3.2. Thực trạng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ
3.2.3. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây được chia thành 6 nhóm hàng chính: tơm các loại, cá tra, cá ngừ, cá các loại khác, nhuyễn thể và cua ghẹ và các loại giáp xác khác.
71
Bảng 3.1: Cơ cấu sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020
Đơn vị tính: Ngàn tấn Năm Tổng Cua ghẹ và các giáp xác khác Tôm các
loại Cá tra Cá ngừ Nhuyễn thể Cá các loại
Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng 2010 5.127 1,5 77 41,1 2.107 25,2 1.292 7,6 390 6,1 313 18,5 948 2011 5.200 2,1 109 43,2 2.246 24,5 1.274 7,2 374 6,3 328 16,7 868 2012 5.700 1,3 74 42,8 2.440 25,5 1.454 7 399 6,1 348 17,3 986 2013 5.800 1,5 87 41,8 2.424 26,2 1.520 6,8 394 5,9 342 17,8 1.032 2014 6.300 0,5 32 42,1 2.652 26,2 1.651 6,6 416 7,1 447 17,5 1.103 2015 6.500 2,5 163 40,8 2.652 25,2 1.638 8,6 559 4,9 319 18,8 1.170 2016 6.800 2,3 156 41,8 2.842 24,5 1.666 8 544 7,1 483 16,3 1.108 2017 7.300 2,5 183 41,6 3.037 24 1.752 8,5 621 7,6 555 16,8 1.153 2018 7.700 2,4 185 41,7 3.211 25,1 1.933 7,4 570 7,4 570 17 1.232 2019 5.600 1,4 78 42,7 2.391 24,1 1.350 8,4 470 6,4 358 18 952 2020 8.400 2,1 176 44,5 3.730 17,7 1.500 7,7 640 8,0 670 19,9 1.668
(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021)
Nhìn vào số liệu trong Bảng 3.1 trên đây cho thấy, trong số 6 nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính thì mặt hàng tơm các loại, cá tra và cá các loại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong đó, mặt hàng tơm các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2010-2020, XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất. Giá trị XK tôm tăng gấp hơn 8 lần từ 2,107 tỷ USD lên 3,73 tỷ USD năm, chiếm tỷ lệ trong tổng TS ngày càng gia tăng: từ 41,1% đến 44,5%. XK cá tra 1,292 tỷ USD lên 1,5 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ trong tổng xuất khẩu giảm từ
72
25,2% đến năm 2020 còn 17,7%%. Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là sản phẩm cá tra của Việt Nam gặp một số khó khăn ở các thị trường Châu Âu và Mỹ, như việc Châu Âu thắt chặt việc kiểm soát dư lượng chlorate trong sản phẩm cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, hay việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam năm 2019. Cua ghẹ và nhuyễn thể có tỷ trọng xuất khẩu khiêm tốn hơn cả.
Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam tới hầu hết các thị trường lớn ở Châu Âu đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát tốt trong giai đoạn đầu năm, góp phần quan trọng khiến hoạt động nuôi trồng và chế biến xuất khẩu ổn định, thuận lợi hơn. Nguyên nhân thứ hai là do các sản phẩm tơm của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trước nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Một nguyên nhân nữa là nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu tôm của EU tăng trở lại trong giai đoạn nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid- 19 tại thị trường trong và ngoài nước từ cuối tháng 4 đến nay, cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước.