1.3. Các lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế
1.3.3. Lý thuyêt tăng trưởng nội sinh
Ở giai đoạn sau của lý thuyết tân cổ điển, những đại diện cho lí thuyết tăng trưởng mới như Romer và Lucas đã nhấn mạnh vào nghiên cứu và phát triển, phổ biến tri thức và ngoại ứng tích cực từ vốn nhân lực. Ngoài ra, họ cho rằng tỉ lệ tăng trưởng trong dài hạn được xác định bên trong mơ hình, vì vậy các mơ hình này cịn được gọi là mơ hình tăng trưởng nội sinh. Hàm sản xuất của mơ hình tăng trưởng nội sinh bao gồm ba yếu tố: tư bản, lao động là hai yếu tố vật chất và yếu tố thứ ba là vốn nhân lực hay còn gọi là yếu tố phi vật chất bao gồm kiến thức, kỹ năng của
31
người lao động tạo nên hiệu quả lao động hay năng suất nhân tố tổng hợp (Trần Thọ Đạt, 2010).
Các mơ hình tăng trưởng nội sinh ra đời đã giúp khắc phục hạn chế của mơ hình tăng trưởng tân cổ điển khi giải thích được quá trình thay đổi về cơng nghệ/năng suất bằng chính các tham số trong mơ hình. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cũng được làm rõ trong các lý thuyết này. Theo đó, xuất khẩu tác động tới TFP thơng qua tích lũy kiến thức, các ý tưởng, các cải tiến, tích lũy vốn con người và những ảnh hưởng ngoại ứng khácnhững yếu tố nội sinh duy trì tăng trưởng dài hạn. Hoạt động xuất khẩu, theo một cách đặc biệt, đã tạo ra những ngoại ứng cơng nghệ tích cực đối với tồn bộ nền kinh tế. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao đều được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Nhờ những tác động lan tỏa, xuất khẩu giúp các nền kinh tế mở tiếp cận rộng rãi hơn với kiến thức công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, làm tăng năng suất lao động và dẫn đến tăng trưởng kinh tế (Grossman and Helpman, 1991; Romer, 1990). Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng có thể tác động đến xuất khẩu thơng qua tăng năng suất nhờ khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô và thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Năm 1949, nhà kinh tế học người Hà Lan Petrus Johannes Verdoorn đã cơng bố kết quả nghiên cứu của mình về năng suất và tăng trưởng sản lượng trong một bài viết có tựa đề tiếng Anh là “On the Factors Determining the Growth of Labor Productivity” trên tạp chí kinh tế L’Industria của Italia. Nghiên cứu của Verdoorn đề cập đến mối quan hệ thống kê giữa tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động mà sau này được nhắc đến là Luật Verdoorn (Verdoorn’s Law). Luật Verdoorn cho rằng tồn tại mối quan hệ tích cực giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, đặc biệt là đối với khu vực sản xuất. Mối quan hệ này có thể được thể hiện như sau:
P = α + βQ + ε (β>0)
Trong đó, P và Q lần lượt là năng suất lao động và sản lượng của khu vực sản xuất; β là hệ số Verdoorn, giá trị dương của hệ số này cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa năng suất lao động và sản lượng; ε là phần dư.
32
Luật Verdoorn là cơ sở cho hầu hết các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu. Theo đó, sự tăng trưởng sản lượng nhanh hơn sẽ làm tăng năng suất do hiệu quả kinh tế theo qui mô. Do đó, một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng sẽ trải qua quá trình tăng năng suất. Nếu tiền lương khơng tăng tương xứng với mức tăng năng suất thì giá cả sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và do đó có tác dụng khuyến khích xuất khẩu (Sahn, 2012). Nghiên cứu của Helpman và Krugman (1985) cho rằng xuất khẩu có thể tăng lên nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô làm tăng năng suất. Tăng xuất khẩu tiếp tục cho phép mở rộng qui mơ, giảm chi phí và có thể cho kết quả đạt năng suất cao hơn nữa (Helpman and Krugman, 1985). Theo Bhagwati (1988) thì tăng trưởng kinh tế sẽ đẩy mạnh quá trình hình thành kỹ năng cũng như tiến bộ cơng nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, dẫn đến tăng lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia trên thị trường quốc tế và từ đó giúp mở rộng thương mại (Baranga, Thomas Hugh, 2009).