5.1. Dự báo triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
5.1.2. Định hướng phát triển chế biến, xuất khẩu thủy sản
a) Thủy sản là mũi nhọn xuất khẩu
Theo Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, năm 2020 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD; mục tiêu đến 2030, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030), tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%.
Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong đó, đặc biệt dịch bệnh có diễn biến phức tạp tại các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, dịch Covid-19 bùng
125
phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, đơn đặt hàng giảm từ 35% đến 50%. Cùng với đó, giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, DN bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh tốn khó khăn dẫn đến thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động (VASEP, 2020).
Trong khi đó, lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ cũng bị ngưng trệ khiến tiêu thụ thủy sản của phân khúc này giảm đáng kể, kéo theo giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên trong các tháng cuối năm 2020, xuất khẩu thủy sản đã nhanh chóng vực dậy và đạt được mức tăng trưởng dương.
Bước qua năm 2021, diễn biến của dịch COVID-19 tại thị trường trong và ngoài nước, cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, triển vọng của xuất khẩu thủy sản ở những tháng cuối năm vẫn được dự báo tăng trưởng tốt (VASEP, 2021).