3.2. Thực trạng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ
3.2.3.1. Mặt hàng tôm mặn lợ
Diện tích, sản lượng ni tơm
Tơm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh thành và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn ở nước ta gồm 2 lồi: Tơm sú (lồi bản địa) và tơm thẻ chân trắng. Tơm thẻ chân trắng phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt khu vực ven biển miền Trung, xuất hiện nhiều mơ hình ni tơm thể chân trắng cơng nghiệp thu được năng suất và hiệu quả cao.
Năm 2020, diện tích ni thả tơm đạt 742.483 ha, bằng 104,2% so với năm 2019, trong đó, diện tích ni tơm sú 629.065 ha, tơm thẻ chân trắng 113.418 ha; sản lượng thu hoạch đạt 900.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Do khống
73
chế được dịch bệnh vào các tháng cuối năm, nên kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019 (VASEP, 2021)
Mặc dù, tôm sú là tôm bản địa, được phát triển sớm hơn so với tôm thẻ chân trắng, song năng suất ni chưa cao, tỷ lệ mơ hình ni cơng nghiệp còn rất thấp, chỉ chiếm 5,98% tổng diện tích ni tơm sú. Ngồi ra, khu vực ĐBSCL cịn phát triển mơ hình tơm sú-lúa và tôm sú-rừng với quy mô rất lớn. Năm 2019, diện tích ni theo 2 mơ hình này khu vực ĐBSCL đạt 258.127ha, chiếm 40,3% tổng diện tích ni tơm sú của cả nước (Phân viện KT&QHTSPN, 2020).
Tôm mặn-lợ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu 6 nhóm hàng xuất khẩu chính và đây là mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.
Năm 2019, cả nước có gần 200 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu tôm với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn sản phẩm/năm (Vasep, 2020). Các nhà máy tập trung tại một số tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đây được xem là vùng trọng điểm của ngành thủy sản cả nước và cũng là vùng đóng góp sản lượng cũng như KNXK các mặt hàng thủy sản đứng đầu trong những năm qua.
Ngồi ra, cả nước có trên 350 cơ sở chun và khơng chun chế biến tôm với công suất trên 1,4 triệu tấn sản phẩm/năm, vượt so với nhu cầu chế biến nguyên liệu trong nước. Các nhà máy chế biến tôm hiện nay chỉ hoạt động khoảng 40-50% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ, quy hoạch nhà máy chưa đồng bộ với quy hoạch vùng nguyên liệu. Đây là những điểm hạn chế do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực.
Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ 2000 – 2020, xuất khẩu tơm của Việt Nam tăng trưởng bình quân 8,6%/năm (Hình 3.5 ). Nhưng giai đoạn 2000 – 2010 xuất khẩu tôm tăng trưởng khá tốt, đạt trung bình 12,4%/năm, cao hơn so với giai đoạn từ 2011 – 2020 (chỉ đạt 4%/năm). Đáng chú ý nhất là các năm 2012, 2015 và khoảng 3 năm từ 2017-2019, xuất khẩu tơm gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
74
Hình 3.5: Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021
Năm 2012, tơm Việt nhận khó khăn đầu tiên sau nhiều năm. Năm 2012, lần đầu tiên XK tôm của Việt Nam giảm 6,6% do hàng loạt các rào cản kỹ thuật được tạo ra ở nhiều nước nhằm gây khó khăn cho tơm Việt trong đó có rào cản Ethoxyquin từ Nhật Bản. Không chỉ vậy, năm 2012 cũng ở chính giữa thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, qua đó nhu cầu tiêu thụ tơm thế giới giảm mạnh. Một nguyên nhân nữa khiến giá trị xuất khẩu tôm năm 2012 giảm chính là dịch bệnh EMS đã tác động không nhỏ đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Xuất khẩu tôm năm 2015 đạt gần 3 tỷ USD; giảm 25,5%. Trong năm 2015, giá xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhu cầu nhập kaaur từ các thị trường chính khơng tăng. Giá tôm thế giới giảm mạnh từ 15-20% do chênh lệch cung cầu ở thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Năm 2015 là một năm không thuận lợi của ngành tơm Việt Nam. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trên cả nước, thị trường XK khó khăn và biến động tỷ giá tiền tệ làm cho tôm Việt Nam bị cuốn trong vịng xốy giảm giá. Năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 93 thị trường với tổng kim ngạch xuất khẩu 3,85 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2016, ngành tôm Việt Nam đã tạo ra
-30% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Chart Title
75
cột mốc mới về sản xuất, xuất khẩu đồng thời chuyển mạnh sang nuôi trồng bền vững nhằm tạo đà cho việc chiếm lĩnh các thị trường trong các năm tiếp theo
Tuy nhiên năm 2018 lại là một năm đầy khó khăn khi tổng kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt 3,55 tỷ USD, giảm 7,8% so với năm 2017. Nguyên nhân bởi nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn như Mỹ, Canada giảm do bão tuyết, tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc và EU ở mức cao. Giá tơm trong nước trong q 2/2018 có lúc giảm 20-30% cũng ảnh hưởng tới nguồn cung và nhu cầu thị trường và giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, cuối năm 2018, giá tôm thế giới giảm xuống mức thấp nhất. Nguồn cung từ các nước sản xuất tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tăng, tôm tồn kho tại Mỹ cao, nên tôm Việt Nam không thể xuất mạnh sang thị trường này.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, điển hình là tình trạng các lơ hàng nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh bị trả về trong các năm qua chưa được cải thiện. Trong năm 2018, đã có khoảng 80 lơ hàng thủy sản của Việt Nam bị EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp đơi trong năm 2017.
Ngồi ra, lượng tồn kho của Ấn Độ, Ecuador và Indonesia cũng tăng đáng kể vì Trung Quốc siết chặt vấn đề tơm xuất khẩu đường tiểu ngạch qua biên giới. Mặt khác, trong năm 2018 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang 4 thị trường chính đều giảm trong đó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh nhất 28%, Nhật Bản giảm 9,2%. Xuất khẩu tôm sang sang EU và Mỹ cũng giảm lần lượt 2,8% và 3,3%. Chỉ riêng xuất khẩu sang Hàn Quốc và Canada tăng nhẹ, lần lượt 1% và 3,5% so với năm 2017. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Sang năm 2019, xuất khẩu tôm đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2018 và không đạt mục tiêu đề ra 4 – 4,2 tỷ USD. Trong năm 2019, sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh quyết liệt với Ấn Độ và Indonesia do các nước này được mùa tôm, giá xuất khẩu rất cạnh tranh gây khó cho con tơm Việt Nam. Ngồi ra, do những bất lợi vì thuế chống bán phá giá cao cộng với việc
76
Việt Nam bị treo thẻ vàng IUU và giá trung bình xuất khẩu tơm giảm làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. 4 thị trường xuất khẩu tôm chủ lực, gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, trong đó có 2 thị trường tăng là Mỹ và Trung Quốc, 2 giảm là EU và Nhật Bản.
Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản suy giảm về giá trị, nhưng xuất khẩu tôm năm 2020 vẫn đạt 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam tới thị trường EU đạt 29,6 nghìn tấn với trị giá 255,7 triệu USD, tăng 25,2% về lượng và tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, dự báo ngành tơm sẽ cịn tăng trưởng mạnh hơn với kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt 4 - 4,4 tỷ USD.