3.2. Thực trạng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ
3.2.5.2. Những hạn chế
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam. Ngành thủy sản đang phải đối mặt với thuế bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn tại Hoa Kỳ: Ngày 25/11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thơng báo về việc quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá Tra nhập khẩu vào Mỹ. Từ tháng 9/2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ và các tài liệu chứng minh về chương trình an tồn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo yêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ sẽ không được xuất khẩu (Tạ Hà, 2015). Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ còn khoảng 2-3 doanh nghiệp lớn do thuế chống bán phá giá quá cao (Hồng Châu, 2018). Thuế chống bán phá giá lần thứ 12 (POR 12) tăng cao tới 25.39% gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp Việt (Trung Chánh, 2018).
85
Các qui định Thẻ vàng IUU từ EU tạo ra rào cản cho mặt hàng thủy sản vào thị trường này: quy định của của cộng đồng châu Âu cấm các sản phẩm xuất nhập khẩu tại thị trường này nếu “khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định”. Quy định này nhằm đảm bảo: (1) chỉ các sản phẩm hải sản được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc nước xuất khẩu chứng thực là hợp pháp mới được nhập khẩu vào hay xuất khẩu từ EU, (2) danh sách các tàu khai thác IUU sẽ được cập nhật thường xuyên, các tàu. Ngày 25/10/2017, EU chính thức ban hành cảnh báo thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam. Kết quả cuộc kiểm tra từ ngày 15- 24/05/2018, EU tiếp tục gia hạn cảnh báo thẻ vàng dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực của ngành thủy sản Viêt Nam và sẽ tiếp tục xem xét vào tháng 01/2019. Trong thời gian bị phạt thẻ vàng IUU, hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu sẽ gặp một vài bất lợi: Các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đăc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU (Phạm Anh, 2017).
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản thiếu thông tin về cung cầu thị trường và dễ gặp rủi ro. Nhất là đối với thị trườngTrung Quốc, trong những năm gần đây trở thành thị trường lớn và quan trọng thứ 4 của Việt Nam, có mức tăng trưởng NK cao. Tuy nhiên, thị trường này hay biến động, bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản XK sang thị trường này phần lớn là dạng nguyên liệu giá trị thu về thấp.
Một số mặt hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam như cá ngừ, mực bạch tuộc bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU của EU do không đảm bảo về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đánh bắt.
Việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như tôm sú sinh thái, cá tra, tôm thẻ, nghêu…gắn với chỉ dẫn xuất sứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả. Các hoạt động triển lãm, quảng bá, XTTM, xúc tiến đầu tư còn thiếu
86
chuyên nghiệp, thiếu nguồn đầu tư, thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Đây là các điểm yếu cần được khắc phục thơng qua q trình liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong các vùng sản xuất trên cả nước.
Ngành thủy sản đang phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ sau khi các FTA Việt Nam tham gia có hiệu lực: tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành và nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi và các cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh canh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Indonesia...) ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại.
Nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu chưa được đảm bảo về chất lượng do khâu giám sát chất lượng chưa chặt chẽ. Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín tồn bộ qui trình nguồn ngun liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản ln là bài tốn nan giải cho các doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành thủy sản vẫn còn hạn chế. Hiện trong nước có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%. Hiện tại, thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là độc quyền của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như khơng có thị phần (VASEP, 2021).
87
Tóm tắt chương 3
Nội dung chương 3 luận án đã trình bày khái quát về thực trạng ngành thủy sản và phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến nay. Trong phần này, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê và mơ hình hóa từ các dữ liệu riêng lẻ để phân tích hiện trạng và dự báo những triển vọng về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Có thể thấy rằng, Việt Nam có ngành NTTS và khai thác thủy sản phát triển mạnh, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho chế biến thủy sản xuất khẩu (cá tra, tôm, hải sản biển). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS và khai thác hản sản. Cộng thêm nguồn tài nguyên tái tạo độc đáo, Việt Nam có các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới như tôm, cá tra (top 3 thế giới về xuất khẩu cá tra năm 2017 (Nông nghiệp Việt Nam, 2020)).
Hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho phát triển NTTS, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành Thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng phát triển mạnh mẽ. Các hội, hiệp hội NTTS, khai thác thủy sản chế biến thủy sản xuất khẩu ngày càng phát triển. Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế thế giới (hiệp định song phương, đa phương) mức độ tự do hóa thương mại đang được cải thiện, giúp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. KHCN còn yếu kém, chậm trễ. Chất lượng đầu vào phục vụ cho NTTS chưa ổn định, chưa tốt. Nên ảnh hưởng đến đầu vào cho CBTS xuất khẩu. Sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, file, chưa phát triển mạnh hàng giá trị gia tăng. Liên kết dọc trong chuỗi sản xuất và chế biến tiêu thụ thủy sản chưa bền vững. Nguyên liệu thức ăn NTTS chưa chủ động, phụ thuộc vào Doanh nghiệp FDI ảnh hưởng đến chi phí ngun liệu thủy sản xuất khẩu. Khó khăn từ nợ xấu của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay gặp
88
khó khăn, lãi suất cao. Rào cản kỹ thuật, thương mại đối với thủy sản xuất khẩu trên thị trường thủy sản quốc tế. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước yếu, nguy cơ bị các cơng ty nước ngồi lấn sân chiếm lĩnh thị phần từ đầu vào phục vụ cho NTTS, dẫn đến gia tăng chi phí nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
89
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Sau khi phân tích thực trạng của ngành thủy sản Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu được trình bày trong khung lý thuyết nghiên cứu để nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong nội dung chương này, tác giả cũng phân tích tác động của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng ngành thủy sản. Kỷ thuật nghiên cứu tác giả sử dụng là ước lượng mơ hình bình phương nhỏ nhất hiệu chỉnh hồn tồn FMOLS và ước lượng mơ hình vec tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Về bản chất, cả hai mơ hình này đều xử lý được các vấn đề nội sinh bằng cách bổ sung thành phần hiệu chỉnh sai số, và đều được sử dụng trộng rãi để ước lượng mối quan hệ ngắn hạn cũng như dài hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Qua phần tổng quan tài liệu nghiên cứu ở chương 2, cả hai mơ hình này đều rất phù hợp trong việc sử dụng số liệu theo thời gian xem xét mối quan hệ của xuất khẩu của một ngành cụ thể đến tăng trưởng của ngành đó hoặc tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương này nhằm bổ sung thêm cơ sở để đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.