Tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 111 - 113)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh

4.1.3. Tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động kiểm soát

- Duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hoạt động quản lý ngân hàng, là nền tảng cho hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh, giúp cho ngân hàng đạt mục tiêu kinh doanh, tăng tính tin cậy của các thơng tin. hệ thống KSNB tốt giúp ngân hàng tuân thủ luật lệ, quy định của các cơ quan quản lý. Để hệ thống KSNB thực sự có hiệu quả, ý nghĩa thì các thủ tục KSNB phải sát thực, đi vào hoạt động hàng ngày của mọi cá nhân và phải đƣợc nhà quản lý giám sát tính hiệu lực một cách liên tục.

- Ngân hàng cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các văn bản nội bộ hƣớng dẫn, điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ theo đặc điểm riêng của ngân hàng

dựa trên các văn bản hƣớng dẫn của ngân hàng Nhà nƣớc. Ngoài ra ngân hàng nên tổ chức các buổi hội thảo rà soát, xây dựng các sơ đồ qui trình nghiệp vụ, cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết các phần hành, nghiệp vụ để nhân viên dễ thực hiện. Qua quá trình lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ giúp ngân hàng phát hiện ra rủi ro tiềm ẩn để đặt các chốt kiểm sốt thích hợp đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm các chốt kiểm soát để tăng khả năng hỗ trợ kiểm soát tự động.

- Tăng cƣờng cài đặt các cơ chế kiểm tra, tự kiểm tra trên phần mềm thực hiện các nghiệp vụ và các kênh báo cáo sự cố tại các cấp để phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời các tồn tại trong quá trình tác nghiệp. Xây dựng các chƣơng trình hỗ trợ khai thác dữ liệu nhập để giám sát từ xa giúp cho nhà quản lý chủ động kiểm sốt đƣợc thơng tin, hoạt động của đơn vị.

- Trong hoạt động kiểm soát cần phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm trên nguyên tắc không để một cá nhân thực hiện tất cả các bƣớc của một quy trình nghiệp vụ. Điều này làm giảm thiểu cơ hội dẫn đến sai sót, nguy cơ xảy ra gian lận do cá nhân có trách nhiệm kiểm sốt đã lạm dụng quyền hạn hoặc nhân viên thông đồng với nhau hoặc bộ phận bên ngoài đơn vị.

- Vấn đề quan trọng, then chốt nhất trong hoạt động kiểm sốt chính là con ngƣời. Ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống tuyển dụng chặt chẽ, tập huấn đào tạo nghiệp vụ thƣờng xuyên kết hợp với việc kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Xây dựng cơ chế tố giác bí mật giúp nhà quản lý phát giác đƣợc cán bộ tha hóa, biến chất, gian lận.

- Dựa trên danh mục các rủi ro đƣợc tổng hợp, ngân hàng xây dựng chƣơng trình kiểm sốt rủi ro và phổ biến tới nhân viên các cấp.

- Đặt các chốt kiểm soát chặt chẽ ở các khâu trong quy trình cấp tín dụng, tránh rủi ro, sai sót xảy ra. Phải có sự thống nhất và phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp trong việc xét duyệt danh sách đối tƣợng là hộ nghèo, đối tƣợng chính sách. Tăng cƣờng cơng tác thanh tra, kiểm tra của Ban đại diện HĐQT NHCSXH để giảm bớt sai lệch trong việc xét duyệt cho vay. Thiết lập các bƣớc kiểm soát chéo.

- Tăng cƣờng ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, xây dựng cơ chế giám sát tự động, thƣờng xuyên, liên tục, hoạt động thống nhất có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót phát sinh.

- Nghiên cứu hồn thiện mơ hình tổ chức và chức năng của Ban kiểm soát thuộc HĐQT và ban kiểm tra nội bộ thuộc tổng giám đốc đảm bảo sự phối hợp hài hòa, tránh chồng chéo để hạn chế tối đa rủi ro kiểm soát. Về lâu dài xây dựng Ban kiểm soát độc lập với HĐQT và Tổng giám đốc để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của cơ chế giám sát.

- Cần tăng thêm biên chế, mỗi phịng giao dịch huyện nên bố trí một kiểm sốt viên. Hồn thiện và tn thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w