Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 99 - 104)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.6.2.1. Những hạn chế

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng quản lý thuế GTGT các DN NQD tại CCT quận Ba Đình vẫn cịn những hạn chế. Biểu hiện cụ thể là:

- Còn rất nhiều DN đã ký kinh doanh nhưng không thực hiện kê khai thuế. Quy trình đăng ký thuế vẫn cịn rườm rà, nhiều thủ tục bất cập, chưa đồng bộ.

- Trang web ngành thuế và hệ thống đăng ký thuế không cập nhật kịp thời do thông tin NNT không đầy đủ hoặc do không bổ sung kịp thời. Bên cạnh đó, hệ thống trao đổi giữa CQT và Sở kế hoạch đầu tư còn chậm; sự phối kết hợp giữa các bộ phận chức năng chưa cao.

- Tình trạng trạng thất thu thuế GTGT vẫn cịn xảy ra. Một bộ phận NNT vẫn có các hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, hoá đơn bất hợp pháp đã bị lợi dụng để kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế đang diễn ra ngày càng phức tạp nhưng chưa có nhiều biện pháp thật sự hữu hiệu để phát hiện, xử lý, ngăn chặn gây thất thu cho NSNN.

- Công tác quản lý kê khai và kế tốn thuế vẫn cịn lỏng lẻo, chưa theo sát thực tế. Công tác tổ chức thu thập thông tin từ DN chưa tốt nên cịn thiếu căn cứ xác định tính trung thực, chính xác trong việc kê khai của NNT; nhiều trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp nhưng chưa được làm rõ;

- Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp thu nợ, tuy nhiên nợ thuế ngày càng tăng. Việc rà soát, đối chiếu, theo dõi, xử lý nợ giữa các bộ phận chức năng mặc dù đã được chú trọng hơn trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế điều chỉnh đối với một số trường hợp gia hạn nộp thuế, xoá nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, phạt chậm nộp cịn hạn chế, khó khăn trong q trình triển khai, thực hiện.

- Cơng tác thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng, đẩy mạnh, tuy nhiên do số lượng DN mà chủ yếu là DN NQD trên địa bàn quận ngày càng tăng nhanh nên rất khó có thể thực hiện thanh tra, kiểm tra được toàn bộ các DN. Hơn nữa, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của CQT vẫn cịn nhiều hạn chế, trình độ chun mơn của cán bộ thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa thực sự trở thành cơng cụ có hiệu lực và hiệu quả để chống thất thu ngân sách cũng như răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Trong công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm chưa tổng hợp, thống kê các trường hợp: lợi dụng hóa đơn để trốn thuế; dùng hóa đơn để chiếm đoạt tài sản Nhà nước; sử dụng hóa đơn giả, …

3.6.2.2. Ngun nhân của hạn chế

+ Chính sách thuế chưa có tính ổn định, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung nhiều vì vậy đã phần nào ảnh hưởng đến cơng tác dự báo, tổ chức thực hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến số thu nộp ngân sách.

+ Thuế GTGT đang áp dụng 3 nhóm thuế suất là 0%, 5% và 10%. Khoảng cách về sự chênh lệch các mức thuế suất như thế là tương đối lớn, một điểm khác nữa là trong cùng một nhóm hàng hố, sản phẩm có hai mức thuế khác nhau, điều này dễ nhầm lẫn và khó khăn cho NNT. Đối với DN có thể do là sự nhầm lẫn khơng cố ý, nhưng về góc độ của CQT có quyền xem đó là hành vi gian lận về thuế, mà nguyên tắc xử lý vi phạm về thuế thì ngồi khoản truy thu cịn phải tính đến khoản bị phạt và thơng thường số tiền bị phạt thì bằng với phần truy thu thuế.

+ Việc Luật thuế GTGT ở Việt Nam sử dụng nhiều mức thuế suất như hiện nay làm cho vấn đề áp dụng thuế suất để tính thuế GTGT trở nên rất phức tạp và đây cũng là điểm nhạy cảm dễ xảy r a sự tranh cãi giữa NNT và CQT trong việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT.

- Nguyên nhân do tổ chức thực hiện công tác quản lý

+ Địa bàn quản lý rộng, nguồn nhân lực hạn hẹp, trình độ chun mơn cán bộ chưa đồng đều chưa thể đáp ứng hết yêu cầu hỗ trợ, quản lý và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của các đơn vị kinh tế.

+ Ý thức chấp hành của một số NNT chưa tốt, đặc biệt trong việc tự giác kê khai đúng chính sách pháp luật thuế và nộp ngân sách kịp thời. Khu vực kinh tế NQD ngày càng tăng nhưng đặc điểm cơ bản của các DN trong khu vực kinh tế NQD là sở hữu tư nhân, trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, làm cho công tác quản lý thuế phức tạp và gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng về thuế GTGT liên quan đến quyền lợi của mình chưa cao. Theo quy định thì khi mua hàng có trị giá từ 200.000 đồng trở lên DN bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT, nhưng do tâm lý không muốn chờ đợi, số tiền trả cho món hàng khơng nhiều và khơng cần hóa đơn GTGT nên người tiêu dùng hiện nay vẫn không quan tâm lắm đến việc DN có xuất hóa đơn

GTGT hay khơng. Thói quen này khơng những vơ tình tiếp tay cho các DN có thể thực hiện hành vi gian lận thuế khơng bị ảnh hưởng gì đến việc bán hàng mà cịn ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người tiêu dùng.

+ Số lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ cịn ít, dẫn đến số lượng DN được thanh tra, kiểm tra, được hướng dẫn chưa nhiều, vì vậy sẽ cịn nhiều trường hợp NNT vi phạm pháp luật về thuế nhưng chưa được phát hiện để hướng dẫn và xử lý kịp thời.

+ Một số cán bộ thiếu kiên định đã bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc khi các cán bộ thuế bỏ qua các hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh đã dẫn đến hiện tượng thất thu thuế.

- Nguyên nhân khác

+ Khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thối kinh tế trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN dẫn đến nguồn thu giảm và tình trạng nợ đọng tăng lên.

+ Một số ứng dụng Tin học đang được ứng dụng tại CCT vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Mặt khác Chính sách thuế thường xuyên thay đổi liên tục, những ứng dụng Tin học của Tổng Cục thuế trên cơ sở phần mềm hiện có đơi khi khơng được cập nhật, nâng cấp chuyển đổi kịp thời.

+ Sự phối kết hợp giữa ngành thuế với các ngành, các cấp còn chưa tốt, đặc biệt trong công tác rà sốt nguồn thu, rà sốt quản lý NNT và cơng tác cưỡng chế thu nợ đọng thuế. Công tác quản lý thuế GTGT hiện nay vẫn cịn là một trong những cơng tác quản lý khó khăn và phức tạp nhất. Do thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng nên cơng tác quản lý để tránh tình trạng thuế chồng lên thuế hay tình trạng trốn thuế địi hỏi phải có sự gắn kết, phối hợp một cách chặt chẽ đồng bộ giữa CQT với CQT và với các cơ quan có thẩm quyền liên quan khác như Hải quan, Ngân hàng, Quản lý thị trường……Hiện nay, sự liên kết giữa CQT và các cơ quan chức năng Hải quan, Ngân hàng, Quản lý thị trường…… vẫn còn rời rạc và

còn có phần thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các công việc liên quan đến các vấn đề về thuế.

+ Thời hạn và quyền hạn cho công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT còn hạn chế. Theo Điều 77, 78 của Luật quản lý thuế: 1 năm CQT chỉ có thể tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT một lần, còn đối với trường hợp kiểm tra tại trụ sở CQT thì 1 năm CQT có thể tiến hành mời NNT lên kiểm tra, giải trình nhiều lần nếu thấy NNT có dấu hiệu gian lận về thuế. Riêng trường hợp thanh tra thuế theo

điều 81 Luật quản lý thuế: CQT chỉ tiến hành thanh tra thuế đối với DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng hoặc khi DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế định kỳ 1 năm không quá 1 lần. Với số lượng đơn vị kinh tế nhiều và địa bàn rộng, cơng tác kiểm tra, thanh tra chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn theo đúng quy định và vẫn cịn có một số hạn chế về mặt quyền hạn của cán bộ kiểm tra, thanh tra thì khó có thể đánh giá hết được sự sai phạm của NNT là ở mức nào để có hình thức xử lý thích đáng.

+ Hiện tượng gian lận, trốn thuế GTGT của các cá nhân, tổ chức kinh tế ngày càng tinh vi. Một trong những hình thức gian lận đó là bán hàng khơng xuất hóa đơn, tình trạng này khơng chỉ diễn ra ở các DNTN vừa và nhỏ mà còn ngang nhiên diễn ra ở các cơng ty và DN lớn. Với đủ các hình thức từ việc xuất phiếu xuất hàng cho khách hàng chỉ ghi “phiếu xuất hàng ngày chỉ có giá trị để xuất hóa đơn GTGT trong vịng 10 ngày kể từ ngày mua” để hợp thức hóa nếu như CQT kiểm tra cho đến việc công khai xuất phiếu giao hàng cho khách mà khơng hề quan tâm đến việc CQT có kiểm tra hay khơng chứng tỏ các đối tượng này rất “liều lĩnh”. Hình thức trên có thể vẫn cịn sơ sót sẽ bị phát hiện khi CQT kiểm tra nhưng những thủ đoạn như xuất hàng bán ra với giá thấp hơn nhưng ghi trên phiếu xuất hàng là “hàng bị lỗi, hư hỏng” phải bán lỗ thì cũng đâu ai có thể kiểm tra được chất lượng thật sự món hàng đó như thế nào. Một hình thức gian lận nữa đó là lập các hồ sơ xuất khẩu khống để được áp mức thuế suất đầu ra là 0% nhưng vẫn được khấu trừ thuế đầu vào. Hình thức này các đối tượng cần có sự thơng đồng với phía cán bộ hải quan nên để xác minh được những hồ sơ này có thật hay khơng là rất khó.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w