Thực trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2000 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 79 - 82)

3.2. Thực trạng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ

3.2.1. Thực trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2000 đến nay

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải Quan (2021), tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 8,4 tỷ USD, tăng gấp 5,6 lần so với năm 2000, bình quân tăng trưởng 9,7%/năm. Trong giai đoạn 2000-2010, XK thủy sản Việt Nam tăng nhanh cả về giá trị lẫn sản lượng. Trong đó sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần đưa ngành thủy sản phát triển thần tốc với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1,48 tỷ USD năm 2000 lên 4,95 tỷ USD năm 2010, tăng trưởng 12,8%/năm. Sản phẩm thủy sản đã xuất khẩu sang 163 nước và vùng lãnh thổ. EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường chính. Từ sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, XK thủy sản của Việt Nam bắt đầu gặp nhiều khó khăn, cho nên giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4 %/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2000-2010 (Hình 3.4).

Nhìn vào biểu đồ hình 3.4 ta thấy, tình hình xuất khẩu thủy sản một số năm có sự biến động là các năm 2009, 2010, 2015, 2019, 2020:

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu nhiều rào cản và khó khăn lớn do các nước nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu sụt giảm đáng kể do bị truyền thơng bơi bẩn hình ảnh; thị trường Nga bắt đầu lệnh cấm cá tra Việt Nam từ cuối năm 2008 (Ngô Thế Hiển, Vũ Thi Chi, Trần Thị Thu Hường, 2010). Do vậy, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm hơn 5% so với năm 2008.

Năm 2010, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tốt hơn. Các thị trường chủ lực lâu đời như Mỹ, EU, Nhật Bản dần phục hồi. Thông tin sai lệch về các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được điều chỉnh và sáng tỏ, giúp sản lượng xuất khẩu tăng trở lại và nhiều cơ hội xâm chiếm các thị trường khác. Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2%... Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản

68

Việt Nam (Trí Quang, 2010). Sản lượng xuất khẩu thủy sản năm 2010 đã tăng 18,4% so với 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,034 tỷ USD.

Hình 3.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2000-2020

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,6 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 giảm sâu hơn so với các năm trước đó là sự mất giá của đồng Euro so với đồng Đô la Mỹ, làm giảm kim ngạch xuất khẩu vào EU, một thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Nguyễn Thị Hải Yến, Mai Nguyên Ngọc & Vũ Hoàng Nam, 2018).

Đến năm 2019, cả nước còn khoảng 300 cơ sở CBTS đủ điều kiện ATVSTP xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường quốc tế và tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Trong đó có 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU, với 235 cơ sở chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, có cơng suất chế biến 1.276.644 tấn/năm. Tồn vùng đã có 62 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, công suất 2.874.872 tấn/năm; 17 cơ sở chế biến bột cá công suất 57.777 tấn/năm. Các nhà máy chế biến phân bố theo

1.481.82 2.02 2.2 2.41 2.73 3.363.76 4.514.264.95 6.11 6.16 6.73 7.87 6.6 7.02 8.358.7768.57 8.4 0.0% 23.0% 11.0% 8.9%9.5% 13.3% 23.1% 11.9% 19.9% -5.5% 16.2% 23.4% 0.8% 9.3% 16.9% -16.1% 6.4% 18.9% 5.1% -2.3%-2.0% -20% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 tỷ U SD năm

69

các vùng nguyên liệu, hình thành chủ yếu các cụm chế biến thủy sản theo cụm vệ tinh các sản phẩm thủy sản chủ lực: cụm chế biến hải sản, cụm chế biến tôm, cụm chế biến các sản phẩm cá tra, cụm chế biến nước mắm (Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2020).

Tuy nhiên, giữa những bất lợi vì thuế chống bán phá giá cao, thẻ vàng IUU và giá trung bình XK giảm, sản lượng XK thủy sản của Việt Nam năm 2019 đã không đạt kế hoạch đề ra (chỉ đạt gần 8,6 tỷ USD), giảm 2,5% so với năm 2018. Hai sản phẩm thủy sản nuôi chủ lực là tôm và cá tra đều giảm với mức tương ứng 7,1% và 8,5% so với năm trước, các mặt hàng hải sản cũng bị giảm mạnh ở XK mực, bạch tuộc. Bù lại, cá ngừ, các loại cá biển khác và hải sản khác vẫn giữ tăng trưởng dương nên kéo lại phần nào tỷ lệ sụt giảm trong tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước. XK sang thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Australia và Canada đều giảm, trong khi XK sang Nhật Bản, Trung Quốc và các thị trường khác trong top 10 thị trường lớn nhất vẫn tăng so với năm trước.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 8,4 tỷ USD, giảm 2,3 % về trị giá so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Trong đó xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Mỹ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,4%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%; EU đạt 1,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%. Thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất là Nga tăng 31,9%; thị trường giảm mạnh nhất là Thái Lan giảm 15,6%. Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi thành cơng trong việc kiểm sốt Covid-19, nhờ vậy mà hoạt động sản xuất, xuất khẩu tơm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các thị trường nguồn cung đối thủ. Các doanh nghiệp tôm cố gắng vừa duy trì sản xuất, linh hoạt chuyển hướng thị trường, tận dụng thời cơ, nhờ đó, giá trị xuất khẩu sang một trường lớn tăng trưởng dương khả quan như: Mỹ tăng 33%; EU tăng 6,1%; Hàn Quốc tăng 3,3%; Anh tăng 20,1% so với năm 2019. (Tổng cục Thống kê, 2021)

Với những yếu tố tích cực từ thị trường cùng với những lợi thế mà Việt Nam sẽ có được thơng qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), VASEP dự báo xuất

70

khẩu thủy sản năm 2021 sẽ đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10% so với 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam đang tiếp tục thuận lợi khi nhu cầu trên thế giới vẫn đang tăng lên trong khi nhiều nước sản xuất vẫn đang gặp khó khăn vì Covid-19. Tính riêng, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7 năm 2021 ước đạt 800 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,92 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, chiếm 57,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại hầu hết các thị trường ngoại trừ thị trường Trung Quốc (- 9,2%).

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát trở lại từ tháng 4/2021 đến nay, đã ảnh hưởng đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, thị trường cá tra nguyên liệu trong nước tháng 7 năm 2021 chững lại và tôm nguyên liệu Đồng bằng sơng Cửu Long gặp khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cán cân thương mại thủy sản là một trong hai nhóm hàng có cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm thủy sản thặng dư 3,1 tỷ USD, tăng 12,3%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm cịn lại đều đang ở trạng thái thâm hụt như nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 2,72 tỷ USD; nông sản thâm hụt 2,44 tỷ USD. Đây là một thành công của ngành thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)