1.3. Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.3. Quy trình, nội dung cơng tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp
nghiệp ngồi quốc doanh
Theo khoa học quản lý, thì hoạt động quản lý nói chung bao gồm: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; hạch toán và kiểm tra kiểm soát. Nội dung quản lý thuế GTGT là việc thực hiện theo quy định trình tự, thủ tục các bước cơng việc phải làm
để quản lý thu thuế GTGT. Việc thực hiện các quy trình quản lý phản ánh chất lượng quản lý của CQT và tác động đến kết quả thu thuế GTGT.
Quy trình cơng tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD bao gồm các công tác sau: (1) quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; (2) quản lý hồn thuế, miễn thuế, giảm thuế; (3) xố nợ tiền thuế, tiền phạt; (4) quản lý thông tin về NNT; (5) kiểm tra, thanh tra thuế; (6) cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; (7) xử lý vi phạm pháp luật thuế; (8) giải quyết khiếu nại tố cáo.
a. Quản lý đăng ký cấp mã số thuế
Đăng ký thuế, cấp mã số thuế là khâu đầu tiên, quan trọng trong quản lý thuế. Quản lý tốt NNT sẽ giám sát, theo dõi quá trình hoạt động của DN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế của NNT, đảm bảo thu thuế đúng luật định, tạo điều kiện cho DN phát triển, từ đó giúp CQT có cơ sở hoạch định các nguồn thu cho NSNN.
Mỗi DN chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại.
Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phát sinh.
Quy trình cấp MST cho DN:
- Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế - Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế
- Trả kết quả đăng ký thuế cho NNT
- Nhận kết quả cấp mã số NNT từ Sở kế hoạch đầu tư
b. Quản lý khai thuế
Nội dung của quản lý khai thuế:
- CQT tiếp nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai phát hiện các lỗi kê khai sai để hướng dẫn DN điều chỉnh kịp thời, xác định nghĩa vụ thuế theo kê khai của DN.
- DN khai thuế dựa trên nguyên tắc khai chính xác, trung thực, đầy đủ nội dung trong tờ khai theo mẫu quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu trong hồ sơ khai thuế.
- DN được khai bổ sung hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót nhưng phải trước khi CQT cơng bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở DN.
* Quy trình quản lý khai thuế:
- Quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT - Xử lý hồ sơ khai thuế
+ Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế + Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Nhập hồ sơ khai thuế vào CSDL của CQT
+ Hạch toán nghĩa vụ thuế do NNT tự tính, tự kê khai trên hồ sơ khai thuế + Kiểm tra lỗi trên hồ sơ khai thuế
+ Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT
+ Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT
+ Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của NNT do CQT nhầm lẫn, sai sót. + Lưu hồ sơ khai thuế của NNT
c. Quản lý thu nộp tiền thuế
Trong công tác quản lý việc nộp thuế, CQT quy định cụ thể về thời hạn nộp thuế; đồng tiền nộp thuế; địa điểm và hình thức nộp thuế; thứ tự thanh toán tiền thuế; xác định ngày nộp thuế; xử lý số tiền thuế nộp thừa; nộp thuế trong thời gian khiếu nại, khiếu kiện; gia hạn nộp thuế
*Quy trình:
- Tiếp nhận chứng từ nộp thuế tại KBNN
- Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định
- Chuyển tiền thuế từ TK tạm giữ của CQT vào TK thu ngân sách Nhà nước - Phân bổ và thông báo chứng từ nộp thuế được nộp tại Sở giao dịch KBNN
d. Quản lý cưỡng chế nợ thuế
CQT có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế của DN, có biện pháp đơn đốc kịp thời DN nộp thuế vào NSNN theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Quy trình cơng tác quản lý cưỡng chế nợ thuế được chi tiết như sau: - Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế
- Thu thập thông tin, xác minh và kiểm tra tính chính xác của thơng tin - Tổ chức thực hiện cưỡng chế
- Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế
e. Quản lý hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế trực tiếp thực hiện hoàn thuế cho DN bao gồm xác định trường hợp được hoàn thuế, cách thức xử lý và hình thức hồn thuế, xác định số tiền thuế được hoàn và thủ tục hoàn thu.
- Hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT: Lập chứng từ chi tiền, kèm theo quyết định hoàn thuế gửi kho bạc nhà nước đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho NNT. Theo dõi, tiếp nhận chứng từ chi hoàn thuế do KBNN chuyển sang để cập nhật và thực hiện kế toán sổ thuế đã hoàn cho NNT.
- Hoàn trả số tiền thừa từ NSNN
- Thoái trả tiền thuế đã nộp vào TK tạm giữ cho NNT theo quyết định giải quyết khiếu nại về thuế
f. Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế
Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế tốn hóa đơn chứng từ, việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra thuế: xác định tính đúng đắn, độ chính xác của các tờ khai thuế với tình hình thực tế kinh doanh, phát hiện những sai sót và bất hợp lý trong tờ khai, các thủ đoạn trốn lậu thuế của DN, việc mở sổ kế toán và hạch tốn doanh thu, chi phí, kết quả SXKD.
* Thanh tra thuế:
Việc thanh tra chỉ được tiến hành đối với trường hợp DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi rộng, khi DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Lập kế hoạch thanh tra năm:
+ Đánh giá, phân tích, lựa chọn đối tượng lập kế hoạch theo năm + Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra
- Tổ chức thực hiện thanh tra tại trụ sở của NNT + Chuẩn bị thanh tra
+ Công bố quyết định thanh tra thuế
+ Phân công việc và lập nhật ký thanh tra thuế
+ Thực hiện thanh tra trong các nội dung trong quyết định thanh tra + Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra + Lập biên bản thanh tra thuế
+ Công bố công khai biên bản thanh tra thuế - Xử lý kết quả sau thanh tra
* Kiểm tra thuế
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn giảm, số tiền thuế được hồn...
+ Thu thập, khai thác thơng tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế + Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của NNT: Kiểm tra trong trường DN khơng giải trình bổ sung thơng tin tài liệu khi CQT yêu cầu, không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình, bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; kiểm tra theo kế hoạch phân tích hồ sơ khai thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế,...
+ Kiểm tra tại trụ sở của NNT + Lập biên bản kiểm tra + Xử lý kết quả kiểm tra
Kể từ năm 2007, khi thực hiện cơ chế tự kê khai nộp thuế, nguy cơ trốn lậu thuế, thất thoát thuế lớn hơn. Chính vì thế, cơ chế này địi hỏi cơ sở vật chất cũng như trình độ quản lý của CQT phải được nâng cao. CQT cần phải đổi mới hoạt động thanh tra – dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự nộp.
Để hạn chế thất thu thuế, CQT phải thực hiện tốt các công tác, đặc biệt thanh tra, kiểm tra thuế cần được chú trọng và thực hiện chặt chẽ hơn nữa.