinh tế trở nên năng động, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà
nước phải thay đổi nhanh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường nói chung. Chính vì thế, quản lý thuế đối với các DN NQD nói chung và với sắc thuế GTGT nói riêng là vơ cùng quan trọng. Để thuế GTGT phát huy hết vai trò của nó thì tăng cường cơng tác quản lý thuế GTGT đối với các DN đặc biệt là DN NQD là rất cần thiết. Sự cần thiết này xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ bản chất, vai trò của DN NQD:
DN NQD đang dần trở thành một trong những nhân tố chính, quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trên các mặt sản xuất, dịch vụ, công nghệ…. DN NQD đóng góp khơng nhỏ vào q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của DN NQD ảnh hưởng tỷ lệ thuận rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, đảm bảo và tạo điều kiện phát triển KTXH. Để đảm bảo cho nguồn thu ngân sách được ổn định, nhiệm vụ của ngành thuế là hết sức quan trọng. Thuế GTGT là một sắc thuế đem lại số thu lớn thường xuyên ổn định cho NSNN, hàng năm thu từ sắc thuế này chiếm trên 20% tổng thu từ thuế, do vậy tăng cường quản lý thuế GTGT là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa. DN NQD với sự phát triển hết sức đa dạng và quy mơ ngày càng lớn thì số thu từ thuế ở khu vực kinh tế sẽ ngày trở lên quan trọng cần có sự quan tâm đúng mức. Do vậy cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT từ DN NQD để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Thứ ba: Xuất phát từ đặc điểm thuế GTGT:
Thuế GTGT là một sắc thuế lớn, áp dụng cho rất nhiều đối tượng khác nhau nên trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi vướng mắc, khó khăn cần giải quyết. Cho dù một hệ thống thuế có cơ cấu hợp lý, rõ ràng, tính khả thi cao nhưng quản lý kém sẽ không phát huy được hiệu quả. Do vậy, cần tăng cường quản lý để phát huy hiệu quả của thuế GTGT và đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Đặc biệt DN NQD cũng không kém phức tạp, số lượng nhiều, cho nên việc quản lý thuế GTGT của DN NQD càng cần được tăng cường hơn nữa,
Quản lý thuế GTGT đối với DN NQD là hoạt động của nhà nước mà CQT là đại diện thông qua hệ thống bộ máy, chính sách pháp luật và các quy trình quản lý thu để tổ chức, điều hành, động viên một phần thu nhập của DN NQD vào NSNN nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Quản lý thuế GTGT với DN NQD là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các DN NQD đảm bảo đúng theo quy định của Luật Thuế GTGT. Quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, quản lý thuế GTGT đối với DN NQD là quản lý bằng pháp luật. Hoạt động quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD được quy định cụ thể trong pháp luật quản lý thuế. Theo đó, việc quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của NNT và quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyết định đơn phương của cơ quan quản lý thuế là chủ yếu. Đối tượng nộp thuế phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan quản lý thuế. Nếu không chấp hành, đối tượng nộp thuế sẽ phải chịu phạt theo luật định.
Thứ ba, quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD là hoạt động mang tính chất kỹ thuật, chặt chẽ. Nộp thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng là nghĩa vụ của các đơn vị SXKD. Hơn nữa, thuế GTGT bản chất là sắc thuế thu trên GTGT, đánh trên người tiêu dùng, tuy nhiên lại gây ra một số phản ứng từ đơn vị phải nộp thuế. Vì vậy để thu được đầy đủ thuế khơng phải là điều dễ dàng, đòi hỏi cán bộ ngành thuế phải có chun mơn nghiệp vụ trong quản lý thu thuế