Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuế Quận Ba Đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khái quát về Chi cục thuế quận Ba Đình

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuế Quận Ba Đình

3.2.2.1. Chức năng

CCT Ba Đình là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.2.2.2. Nhiệm vụ

CCT quận Ba Đình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về cơng tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chun mơn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của CCT.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của CCT: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đơn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin NNT; xây dựng hệ thống thông tin về NNT trên địa bàn; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng CCT;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hồn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với CQT để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT;

- Bồi thường thiệt hại cho NNT do lỗi của CQT, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thơng tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của CCT.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng CCT theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của CCT.

- Quản lý bộ máy, biên chế lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.2.3. Mơ hình tổ chức quản lý của Chi cục thuế quận Ba Đình

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CCT:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế quận Ba Đình CHI CỤC TRƯỞNG

CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ

- Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

- Đội thuế liên phường Khương Đình -Khương Mai- Phương Liệt.

- Đội thuế liên phường Nhân Chính- Thượng Đình- Hạ Đình.

- Đội thuế liên phường Ba Đình Bắc- Ba Đình Nam -Kim Giang. - Phụ trách khối cá thể. - Phụ trách chung khối DN - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai KKT và Tin học

- Đội tuyên truyền - hỗ trợ NNT - Ấn chỉ

- Đội kiểm tra thuế số 1 - Bộ phận một cửa một dấu. - Đội kiểm tra nội bộ - Đội điều hành cơng tác tổ chức cán bộ - Phụ trách chung tồn bộ hoạt động của Chi cục.

- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác

- Đội kiểm tra thuế số 2 - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ (khơng phụ trách mảng tổ chức cán bộ). Nguồn: CCT Quận Ba Đình

3.2.4. Trình độ cán bộ và trang thiết bị

Về tổ chức cán bộ, hiện nay, CCT quận Ba Đình có tổng 168 cán bộ và 11 lao động hợp đồng. Trong đó có 5% cán bộ có trình độ sau Đại học, 83% cán bộ có trình độ Đại học, 12% cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp.

Từ năm 2012, ngành thuế đã được trang bị cho cán bộ phương tiện làm việc theo hướng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, lâu dài cho cán bộ công chức ngành thuế nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thu thuế.

3.2.5. Tình hình thực hiện dự tốn thu ngân sách DN ngồi quốc doanh giai đoạn 2014 – 2016

3.2.5.1. Số liệu về các DN NQD hoạt động trên địa bàn quận Ba Đình

Cùng chu kỳ tăng trưởng với số DN NQD trên cả nước và thành phố Hà Nội, số DN NQD hoạt động trên quận Ba Đình tăng qua các năm.

Bảng 3.1. Số lượng DN NQD theo loại hình kinh tế Loại hình kinh tế

Cổ phần

Cơng ty hợp danh DN tư nhân

Đầu tư nước ngồi Trách nhiệm hữu hạn Tổng

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2014, 2015, 2016- CCT quận Ba Đình)

Qua bảng 3.1 có thể thấy số lượng DN NQD trên quận Ba Đình tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 tăng 926 DN so với năm 2014, tương ứng mức tăng 14,74%; năm 2016 số DN tăng 1.882 DN, tương ứng mức tăng 26,1%. Có sự tăng lên này là do: thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng, kéo theo sự ra đời của các DN; thứ 2, do quận Ba Đình là một trong các quận nội thành Hà Nội, có mơi trường đầu tư tốt, lành mạnh nên thu hút được nhiều DN tham gia.

Về loại hình kinh tế, DN NQD tại quận Ba Đình có mặt ở đầy đủ các loại hình: Cổ phần, Cơng ty hợp danh, DN tư nhân, Đầu tư nước ngồi, Trách nhiệm hữu hạn... thể hiện mơi trường đầu tư đa dạng trên địa bàn. Trong số các loại hình này, Cơng ty TNHH và cơng ty Cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây cũng là xu thế chung của sự phát triển các DN NQD ở nước ta. DN NQD tăng lên là tín hiệu tốt, giúp tăng cường được nguồn thu. Tuy nhiên, cũng đặt ra thách thức cho Chi cục trong việc thực hiện thu thuế và quản lý thu thuế.

Bảng 3.2. Số lượng DN NQD theo phương pháp tính thuế Phương pháp tính thuế

Khơng phải nộp thuế GTGT Phương pháp khấu trừ

Phương pháp trực tiếp trên doanh số Phương pháp trực tiếp trên GTGT

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2014, 2015, 2016- CCT quận Ba Đình)

Ta có thể thấy, với số lượng DN NQD đơng, ở quận Ba Đình có nhiều hình thức tính thuế GTGT. Trong đó, số DN khơng phải nộp thuế GTGT ngày càng tăng. Từ 101 DN không phải nộp thuế GTGT năm 2014 đến 140 DN năm 2015 và đến năm 2016 đã đạt 178 DN. DN không phải nộp thuế GTGT là không hiếm, theo quy định có 7 trường hợp DN khơng phải kê khai và nộp. Tuy nhiên CCT Ba Đình cũng cần chú ý đến các DN này, tránh trường hợp lợi dụng kẽ hở trốn thuế, lậu thuế, gây thất thu thuế.

Với các phương pháp tính thuế khác nhau cũng cần các biện pháp quản lý khác nhau, CCT quận Ba Đình cần làm chặt, có sự linh hoạt để việc quản lý thuế GTGT trên địa bàn là hiệu quả, và đạt kết quả cao nhất.

3.2.5.2. Tình hình thực thiện dự tốn thu ngân sách DN NQD

CCT Ba Đình được giao nhiệm vụ quản lý thu tất cả các nguồn thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn quận. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, mặc dù gặp khơng ít

khó khăn, nhưng các cán bộ cơng chức trong Chi cục đã hết sức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Có thể tổng hợp kết quả thu thuế GTGT đối với các DN NQD trên địa bàn quận Ba Đình trong giai đoạn 2014-2016 đến nay qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Kết quả thu thuế và thuế GTGT với các DN NQD quận Ba Đình

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu thu Số thu Thu 2.223 NQD Thuế GTGT 1.285 NQD

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2014, 2015, 2016- CCT quận Ba Đình)

Có thể thấy, kết quả thu thuế và thuế GTGT với DN NQD đều tăng qua các năm, đây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện công tác quản lý thuế đang thực hiện tốt. Việc thu các sắc thuế trong năm 2014 và 2015 đều vượt so với dự toán, tuy nhiên đến 2016, thuế thu về chỉ đạt 75% so với dự toán. Trong phần thuế thu của DN NQD, thuế GTGT luôn chiếm phần lớn (hơn 50%), khẳng định vai trị của thuế GTGT trong đóng góp ngân sách. Đến năm 2016, mặc dù tổng thu thuế khơng đạt dự tốn nhưng thu thuế GTGT vượt dự tốn 12%, CCT Ba Đình cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

3.3. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh ở Chi cục thuế quận Ba Đình, giai đoạn 2014 – 2016 doanh ở Chi cục thuế quận Ba Đình, giai đoạn 2014 – 2016

Căn cứ vào Luật quản lý thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được NNT. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT.

Quản lý NNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý NNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Cũng thông qua công tác quản lý NNT, CCT sẽ nắm vững được tình hình hoạt động các DN trên địa bàn, giúp cho việc lập kế hoạch thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của CQT.

Như vậy mục tiêu đề ra của CCT quận Ba Đình trong quản lý NNT là: - Có được thơng tin của tồn bộ ĐTNT trên địa bàn quận

- Nắm được tình hình hoạt động của các ĐTNT

- Có kế hoạch thu thuế sát với tình hình thực tế của các DN trên địa bàn. Hiện nay các DN do CCT quận Ba Đình quản lý bao gồm 4 loại hình DN chính: DN nhà nước Trung ương, DN nhà nước địa phương, DN có vốn đầu tư nước ngồi và DN NQD trong đó khu vực DN NQD chiếm tỷ trọng khoảng 95% trong cơ cấu DN.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục thuế, CCT quận Ba Đình đã tuân thủ thực hiện đúng quy trình quản lý NNT theo quy định, nghiêm chỉnh thực hiện quy trình cấp MST và đảm bảo đúng thời hạn cho các DN. Hơn nữa, các cán bộ quản lý ln theo dõi sát sao tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của các DN, nắm bắt kịp thời những DN mới ra kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế để đôn đốc DN thực hiện quy định về đăng ký thuế, nắm bắt những DN tự ý thay đổi địa điểm kinh doanh, trụ sở làm việc mà không khai báo với CQT...

Trên thực tế, với số lượng các DN mà chủ yếu là DN NQD ngày càng gia tăng nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, cùng với những khó khăn chủ quan thuộc về nguồn nhân lực quản lý thuế, CCT quận Ba Đình chưa thể kiểm sốt hết tồn bộ hoạt động của các DN NQD trên địa bàn, còn xảy ra một số tình trạng sau:

- Các DN NQD vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh với mục đích chủ yếu là nâng cao lợi nhuận của mình. Tình trạng này diễn ra sẽ làm cho NSNN bị thất thu, đặc biệt là thuế GTGT.

- Các DN bỏ, nghỉ kinh doanh: khi các DN bỏ, nghỉ kinh doanh nhưng chỉ thơng báo cho CQT đóng MST mà khơng hề báo cho cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy khi đội quản lý thị trường có kiểm tra thì DN vẫn có đủ giấy tờ hợp lệ mà khơng phải nộp thuế. Thực tế này khơng chỉ gây khó khăn cho CQT trong công tác quản lý thu thuế GTGT mà còn làm thất thu cho NSNN.

Trước thực trạng như vậy, trong những năm qua, ngành thuế không ngừng cố gắng bám sát mọi ĐTNT để tránh bỏ sót nguồn thu thơng qua hàng loạt các giải pháp như: Kết nối hệ thống ứng liên thông “một cửa” với Sở kế hoạch và đầu tư để xác thực việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tại CCT quận Ba Đình đã triển khai Hệ thống đăng ký thuế tập trung (TMS) nhằm quản lý việc cấp mới, đóng MST; thay đổi thơng tin về địa điểm, ngành nghề kinh doanh... cho NNT; ngồi ra cịn thực hiện chương trình quản lý thuế trên hệ thống máy tính gồm: nhận tờ khai, in thơng báo thuế ... theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu thông tin cho Lãnh đạo Cục thuế và cấp trên trong công tác chỉ đạo quản lý thu thuế. Đặc biệt hệ thống mạng công nghệ thông tin tại Văn phịng CCT và trong tồn ngành luôn luôn thông suốt, kết nối liên tục nhằm đảm bảo việc theo dõi, cung cấp số liệu về NNT được chính xác và kịp thời.

Để quản lý NNT, CCT quận Ba Đình đã kết hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w